Những hạn chế của việc quản lý thuế Thu nhập cá nhân tại tỉnh Lâm Đồng

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập cá nhân trường hợp tỉnh Lâm Đồng (Trang 100)

do Văn phòng Cục thuế quản lý là 87.438 triệu đồng, đạt 51,4% tổng thu Ngân sách nhà nƣớc về thuế thu nhập cá nhân, chiếm tỷ trọng cao nhất trong toàn ngành thuế tỉnh Lâm Đồng. Tiếp theo là CCT Thành phố Đà Lạt thu 25.012 triệu đồng đạt 14,7%. Đơn vị có số thu thuế thu nhập cá nhân thấp nhất là CCT huyện Đạ Tẻh thu 371 triệu đồng, đạt 0,2% trong tổng thu ngân sách về thuế thu nhập cá nhân.

2.3.2 Những hạn chế của việc quản lý thuế Thu nhập cá nhân tại tỉnh Lâm Đồng tỉnh Lâm Đồng

- Do đặc thù tỉnh Lâm Đồng có số lƣợng dân tộc thiểu số khá đông, thuộc nhiều bộ tộc khác nhau, họ định cƣ ở nhiều vùng khác nhau của tỉnh do đó việc tuyên truyền phổ biến về chính sách thuế cũng nhƣ việc quản lý đối tƣợng thu thuế đến các nguồn thu còn gặp nhiều khó khăn.

- Trong quá trình triển khai Luật thuế TNCN, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tƣ số 160/2009/TT-BTC ngày 12/8/2009 gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành… về việc miễn thuế

TNCN; theo đó, tất cả mọi cá nhân đều đƣợc miễn thuế TNCN tính trên phần thu nhập của 6 tháng đầu năm 2009, không phân biệt thời điểm chi trả thu nhập.

- Đối tƣợng của Luật thuế TNCN quản lý rộng, các thủ tục hành chính liên quan đến nhiều ngành nhiều cấp và phần lớn dân cƣ lại triển khai thực hiện đồng thời với việc thực hiện những biện pháp của Chính phủ nhằm chống suy giảm kinh tế trong đó có việc giãn nộp một số khoản thu thuế TNCN. Trong khi đó, nhận thức của cá nhân và những đơn vị có trách nhiệm kê khai các hồ sơ cấp mã số thuế chƣa cao; việc chƣa quy định việc cấp mã số thuế cá nhân cho các cá nhân phụ thuộc đã dẫn đến việc khó kiểm soát chính xác vấn đề giảm trừ gia cảnh cho ngƣời phụ thuộc; sự kiểm tra kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nƣớc còn có những hạn chế, việc phát hiện ngƣời nộp thuế kê khai sai là vấn đề rất khó khăn. Phƣơng thức thanh toán trong dân cƣ chủ yếu vẫn bằng tiền mặt, khó có thể tạo ra cơ chế kiểm soát thu nhập cá nhân một cách chính xác và hiệu quả. Đây là Luật thuế mới, đối tƣợng quản lý rộng nên cán bộ thuế dù đã đƣợc tập huấn, bồi dƣỡng song vẫn còn lúng túng trong việc triển khai thực hiện; việc áp dụng công nghệ thông tin đã đạt đƣợc rất nhiều thành tựu; nhƣng nhìn tổng thể vẫn chƣa theo kịp đƣợc chính sách thuế thu nhập cá nhân.

- Cá nhân có thu nhập từ kinh doanh nộp thuế theo phƣơng pháp khoán chƣa quen và quan tâm đến thủ tục đăng ký ngƣời phụ thuộc giảm trừ gia cảnh. Do đó cho dù cán bộ thuế đã hƣớng dẫn kê khai danh sách ngƣời phụ thụôc trong tờ khai thuế nhƣng việc đôn đốc các cá nhân này nộp hồ sơ chứng minh ngƣời phụ thuộc còn rất nhiều khó khăn và hạn chế.

