Vai trò, trách nhiệm của Viện kiểm sát (Viện công tố) trong thủ tục giám đốc thẩm dân sự theo pháp luật của một số quốc gia theo

Một phần của tài liệu Căn cứ tiến hành thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam và vai trò, trách nhiệm của Viện Kiểm sát trong thủ tục giám đốc thẩm vụ việc dân sự (Trang 47)

thủ tục giám đốc thẩm dân sự theo pháp luật của một số quốc gia theo truyền thống luật lục địa

Cộng hòa Pháp

Để tìm hiểu vai trò, trách nhiệm của Viện công tố Cộng hòa Pháp trong thủ tục phá án, cần tìm hiểu vai trò, trách nhiệm của Viện công tố trong tố tụng dân sự nước này. Vị trí, vai trò Viện công tố Pháp trong tố tụng dân sự chủ yếu được quy định trong Bộ luật tổ chức Tòa án Pháp năm 1958, Bộ luật dân sự Pháp và BLTTDS Pháp (Bộ luật dân sự Pháp được ban hành lần đầu năm 1804, BLTTDS Pháp được ban hành lần đầu năm 1806. Cả hai Bộ luật này đang có hiệu lực thi hành và được sửa đổi, bổ sung nhiều lần cho đến ngày hôm nay). Nhìn chung, theo quy định của Bộ luật tổ chức Tòa án Pháp, Bộ luật dân sự Pháp và pháp luật tố tụng, Viện công tố Pháp có thể tham gia vào việc giải quyết các vụ việc dân sự (theo nghĩa rộng) với tư cách là đại diện cho lợi ích chung, bảo đảm sự tuân thủ pháp luật và bảo vệ trật tự công. Trong tố tụng dân sự, BLTTDS Pháp quy định: "Viện công tố có thể tham gia tố tụng như một bên đương sự chính hoặc tiến hành tố tụng để bảo đảm việc tuân thủ pháp luật. Viện công tố đại diện cho người khác trong những trường hợp pháp luật quy định" (Điều 421). "Viện công tố chủ động tham gia tố tụng trong những trường hợp do pháp luật quy định" (Điều 422); và "Ngoài những

trường hợp đó, Viện công tố có quyền can thiệp để bảo vệ trật tự công khi có những hành vi xâm phạm trật tự công" (Điều 423). Trong tố tụng thương mại, ví dụ như đối với thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, Viện công tố giữ vai trò bảo vệ trật tự kinh tế, bảo đảm sự chấp hành pháp luật và việc làm của những người làm công ăn lương.

Trong tố tụng dân sự, theo quy định của Bộ luật dân sự Pháp và BLTTDS Pháp, Viện công tố có thể tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc với hai tư cách: thứ nhất, với vai trò đại diện cho lợi ích chung, bảo vệ trật tự công, Viện công tố Pháp tham gia tố tụng với tư cách là bên chính tố (tức với tư cách như một bên đương sự chính, mà theo cách gọi của ta là với tư cách người tham gia tố tụng); thứ hai, với vai trò bảo đảm sự tuân thủ pháp luật, và vì lợi ích của luật, Viện công tố Pháp tham gia tố tụng với tư cách là bên phụ tố (mà theo cách gọi của ta là cơ quan tiến hành tố tụng hoặc người tiến hành tố tụng).

Với tư cách là bên chính tố (như một bên đương sự), Viện công tố có thể tự mình khởi kiện (khởi tố) vụ án dân sự hoặc tham gia tố tụng với tư cách bị đơn đại diện cho Nhà nước khi bị kiện. Trong trường hợp này, Viện công tố là một bên đương sự thông thường trong vụ án dân sự và có đầy đủ quyền, nghĩa vụ như các bên khác (kể cả quyền kháng cáo tái thẩm, kháng cáo theo thủ tục phá án - giám đốc thẩm). Theo quy định của Bộ luật dân sự Pháp, các trường hợp Viện công tố tự mình khởi kiện (khởi tố) vụ án dân sự là tương đối đa dạng. Ví dụ, Viện công tố có thể tự mình: khởi kiện (khởi tố) để yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật (Điều 184, 191); khởi kiện để yêu cầu dỡ bỏ một công trình xây dựng không có giấy phép; khởi kiện để yêu cầu Tòa án tước quyền của cha mẹ đối với con của họ (Điều 378-1)…

