Thẩm quyền của Viện kiểm sát trong việc tham gia phiên tòa giám đốc thẩm

Một phần của tài liệu Căn cứ tiến hành thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam và vai trò, trách nhiệm của Viện Kiểm sát trong thủ tục giám đốc thẩm vụ việc dân sự (Trang 71)

hợp kháng nghị giám đốc thẩm của Chánh án TANDTC tại Hội đồng giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TANDTC. Quy định này chưa phù hợp với thực tiễn, cần được nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung.

2.1.2.2. Thẩm quyền của Viện kiểm sát trong việc tham gia phiên tòa giám đốc thẩm tòa giám đốc thẩm

Đối với các vụ án giám đốc thẩm do tính chất đặc biệt phải xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nên VKS phải có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ và tham gia tất cả các phiên tòa giám đốc thẩm. Đương sự và những người tham gia tố tụng khác có liên quan chỉ được tham gia phiên

tòa trong trường hợp Tòa án "xét thấy cần thiết" (Điều 292 BLTTDS). Trong mọi trường hợp, Kiểm sát viên tham dự phiên tòa đều phải đưa ra kết luận về quyết định kháng nghị giám đốc thẩm trước khi Hội đồng giám đốc thẩm thảo luận và phát biểu ý kiến của họ về việc giải quyết vụ án (Khoản 1, 2 Điều 295 BLTTDS) và phát biểu quan điểm của VKS về việc giải quyết vụ án trước khi Hội đồng giám đốc thẩm biểu quyết (khoản 3 Điều 295 BLTTDS).

Qua nghiên cứu các quy định của BLTTDS về thẩm quyền tham gia phiên tòa giám đốc thẩm của VKS, tôi cho rằng cần xem xét thêm một số vấn đề sau đây:

Một là, nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi tham gia tố tụng tại phiên tòa giám đốc thẩm hiện nay mới chỉ được pháp luật quy định rất chung tại Điều 295 mà chưa phân biệt các trường hợp VKS tham gia phiên tòa khi có kháng nghị của Viện trưởng VKS hoặc kháng nghị của Chánh án Tòa án để xây dựng các quy định về thủ tục phiên tòa cho phù hợp. Quy định đại diện VKS phát biểu ý kiến của VKS về quyết định kháng nghị là không phù hợp trong trường hợp phiên tòa giám đốc thẩm được mở trên cơ sở kháng nghị của VKS bởi quan điểm của VKS đã được trình bày trong kháng nghị rồi. Hơn nữa, Điều 295 BLTTDS về thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm đã có quy định sau khi khai mạc phiên tòa, một Thẩm phán, thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm trình bày bản thuyết trình trong đó đã có nội dung kháng nghị nên việc trình bày lại về quyết định kháng nghị của đại diện VKS tại phiên tòa là không cần thiết.

Hai là, các quy định về việc thay đổi, bổ sung, rút quyết định kháng nghị giám đốc thẩm tại phiên tòa chưa được quy định cụ thể, nhất là các quy định về điều kiện, thẩm quyền, thủ tục, hậu quả pháp lý... của việc thay đổi, bổ sung, rút quyết định kháng nghị giám đốc thẩm.

Một phần của tài liệu Căn cứ tiến hành thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam và vai trò, trách nhiệm của Viện Kiểm sát trong thủ tục giám đốc thẩm vụ việc dân sự (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)