Vai trò, trách nhiệm của Viện kiểm sát trong thủ tục giám đốc thẩm theo Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam năm

Một phần của tài liệu Căn cứ tiến hành thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam và vai trò, trách nhiệm của Viện Kiểm sát trong thủ tục giám đốc thẩm vụ việc dân sự (Trang 65)

đốc thẩm theo Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004

Có thể nhận thấy rằng, quá trình phát triển của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam luôn bao hàm nội dung điều chỉnh vai trò của VKS trong lĩnh vực này. Chính xác là thẩm quyền của VKS trong tố tụng dân sự luôn biến động một cách mạnh mẽ theo hướng ngày càng bị thu hẹp. Nghiên cứu quy định của Điều 21 BLTTDS cho thấy, về mặt nguyên tắc, so với Luật Tổ chức VKSND năm 2002 và các văn bản pháp luật tố tụng trước đây, chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự của VKS tiếp tục được khẳng định và không thay đổi nhưng phạm vi tham gia phiên tòa và thẩm quyền cụ thể của VKS trong tố tụng dân sự đã có nhiều sửa đổi, bổ sung khác trước: Thứ nhất, phạm vi tham gia phiên tòa của VKS chỉ giới hạn đối với những vụ án do Tòa án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại (về việc thu thập chứng cứ đó) của Tòa án, các việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (được quy định tại Phần thứ V và Phần thứ VI của BLTTDS), các vụ án và các việc dân sự mà VKS kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án (theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm). Cụ thể là đối với các phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự, VKS không tham gia 100% các phiên tòa như tinh thần quy định của Điều 21 Luật tổ chức VKSND năm 2002 nữa. Đối với các phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự, VKS cũng không tham gia 100% các phiên tòa mà chỉ tham gia phiên tòa trong trường hợp VKS kháng nghị phúc thẩm hoặc đã tham gia sơ thẩm vụ án đó (khoản 2 Điều 264); hoặc trong trường hợp sau phiên tòa sơ thẩm đương sự có đơn khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của Tòa án cấp phúc thẩm; thứ hai, VKS không

kiểm sát việc lập hồ sơ của Tòa án; thứ ba, VKS không thực hiện thẩm quyền khởi tố vụ án dân sự là thẩm quyền đã được quy định cho Viện công tố và VKS trong 34 năm từ 1950 đến 2004; thứ tư, VKS không tự mình đi xác minh thu thập chứng cứ thay cho đương sự (chỉ trong trường hợp cần thiết để thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm, VKS mới có quyền yêu cầu các bên đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng); thứ năm, VKS không yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; và thứ sáu, VKS không làm văn bản phản đối biên bản hòa giải thành của các bên đương sự theo như quy định trong các Pháp lệnh trước đây.

Như vậy, BLTTDS mặc dù vẫn tiếp tục khẳng định chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự của VKS nhưng đã thay đổi phương thức thực hiện chức năng này. VKS chủ yếu phải tập trung kiểm sát các bản án, quyết định giải quyết và xử lý vụ việc dân sự của Tòa án để góp phần bảo đảm các quyết định này có căn cứ và hợp pháp; trong trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật, VKS được thực hiện các quyền: quyền yêu cầu, quyền kiến nghị và quyền kháng nghị nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật.

Trong thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự, vai trò, trách nhiệm của VKS lại không hề có sự thay đổi từ khi xuất hiện thủ tục này, ngay cả khi nó chưa được thể hiện dưới hình thức vật chất là các quy phạm pháp luật cụ thể. Cho dù việc đề cao nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự đã hạn chế sự tham gia của VKS vào các quan hệ tố tụng dân sự nói chung nhưng VKS vẫn luôn có vai trò quan trọng trong thủ tục giám đốc thẩm với các thẩm quyền: Kháng nghị các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm; Tham gia phiên tòa giám đốc thẩm nhằm mục đích bảo vệ kháng nghị và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án trong việc giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục này.

Một phần của tài liệu Căn cứ tiến hành thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam và vai trò, trách nhiệm của Viện Kiểm sát trong thủ tục giám đốc thẩm vụ việc dân sự (Trang 65)