Ngoài ra, với tư cách là bên chính tố (như một bên đương sự), Viện công tố cũng có thể tham gia vào các việc dân sự. Trong trường hợp này,

theo quy định của Bộ luật dân sự Pháp, Viện công tố có thể tự mình đưa ra yêu cầu tuyên bố một người mất tích hay là đã chết (Điều 88, 122); đưa ra các yêu cầu có liên quan đến lợi ích của người bị suy đoán mất tích (Điều 117); đưa ra yêu cầu Tòa án giao đứa con cho người thứ ba chăm sóc, nuôi dưỡng (Điều 289, 373-3, 374-1); đưa ra yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp hỗ trợ giáo dục đối với vị thành niên chưa có quyền tự lập trong trường hợp nếu sức khỏe, sự an toàn hoặc đạo đức của vị thành niên đó trong tình trạng báo động hoặc trong trường hợp nếu các điều kiện giáo dục bị tổn hại nghiêm trọng (Điều 375); đưa ra yêu cầu Tòa án chỉ định người quản lý di sản thừa kế (Điều 812); đưa ra yêu cầu Tòa án quyết định việc mở giám hộ đối với người thành niên cần được giám hộ một cách liên tục trong đời sống dân sự (Điều 493)…

Với tư cách là bên phụ tố (là cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng) nhằm bảo đảm sự tuân thủ pháp luật, vì lợi ích của luật, Viện công tố có quyền kháng nghị theo thủ tục phá án và tham gia tố tụng để cho ý kiến về việc áp dụng pháp luật trong một vụ việc dân sự đang được giải quyết tại Tòa án, sau khi được Tòa án thông báo về vụ việc dân sự đó. Đối với các trường hợp được thông báo, Viện công tố phải đưa ra ý kiến kết luận của mình về mặt pháp luật cũng như về mặt thực tế (về các tình tiết vụ việc). Tuy nhiên, Viện công tố không nhất thiết phải tham dự phiên tòa mà có thể gửi bản phát biểu kết luận viết cho Tòa án. Trong trường hợp tham dự phiên tòa, với tư cách là bên phụ tố (là cơ quan tiến hành tố tụng, là người tiến hành tố tụng), Viện công tố phát biểu cuối cùng.

Về thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phá án của Viện công tố trong tố tụng dân sự, tại Điều 618-1 BLTTDS Pháp quy định: Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa Phá án có quyền kháng nghị phá án trước Tòa Phá án vì lợi ích của luật và yêu cầu Viện công tố bên cạnh Tòa án đã ra bản án tống đạt kháng nghị cho các bên. Thư ký Tòa án tống đạt kháng nghị của Viện công tố bằng thư bảo đảm có yêu cầu xác nhận. Thời hạn kháng nghị phá án theo quy

định tại Điều 612 BLTTDS Pháp là hai tháng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đối với những bản án xét xử vắng mặt thì thời hạn kháng nghị phá án tính từ ngày hết hạn kháng án vắng mặt.

Liên bang Nga

Trong tố tụng dân sự, VKS Liên bang Nga có vị trí, vai trò tương đối đặc trưng. Tính đặc trưng này thể hiện ở chỗ: VKS không thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động xét xử vụ việc dân sự của Tòa án, VKS tham gia tố tụng để bảo đảm vị thế tối thượng của luật, củng cố và tăng cường tính thống nhất của pháp chế (tức vì lợi ích của luật), đồng thời VKS hướng tới Tòa án như một phương tiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của những đối tượng mà sự vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp ấy có ảnh hưởng nghiêm trọng về phương diện xã hội. Điều 45 BLTTDS Liên bang Nga (BLTTDS Liên bang Nga được Đuma quốc gia (tương đương Hạ nghị viện) thông qua ngày 23 tháng 10 năm 2002 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 2 năm 2003) đã quy định:

1. Kiểm sát viên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của công dân, của tập hợp người không xác định, lợi ích của Liên bang Nga, chủ thể Liên bang Nga, các tổ chức tự quản địa phương. Kiểm sát viên chỉ khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của công dân trong trường hợp công dân đó không thể tự mình khởi kiện vì lý do sức khỏe, tuổi tác, không có năng lực hành vi hoặc vì những lý do chính đáng khác.