- Việc tổ chức cho ngƣời lao động lập biểu đăng ký ngƣời phụ thuộc và nộp hồ sơ chứng minh ngƣời phụ thuộc đối với cá nhân có thu nhập từ 4 triệu đồng/tháng trở lên chƣa đƣợc các tổ chức chi trả thu nhập quan tâm thực hiện mặc dù đã đƣợc Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng và Cục Thuế tỉnh Lâm

Đồng có văn bản hƣớng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc các tổ chức chi trả thu nhập thực hiện. Một số doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực ngoài quốc doanh, việc kê khai đăng ký ngƣời phụ thuộc giảm trừ gia cảnh chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời lao động cũng nhƣ ảnh hƣởng đến công tác quyết toán thuế Thu nhập cá nhân của năm 2009.

- Về tỷ lệ thu nhập chịu thuế áp dụng đối với cá nhân kinh doanh thực hiện theo các Quyết định của Uỷ ban Dân tộc Miền núi thì Thành phố Đà Lạt thụôc khu vực địa bàn vùng cao, trong thực tế lại phát sinh những bất cập trong việc điều tiết về thuế của địa bàn Thành phố Đà Lạt hiện nay mặc dù Thành phố Đà Lạt đã đƣợc công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Lâm Đồng nhƣng tỷ lệ chịu thuế Thu nhập cá nhân lại bằng hoặc thấp hơn các huyện khác ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh Lâm Đồng là không phù hợp.

- Tại Lâm Đồng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh tuy có số lƣợng nhiều nhƣng hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ, có số lƣợng lao động ít và cá biệt có một số doanh nghiệp tƣ nhân hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, khách sạn nhà nghỉ không thuê mƣớn lao động mà chỉ sử dụng ngƣời trong gia đình; một số doanh nghiệp đƣợc thành lập để đƣợc duyệt dự án; chờ xin giấy phép khai thác tài nguyên khoáng sản chƣa hoạt động, chƣa thuê mƣớn lao động nên không kê khai đăng ký để cấp mã số thuế Thu nhập cá nhân cho ngƣời lao động do đó làm ảnh hƣởng đến tiến độ cấp mã số thuế tập trung cho cá nhân có thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công trên địa bàn.

- Phức tạp nhất là việc tính thuế đối với thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công, thuế thu nhập cá nhân đƣợc xác định trên cơ sở: thu nhập chịu thuế trừ (-) gia cảnh; trừ (-) các khoản nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm đối với ngành nghề bắt buộc; trừ (-) các khoản đóng góp quỹ từ thiện, nhân đạo, khuyến học nhân (x) với thuế suất (gồm 7 bậc theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần).

- Đối với thu nhập từ kinh doanh của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh có hai phƣơng pháp tính thuế: Phƣơng pháp thứ nhất áp dụng với hộ gia đình, cá nhân thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ thì thuế thu nhập cá nhân đƣợc xác định trên cơ sở doanh thu trừ (-) chi phí; trừ (-) gia cảnh; trừ (-) các khoản nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm đối với ngành nghề bắt buộc; trừ (-) các khoản đóng góp quỹ từ thiện, nhân đạo, khuyến học nhân (x) với thuế suất (gồm 7 bậc theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần). Phƣơng pháp thứ hai áp dụng với hộ gia đình, cá nhân chƣa áp dụng thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ thì thuế thu nhập cá nhân đƣợc xác định trên cơ sở: doanh thu ấn định, nhân (x) tỷ lệ thu nhập chịu thuế của từng ngành, nghề (quy định cho 6 khu vực), trừ (-) gia cảnh và các khoản giảm trừ khác; nhân (x) với thuế suất (gồm 7 bậc theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần).

Với việc quy định nhƣ trên, ngƣời nộp thuế rất khó khăn trong việc khai thuế, tính thuế, quyết toán thuế. Với hai phƣơng pháp tính thuế đối với một số khoản thu nhập không đảm bảo tính minh bạch, dễ phát sinh lợi dụng tiêu cực. Để quản lý loại thuế này, cơ quan thuế phải ban hành trên 40 thủ tục về thuế, tăng gánh nặng về thủ tục hành chính cho ngƣời dân.

