Quản lý thuế đƣợc xem nhƣ là một trong những nội dung quan trọng của quản lý tài chính Nhà nƣớc. Tùy theo yêu cầu của Nhà nƣớc trong từng giai đoạn cụ thể mà các quốc gia có thể đặt ra các mục tiêu khác nhau khi tiến hành quản lý thuế. Tuy nhiên, nhìn chung quản lý thuế và cải cách quản lý thuế TNCN thƣờng nhằm đạt đƣợc các mục tiêu cơ bản sau:
Thứ nhất: quản lý thuế TNCN đảm bảo nguồn thu từ thuế phải đƣợc tập trung một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời cho ngân sách quốc gia.
Đảm bảo nguồn thu từ thuế là mục tiêu quan trọng hàng đầu của công tác quản lý thuế. Tuy nhiên, không có nghĩa là Nhà nƣớc cần tăng thu thuế bằng mọi giá để đảm bảo nhu cầu của mình, và cải cách thuế cũng không có nghĩa là đƣa ra các biện pháp để tăng thu thuế. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, một tỷ lệ thu thuế hợp lý và ổn định sẽ tăng tính cạnh tranh và kích thích nền kinh tế phát triển hiệu quả, đồng thời, có thể đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc. Để đạt đƣợc mục tiêu này, mỗi quốc gia phải xây dựng cho mình một hệ thống chính sách thuế khoa học, một tỷ lệ động viên hợp lý và đi kèm
Comment [A3]: Nêu rõ tỷ trọng đó là bao nhiêu để chứng minh lời nói. Có thể dung bảng nêu con số trog 5 năm lại đây
với nó là các biện pháp quản lý hiệu quả và phù hợp với điều kiện tình hình thực tế.
Thứ hai: quản lý thuế TNCN phải nhằm nâng cao tính hiệu quả và tính hiệu lực của quản lý nói chung.
Tính hiệu quả trong quản lý thuế cùng với việc xem xét về khía cạnh “khoảng cách tuân thủ” còn phải xem xét đến khía cạnh chi phí quản lý thuế đối với ĐTNT cũng nhƣ đối với cơ quan thuế. Chi phí quản lý thuế bao gồm chi phí tuân thủ pháp luật về thuế và các chi phí thu và nộp thuế. Nâng cao tính hiệu quả của quản lý thuế ở một khía cạnh nào đó chính là tiết kiệm chi phí tuân thủ luật thuế của các tổ chức, cá nhân nộp thuế và tối thiểu hóa chi phí quản lý thu thuế của cơ quan thuế sao cho hoạt động thu nộp thuế đƣợc tiến hành một cách trôi chảy nhất. Chi phí trực tiếp của cơ quan thuế bao gồm các chi phí duy trì hoạt động của cơ quan thuế. Yêu cầu đặt ra là quản lý thuế phải xây dựng, tổ chức bộ máy thuế gọn nhẹ, quy trình, thủ tục thu thuế phải đơn giản, rõ ràng; đội ngũ công chức thuế làm việc có năng suất và chất lƣợng cao.
Thứ ba: quản lý thuế TNCN phải có tác động tích cự đến sự phát triển kinh tế, đảm bảo nuôi dƣỡng nguồn thu, phát huy vai trò tích cực của hệ thống thuế trong đời sống kinh tế - xã hội.
Khi Nhà nƣớc đánh thuế tất yếu dẫn đến những ảnh hƣởng đến thu nhập, tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tƣ trong xã hội. Tùy theo mức độ phù hợp của chính sách và biện pháp quản lý thuế mà ảnh hƣởng đó có thể là tích cực hay tiêu cực đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu khi tiến hành cải cách quản lý thuế là lựa chọn, áp dụng các biện pháp phù hợp để phát huy tính tích cực của hệ thống thuế, đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định, đảm bảo công bằng xã hội. Có quản lý tốt mới đảm bảo công bằng cho các ĐTNT khi thực hiện nghĩa vụ của mình, đồng thời, nó cũng là cơ sở để thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài nhằm tăng trƣởng kinh tế.