2. Khi khởi kiện Kiểm sát viên có quyền và nghĩa vụ tố tụng như nguyên đơn, trừ quyền hòa giải và nghĩa vụ trả lệ phí. Trong trường hợp Kiểm sát viên rút đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích của người khác thì việc giải quyết vụ án vẫn tiếp tục nếu nguyên đơn hoặc người đại diện của nguyên đơn không rút

đình chỉ vụ án nếu điều đó là không trái pháp luật hoặc không vi phạm đến quyền và lợi ích của những người khác.

3. Với mục đích thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Kiểm sát viên tham gia tố tụng và phát biểu kết luận đối với những vụ án liên quan đến việc buộc đi ở nơi khác, yêu cầu khôi phục việc làm, yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do bị xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe, hoặc trong những trường hợp khác do Bộ luật này và luật liên bang quy định [20].

Theo quy định của Điều 45 BLTTDS Liên bang Nga, có hai hình thức tham gia của Kiểm sát viên trong tố tụng dân sự:

Thứ nhất, Kiểm sát viên tham gia tố tụng dân sự với tư cách là người khởi động các thủ tục xét xử sơ thẩm, chống án, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm bằng việc đệ đơn khởi kiện, đơn kháng kiện (đơn đề nghị chống án, đơn đề nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm) đối với bản án, quyết định không có căn cứ của Tòa án. Có ba loại việc dân sự mà Kiểm sát viên có thể khởi kiện, đó là:

- Loại việc dân sự liên quan trực tiếp đến lợi ích của Liên bang Nga, chủ thể Liên bang Nga, các tổ chức tự quản địa phương.

- Loại việc dân sự liên quan trực tiếp đến quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của công dân trong trường hợp công dân đó không thể tự mình khởi kiện vì lý do sức khỏe, tuổi tác, không có năng lực hành vi hoặc vì những lý do chính đáng khác. Ví dụ, theo quy định của luật liên bang "Bộ Luật Hôn nhân và gia đình Liên bang Nga", Kiểm sát viên có quyền khởi kiện: yêu cầu hủy hôn nhân trái pháp luật (Điều 28); yêu cầu tước bỏ hoặc hạn chế quyền của cha mẹ (Điều 70, 73); yêu cầu tuyên bố thỏa thuận cấp dưỡng vi phạm quyền, lợi ích của người được cấp dưỡng (Điều 102); yêu cầu hủy bỏ việc nhận nuôi con nuôi (Điều 142).

- Loại việc dân sự liên quan trực tiếp đến quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của tập hợp người không xác định. Chẳng hạn, Kiểm sát viên có quyền khởi kiện cơ sở công nghiệp nào đó do hoạt động của cơ sở này đã xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của nhiều người hoặc làm ô nhiễm môi trường; hoặc Kiểm sát viên cũng có quyền khởi kiện văn bản pháp quy trái luật đã xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của tập hợp một số người nào đó…

Thứ hai, Kiểm sát viên tham gia vào tiến trình tố tụng (do người khác khởi kiện) và phát biểu kết luận đối với những vụ án liên quan đến việc buộc đi ở nơi khác, yêu cầu khôi phục việc làm, yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do bị xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe. Ngoài ra, Kiểm sát viên còn tham gia và phát biểu kết luận về vụ án trong những trường hợp khác do Bộ luật này và luật liên bang quy định. Ví dụ, theo quy định của BLTTDS Liên bang Nga, Kiểm sát viên còn có quyền tham gia phiên tòa và phát biểu kết luận đối với những vụ án như: giải quyết đơn yêu cầu bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật (Điều 252); giải quyết đơn yêu cầu bảo vệ quyền bầu cử và quyền tham gia trưng cầu dân ý của công dân Liên bang Nga (Điều 260); giải quyết đơn yêu cầu nhận nuôi con nuôi (Điều 273); giải quyết đơn yêu cầu công nhận công dân bị mất tích hoặc là đã chết (Điều 278); giải quyết đơn yêu cầu hạn chế năng lực hành vi của công dân, thừa nhận người không có năng lực hành vi, hạn chế hoặc tước quyền của người chưa thành niên từ 14 đến 18 tuổi trong việc tự định đoạt thu nhập của mình (Điều 284); giải quyết đơn yêu cầu tuyên bố người chưa thành niên có năng lực hành vi đầy đủ (Điều 288); giải quyết đơn yêu cầu buộc công dân chữa bệnh tại bệnh viện tâm thần hoặc gia hạn thời hạn bắt buộc chữa bệnh đối với công dân bị rối loạn thần kinh (Điều 304)…

