Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về căn cứ tiến hành thủ tục giám đốc thẩm dân sự

Một phần của tài liệu Căn cứ tiến hành thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam và vai trò, trách nhiệm của Viện Kiểm sát trong thủ tục giám đốc thẩm vụ việc dân sự (Trang 73)

hành thủ tục giám đốc thẩm dân sự

Những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật về căn cứ tiến hành thủ tục giám đốc thẩm dân sự như đã phân tích tại phần 2.1.1 chính là nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện hoạt động kháng nghị giám đốc thẩm của người có thẩm quyền. Việc không cho phép các đương sự có quyền kháng cáo, không quy định ràng buộc trách nhiệm của người khiếu nại giám đốc thẩm đối với khiếu nại mà họ đưa ra nhưng lại ràng buộc trách nhiệm trả lời của người có quyền kháng nghị cho người, cơ quan, tổ chức đã khiếu nại khiến các cơ quan VKS, Tòa án hàng ngày phải đối mặt với việc giải quyết số lượng khổng lồ các đơn khiếu nại giám đốc thẩm trong khi quyền tự định đoạt của đương sự, nguyên tắc cơ bản hàng đầu của tố tụng dân sự, vẫn được đánh giá là bị vi phạm nghiêm trọng. Cùng với quy định về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm không rõ ràng, còn xem xét cả vấn đề đánh giá chứng cứ đã khiến cho thủ tục giám đốc thẩm ở Việt Nam vừa xa lạ với pháp luật các nước trên thế giới và thông lệ quốc tế, vừa phức tạp vừa không minh bạch, hoàn toàn không có lợi cho chính pháp nhân, thể nhân nước ta khi tham gia vào các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Trong 4 năm (2005-2008), mỗi năm ngành Tòa án và ngành Kiểm sát kháng nghị trung bình 867 vụ án, năm sau cao hơn năm trước trung bình 160 vụ, đặc biệt là số vụ bị kháng nghị năm 2008 cao gần gấp hai lần số vụ bị kháng nghị năm 2005, thể hiện qua Bảng 2.1 sau đây:

Năm Số vụ án bị kháng nghị giám đốc thẩm

2005 594

2006 858

2007 942

2008 1.077

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác ngành Kiểm sát nhân dân các năm 2006, 2007, 2008.

Những con số trên đây cho thấy nỗ lực không ngừng của các cơ quan Tòa án và VKS trong việc phát hiện những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật nghiêm trọng để khắc phục. Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, đây là kết quả không thực sự đáng mừng bởi nó phản ánh thực trạng công tác kháng nghị giám đốc thẩm còn quá nhiều vấn đề bất hợp lý.

Thứ nhất, bởi số vụ án bị kháng nghị chỉ chiếm khoảng trên dưới 10% số vụ án có đơn khiếu nại, đề nghị giám đốc thẩm mà các cơ quan Tòa án và VKS phải xem xét, giải quyết nên với tình trạng đơn đề nghị giám đốc thẩm tới TANDTC và VKSNDTC ngày một gia tăng, từ chục nghìn đơn hàng năm và cứ tiếp tục sức ép theo chu kỳ cứ khoảng 10 năm hoặc ngắn hơn số vụ án có đơn khiếu nại, đề nghị giám đốc thẩm lại tăng lên gấp đôi (trong khi đó số cán bộ Kiểm sát và Tòa án cho hoạt động giải quyết đơn khiếu nại, đề nghị giám đốc thẩm không thể bổ sung cho phù hợp), đã tạo ra tình trạng quá tải chưa có biện pháp giải quyết triệt để và thỏa đáng các loại việc này khi đưa ra các quyết định hoãn thi hành án và quyết định kháng nghị giám đốc thẩm. Kháng nghị giám đốc thẩm và hoãn thi hành án ngày càng nhiều thì càng tỏ ra "thiếu" và "không đầy đủ" so với lượng đơn đã nhận được. Trước tình hình đó, đã dẫn đến biện pháp xác định một số loại đơn được ưu tiên xem xét trư- ớc: như đơn có đề nghị của Tòa án, VKS địa phương thỉnh thị, đề nghị xét kháng nghị giám đốc thẩm; đơn do các cơ quan và lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các tổ chức xã hội, tổ chức tôn giáo… gửi đến đề nghị xem

phương tiện truyền thông đăng tải và đề nghị xem xét v.v… Những loại việc này được xác định là "đơn bức xúc". Nhưng những vụ việc đó có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hơn so với các đơn khác còn lại để mà được xem xét trước hay không thì chưa có cơ sở khẳng định. Tình trạng đó đã dẫn đến cán bộ lãnh đạo và nghiệp vụ ở các cơ quan tư pháp cao nhất thực hiện các hoạt động này không khác gì mấy ở "cấp huyện" [23, tr. 14]. Sức ép của các đơn đề nghị xem xét giám đốc thẩm đã đẩy các cơ quan tư pháp ở cấp cao nhất, thậm chí cả Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội vào sự vụ.