Thứ tư: quản lý thuế TNCN phải đảm bảo sự tuân thủ pháp luật, giảm thiểu đƣợc các hành vi vi phạm pháp luật và phản ánh kịp thời các yêu cầu của xã hội, các bất cập trong chính sách để có sự điều chỉnh kịp thời.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính tuân thủ cao thì hệ thống chế tài pháp luật quy định nó phải chuẩn mực. Vì vậy, khi tiến hành cải cách quản lý thuế cũng đồng thời phải xây dựng một kênh thông tin để hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế, đảm bảo sự phù hợp và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Để đạt đƣợc các mục tiêu nêu trên, quản lý thuế TNCN cần tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản sau:
Nguyên tắc tập trung dân chủ: Hệ thống thuế đƣợc kết hợp bởi nhiều sắc thuế, các sắc thuế có mỗi quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau những lại nhằm những mục tiêu nhất định. Quản lý thuế TNCN với những đặc trƣng riêng, nhằm đạt đƣợc những mục tiêu riêng nhƣng không ngoài những mục tiêu chung của cả hệ thống thuế. Vì vậy, rất cần phải có sự quản lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ để thuận tiện cho công tác quản lý, để đảm bảo công bằng cho tất cả các ĐTNT. Cụ thể, việc cấp MST phải đƣợc thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc; quy trình quản lý thuế TNCN phải đƣợc thực hiện một cách thống nhất, có sự phối hợp chặt chẽ với việc thực hiện các loại thuế khác và có sự tham gia của cả bộ máy quản lý; cách thức xử lý các hành vi vi phạm cũng nhƣ việc khen thƣởng phải đƣợc công khai, dân chủ… Thực hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ trong quản lý thuế TNCN đƣợc coi là quan trọng nhất, là tiền đề để đạt đƣợc các mục tiêu đã đặt ra.
Nguyên tắc công khai minh bạch: Thu thuế là một hoạt động tài chính của Nhà nƣớc có tác động rất lớn đến thu nhập, tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tƣ của ĐTNT. Vì vậy, công khai minh bạch trong quản lý thuế là một trong những nguyên tắc hết sức quan trọng nhằm phát huy đƣợc vai trò kiểm tra, kiểm soát của nhân dân, hạn chế đƣợc tiêu cực phát sinh trong ngành thuế và các chủ thể nộp thuế. Quán triệt nguyên tắc này trong quản lý thu thuế có
nghĩa là tận dụng trí tuệ của nhân dân trong việc tham gia góp ý xây dựng chính sách thuế, hỗ trợ các biện pháp thu thuế, đồng thời, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho các ĐTNT hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nƣớc. Việc công khai những nội dung này một mặt giúp giảm nhẹ công việc cho cán bộ thuế trong việc giải thích, xử lý các vi phạm, ngƣợc lại, do hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của mình, các ĐTNT sẽ thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, đồng thời, có thế kiểm soát hoạt động của các cán bộ thuế.
Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả: nguyên tắc này đặt ra một yêu cầu quan trọng, đó là việc quản lý thuế phải đạt đƣợc số thu lớn nhất trong một mức chi phí thấp nhất có thể. Chi phí cho việc thực hiện, vận hành hệ thống thuế bao gồm cả chi phí của bộ máy quản lý thuế và chi phí tuân thủ của các ĐTNT. Khi hệ thống thuế càng phức tạp thì chi phí vận hành càng lớn và ngƣợc lại, khi hệ thống kế toán đƣợc thực hiện tốt chi phí quản lý thuế sẽ giảm. Vì vậy, nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả phải đƣợc quán triệt ngay từ khi xây dựng chính sách thuế TNCN sao cho đơn giản, dễ thực hiện và tiếp tục đƣợc duy trì trong quá trình thực hiện chính sách đó.
Nguyên tắc phù hợp, đồng thuận: Đây thực sự là một nguyên tắc quan trọng trong quản lý nói chung, quản lý thuế TNCN nói riêng. Do thuế TNCN có mối quan hệ trực tiếp đến lợi ích của từng ngƣời dân, nên bất kỳ một thay đổi hay một quy định nào cũng cần đƣợc sự ủng hộ của dân chúng và đƣợc sự chỉ đạo thống nhất của các cơ quan quản lý. Bên cạnh đó, việc thực thi chính sách thuế phải dựa trên nền tảng vật chất và nguồn lực con ngƣời nhất định, phù hợp với thực tiễn và điều kiện kinh tế, xã hội của quốc gia trong giai đoạn đó để đảm bảo tính khả thi và việc quản lý đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.