Về vị trí, vai trò VKS Liên bang Nga trong giai đoạn phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, theo quy định mới của BLTTDS Liên bang Nga, VKS Liên bang Nga không thực hiện thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm như trước đây nữa. Thay vào đó, Tổng kiểm sát trưởng Liên

và cấp phó của họ chỉ có quyền đưa ra văn bản đề nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm đối với những trường hợp có Kiểm sát viên tham gia tố tụng tại phiên tòa dưới hai hình thức nêu trên. Đứng về mặt tố tụng, quyền đề nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của VKS có "vị trí" pháp lý tương đương với quyền kháng cáo phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của các bên đương sự. Và vì thế, cũng giống như đơn kháng cáo giám đốc thẩm, tái thẩm của đương sự, đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của VKS không đương nhiên dẫn tới việc mở phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm mà phải trải qua một thủ tục tố tụng "riêng và đặc biệt" do Tòa án cấp giám đốc thẩm, tái thẩm tiến hành nhằm kiểm tra, xem xét việc kháng cáo giám đốc thẩm, tái thẩm hay việc đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đó có cơ sở hay không rồi mới quyết định việc mở phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm.

Trung Quốc

Trong tố tụng dân sự, vị trí, vai trò VKS Trung Quốc được biểu hiện trên hai phương diện chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, nhân danh lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng để khởi kiện vụ án dân sự. Theo quy định tại Điều 77, 78 Luật tố tụng hình sự Trung Quốc (được Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc thông qua ngày 17 tháng 3 năm 1996 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1997) và theo hướng dẫn của Bản giải thích của TAND tối cao Trung Quốc "Về một số vấn đề chấp hành Luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa", nếu tài sản quốc gia, tài sản tập thể bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây nên, mà cơ quan, tổ chức bị thiệt hại không tự đề xuất khởi kiện dân sự, VKSND có thể quyết định việc khởi kiện dân sự kèm theo cùng với việc đưa ra cáo trạng buộc tội. Việc khởi kiện dân sự sẽ được xét xử đồng thời với vụ án hình sự. Trong trường hợp cần thiết (ví dụ như trường hợp mà ngay một lúc khó xác định tổn thất vật chất người bị hại phải gánh chịu hoặc trường hợp đương sự chưa thể tới tham dự phiên tòa…), thì để tránh việc kéo dài quá mức thời gian xét xử vụ án hình sự, việc khởi kiện dân sự kèm theo có thể do cùng một Hội

đồng xét xử tiếp tục giải quyết sau khi xét xử xong phần hình sự. Nếu thành viên nào đó của Hội đồng xét xử không thể tiếp tục tham gia xét xử, thì có thể thay thế. Khi Tòa án giải quyết vụ án dân sự kèm theo, ngoài việc áp dụng Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, còn cần phải áp dụng các quy định liên quan của Luật dân sự, Luật tố tụng dân sự; còn Kiểm sát viên tham gia vào quá trình giải quyết vụ án có quyền, nghĩa vụ tương tự như nguyên đơn, trừ quyền hòa giải và nghĩa vụ nộp các lệ phí tố tụng.

Thứ hai, thực hiện chức năng giám sát pháp luật trong tố tụng dân sự thông qua hoạt động kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Luật tố tụng dân sự Trung Quốc cũng như trong Bản giải thích của TANDTC, đối với cơ quan VKS, không có quy định cụ thể về chức danh của những người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm. Điều này có thể hiểu, trong tố tụng dân sự Trung Quốc, không chỉ Viện trưởng, Phó Viện trưởng mà có thể cả Kiểm sát viên

Một phần của tài liệu Căn cứ tiến hành thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam và vai trò, trách nhiệm của Viện Kiểm sát trong thủ tục giám đốc thẩm vụ việc dân sự (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)