Thứ hai, tuy số lượng các vụ án được kháng nghị giám đốc thẩm là rất ít so với số vụ án có đơn khiếu nại, đề nghị giám đốc thẩm nhưng hoạt động kháng nghị trên thực tế lại bị đánh giá là "tràn lan, thiếu căn cứ". Đó là do quy định về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm còn được vận dụng một cách tùy nghi, phụ thuộc vào sự nhận thức, đánh giá chủ quan của người có thẩm quyền kháng nghị và của các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm nên nhiều bản kháng nghị, nhiều quyết định giám đốc thẩm chưa có ý nghĩa là khuôn mẫu, hướng dẫn cho hoạt động giải quyết án dân sự, hoặc chưa giải quyết được một tình trạng áp dụng pháp luật. Có tình trạng trong một vụ án dân sự có nhiều lần kháng nghị giám đốc thẩm của VKS và Tòa án mà chưa được xem xét cẩn trọng khiến cho vụ án phải xử đi xử lại nhiều lần, gây lãng phí tốn kém cho hoạt động của các cơ quan tư pháp, thậm chí đau khổ cho các bên đương sự.

Nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định của BLTTDS về từng căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, người viết nhận thấy rằng mỗi căn cứ được quy định trong BLTTDS thực chất là một dạng vi phạm pháp luật được khái quát từ rất nhiều các hình thức vi phạm cụ thể. Người kháng nghị thực hiện việc kháng nghị giám đốc thẩm dựa trên sự đánh giá của mình về tính chất nghiêm trọng của từng vi phạm cụ thể này, tác động của nó đối với tính có căn cứ và tính hợp pháp của phán quyết. Sau đây là một số trường hợp vi phạm có thể dẫn đến bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm:

* Một là, về căn cứ "Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án".

Ví dụ 1: Vụ án "Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất"

Nguyên đơn: Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp may thêu thời trang Trang Anh Vĩnh (gọi tắt là Công ty Trang Anh Vĩnh) do ông Lê Quang Nghĩa, Giám đốc, ủy quyền cho ông Dương Đức Trung, Phó Giám đốc đại diện. Trụ sở: Số 1075/1 khu phố 1, phường Thạnh Xuân, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bị đơn: Công ty trách nhiệm hữu hạn thủy tinh Vĩnh Ký (gọi tắt là Công ty Vĩnh Ký) do ông Dương Mạnh, Giám đốc đại diện. Trụ sở: 205/10 Âu Cơ, phường 5, quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.

Căn cứ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ kiện, Chánh án TANDTC nhận thấy:

Ngày 28/6/2001, Công ty Vĩnh Ký ký hợp đồng chuyển nhượng cho Công ty Trang Anh Vĩnh 42.175 m² đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số D 08020800 do Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Sông Bé cấp cho Công ty Vĩnh Ký ngày 18/2/1995, trong đó có 10.000 m² là đất xây dựng nhà máy, 32.175 m² là đất nông nghiệp. Bên mua đã đặt cọc 3 tỷ đồng. Điều 4 của Hợp đồng có nêu điều kiện hai bên thỏa thuận phạt cọc: "Nếu không mua thì mất cọc, nếu không bán thì bị phạt gấp đôi. Nếu Nhà nước không chấp nhận mua bán chuyển quyền sử dụng đất thì bên bán trả lại toàn bộ tiền cho bên mua trong vòng 2 ngày. Nếu bên mua chấp nhận chờ đợi phía Nhà nước cho phép thì bên mua có quyền đợi". Ngày 25/7/2001, hai bên tới Sở Địa chính tỉnh Bình Dương làm thủ tục thì được biết 10.000 m² đất không được sử dụng vào mục đích xây dựng nhà máy như trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

nữa. Như vậy, bên bán không vi phạm các điều kiện đã thỏa thuận về phạt cọc nên Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm phạt cọc đối với bên bán là không đúng.

Bị đơn xác nhận rằng từ năm 1996 đã biết 10.000 m² đất không còn sử dụng được vào mục đích xây dựng nhà máy nhưng khi ký hợp đồng đã gian dối không thông báo rõ tình trạng đất cho nguyên đơn. Sau khi nguyên đơn biết rõ tình trạng đất, bị đơn không trả lại tiền cọc ngay mà đến 18/12/2001 mới đề nghị trả lại tiền cọc là có lỗi, làm cho bên mua bị thiệt hại. Lẽ ra Tòa án phải buộc Công ty Vĩnh Ký bồi thường thiệt hại cho Công ty Trang Anh Vĩnh với thiệt hại được tính theo lãi suất nợ quá hạn cộng với gốc do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm xét xử sơ thẩm, nếu Công ty Trang Anh Vĩnh không chứng minh được thiệt hại nào khác.

Bởi các lẽ trên, Chánh án TANDTC đã kháng nghị Bản án phúc thẩm số 314/DSPT ngày 11/12/2002 của Tòa Phúc thẩm TANDTC tại Thành phố Hồ Chí Minh theo thủ tục giám đốc thẩm (Quyết định số 26/KNDS ngày 22/5/2003).

Ví dụ 2: Vụ án "Đòi tài sản" giữa:

Nguyên đơn: Ông Dương Thanh Nhàn, sinh năm 1976. Trú tại: Vĩnh Tường 2, xã Châu Phong, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang.

Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Chạm, sinh năm 1962. Trú tại: Vĩnh Tường 1, xã Châu Phong, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang.

Căn cứ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ kiện, VKSNDTC xét thấy:

Về đất: Trong quá trình giải quyết bà Chạm luôn cho rằng đất đang tranh chấp do ông Bửu, ông Trí, ông Nhàn mua chung và ông Trần Sơn Thùy cán bộ địa chính xã Châu Phong xác nhận (bút lục 53, 54). Ngay lúc đầu ông Bửu yêu cầu cấp giấy chứng nhận riêng rẽ cho 3 người ông Bửu, ông Nhàn, ông Trí.

Sau khi có án phúc thẩm, ngày 21/3/2005 UBND huyện Tân Châu có Công văn số 47/CV-UB xác định: Khi đến đăng ký, ông Bửu (chồng bà Chạm) có yêu cầu phân chia để phần ai thì đăng ký tên riêng nhưng do thời điểm này đăng ký cấp đại trà, người đến đăng ký lại đông nên không thể đo đạc phân chia được, ảnh hưởng đến thời gian đăng ký, do đó yêu cầu anh em cử ra một người đại diện đứng tên, việc này đã thể hiện rõ trên hai biên bản đo đạc, xác định ranh giới sử dụng đất (Biên bản thứ nhất: ông Bửu đứng tên sử dụng đất; Biên bản thứ hai: ông Nhàn đứng tên người sử dụng đất, ông Bửu ký tên người giáp ranh).

Như vậy, qua hai biên bản trên đã xác định giữa ông Nhàn và ông Bửu có sự tự thỏa thuận với nhau để phân chia phần đất có tranh chấp, do sơ suất cán bộ địa chính xã không đi đo đạc, phân chia mà lại giao hết toàn bộ diện tích đất này cho ông Nhàn đứng tên đăng ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó, UBND huyện Tân Châu cấp giấy cho ông Nhàn là chưa chính xác. Về tài sản trên đất, ông Nhàn thừa nhận toàn bộ việc san nền, xây dựng nhà đều do ông Bửu tiến hành nhưng về tiền thì do ông Nhàn đưa cho nhưng không có tài liệu nào chứng minh việc đưa tiền này, trong khi đó, bà Chạm không thừa nhận. Đồng thời, bà Chạm đã xuất trình một quyển sổ (bút lục 101) mà bà cho đó là chữ của ông Bửu, trong đó ghi chép toàn bộ tiền chi phí để mua đất, san nền, cất nhà hết 94.839.500 đồng và ông Trí, ông Nhàn đưa 46.500.000 đồng tiền mặt và 3 lượng 5 chỉ vàng.

Bản án phúc thẩm công nhận toàn bộ đất và tài sản trên đất thuộc quyền sử dụng và sở hữu của ông Nhàn là không phù hợp.

Bởi các lẽ trên, Viện trưởng VKSNDTC đã kháng nghị Bản án dân sự phúc thẩm số 427/DSPT ngày 22/10/2004 của TAND tỉnh An Giang theo thủ tục giám đốc thẩm (Quyết định số 115/QĐ-KNGĐT-V5 ngày 30/12/2005).

là việc Tòa án đánh giá chứng cứ không đúng, không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án dẫn đến việc ra quyết định sai trái. Kết luận trong bản án, quyết định bị coi là không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án nếu như:

- Kết luận trong bản án hoặc quyết định không dựa trên cơ sở những chứng cứ tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa dẫn đến việc kết luận trái với nội dung chứng cứ.

- Không xem xét những tình tiết có ý nghĩa quan trọng đối với kết luận của vụ án. (Đó là những tình tiết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự phải được xem xét tại phiên tòa, nếu thiếu nó thì chưa đủ căn cứ để giải quyết vụ án).

- Có những mâu thuẫn giữa các chứng cứ có ý nghĩa cơ bản đối với vụ án nhưng trong bản án Tòa án không nêu lên được những căn cứ để Tòa án chấp nhận chứng cứ này mà bác bỏ chứng cứ kia.

* Hai là, về căn cứ "Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng"

Đây là loại vi phạm rất đa dạng và phổ biến. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có văn bản chính thức nào của cơ quan có thẩm quyền giải thích như thế nào là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng cần phải giám đốc thẩm. Thực tiễn kháng nghị và xét xử giám đốc thẩm các vụ án dân sự trong thời gian qua cho thấy những vi phạm thủ tục tố tụng được coi là có tính chất nghiêm trọng nếu nó ảnh hưởng hoặc có khả năng ảnh hưởng đến việc giải quyết đúng đắn vụ án.

Ví dụ 1: Vụ kiện "Tranh chấp di sản thừa kế"

Nguyên đơn:

- Bà Huỳnh Ngọc Thu, sinh năm 1955. Trú tại Tổ 1, Thanh Hòa, xã Thanh Lương, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước.

- Ông Huỳnh Minh Nhựt, sinh năm 1961. Trú tại Tổ 21, Phú Thuận, thị trấn An Lộc, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước.

- Bà Huỳnh Ngọc Sương, sinh năm 1970, định cư tại Mỹ.

Bị đơn: Ông Nguyễn Văn Rớt, sinh năm 1944 và bà Trần Thị Mới, sinh năm 1945. Cùng trú tại Tổ 4, Thanh Lương, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước.

Về nguồn gốc căn nhà cấp 4 trên diện tích 145 m² đất tọa lạc tại ấp Thanh Hòa, xã Thanh Lương, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước được khai là do ông Huỳnh Văn Trung (bố đẻ ông Rớt, bà Thu, ông Nhựt, bà Sương) mua năm 1993. Ngày 03/6/1994, ông Trung chết, không có di chúc, di sản do ông Nhựt quản lý.

Ngày 02/8/1996, các thừa kế của ông Trung gồm bà Bông (vợ ông Trung), ông Rớt, bà Thu, ông Nhựt, anh Mỹ (cháu ông Trung) lập "Bản cam kết về việc trông coi nhà đất làm nơi thờ phụng" có nội dung: Giao cho ông Rớt căn nhà 12m x 7,5m trên thửa đất 97 m² và một số vật dụng; Giao cho anh Mỹ 58,5 m² đất. Các tài sản trên không được chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, nếu ông Rớt, anh Mỹ không trông coi tiếp thì gia đình sẽ giao cho người khác. Bản cam kết được UBND xã Thanh Lương xác nhận.

Năm 1997, ông Rớt tự kê khai là đất được cha cho và xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngày 01/7/1998, ông Rớt được UBND huyện Bình Long cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng 80 m² đất. Năm 2000, ông Rớt, bà Mới (vợ ông Rớt) đã đổi nhà đất di sản do ông bà quản lý lấy 7.182 m² đất và 150 nọc tiêu tại tổ 4 ấp Phố Lố, xã Thanh Lương của vợ chồng ông Đô, bà Bích và được ông Đô, bà Bích trả thêm 5,1 cây vàng. Ông Đô, bà Bích đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với diện tích 80 m² đất nêu trên.

Một phần của tài liệu Căn cứ tiến hành thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam và vai trò, trách nhiệm của Viện Kiểm sát trong thủ tục giám đốc thẩm vụ việc dân sự (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)