- Việc quy định cụ thể về các khoản phụ cấp, trợ cấp đƣợc trừ không tính vào thu nhập chịu thuế đảm bảo chặt chẽ, tránh tùy tiện. Nhƣng trong quá trình thực hiện luật có nhiều khoản trợ cấp phát sinh không thuộc phạm vi tiền công, tiền lƣơng nhƣ: tiền trợ cấp tinh giản biên chế; tiền bồi thƣờng tai nạn lao động; trợ cấp của tổ chức kinh tế cho ngƣời lao động và thân nhân ngƣời lao động khám, chữa bệnh hiểm nghèo ... nếu không cho trừ khi xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lƣơng, tiền công là không hợp lý.

- Về tiêu thức xác định cá nhân cƣ trú còn bất cập giữa quy định của Luật thuế Thu nhập cá nhân và pháp luật về cƣ trú, về nhà ở. Mặc dù không dẫn đến tình trạng cá nhân là đối tƣợng cƣ trú của hai nƣớc bị đánh thuế trùng

và không làm tăng thêm số thuế thu đƣợc. Tuy nhiên, quy định này vẫn phát sinh thủ tục hành chính gây phiền toái cho ngƣời nộp thuế và phức tạp trong quản lý thu thuế và chƣa phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Về thuế đối với thu nhập từ chuyển đối đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đƣợc nhà nƣớc giao đất để sản xuất. Thực tế quản lý cho thấy có trƣờng hợp hộ gia đình, cá nhân đƣợc nhà nƣớc giao đất nông nghiệp hoặc nhận chuyển nhƣợng đất nông nghiệp để sản xuất nhƣng không trực tiếp sản xuất mà thuê ngƣời sản xuất nông nghiệp, nay chuyển đổi đất nông nghiệp có phát sinh thu nhập nhƣng không nộp thuế.

- Một số quy định về kê khai, quyết toán thuế quy định tại Luật thuế Thu nhập cá nhân còn chƣa phù hợp với thực tế nhất là đối với hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện nộp thuế khoán.

Ngoài ra, thực tế khi tiến hành thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thời gian qua còn cho thấy những bất cập khác, nhƣ:

- Chƣa kiểm soát đƣợc mọi nguồn thu nhập của từng cá nhân. Nguồn hình thành thu nhập cá nhân quá đa dạng và phức tạp. Đối với những khoản thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công thì cơ quan thuế có thể kiểm soát qua đơn vị trực tiếp chi trả thu nhập; nhƣng đối với các khoản thu nhập của các hộ kinh doanh cá thể, các cá nhân hành nghề độc lập, đặc biệt là đối với các đối tƣợng ca sỹ, nghệ sỹ,… thì cơ quan thuế khó có thể kiểm soát đƣợc một cách chính xác. Đối với thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công của cá nhân hành nghề tự do chƣa có biện pháp quản lý.

- Chƣa kiểm soát đƣợc việc cá nhân có nhà ở quy nhất. Việc cá nhân có 2 nhà ở trở lên khi kê khai chuyển quyền sử dụng đất ở, nhà ở đều có cam kết là một nhà ở duy nhất nhằm lách Luật để trốn thuế hiện nay còn khá phổ biến. - Hai khoản thu nhập từ chuyển nhƣợng bất động sản, nhận thừa kế và quà tặng là bất động sản và từ thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công là hai khoản thu nhập chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu thuế TNCN nhƣng vẫn còn

thất thoát lớn và chƣa có biện pháp quản lý tốt. Tình trạng gian lận trong kê khai hai khoản thu nhập này chƣa có biện pháp xử lý cụ thể: Đối với thu nhập từ chuyển nhƣợng thì giá ghi trên hợp đồng chuyển nhƣợng chỉ thấp hay bằng giá của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố ban hành, trong khi đó, giá quy định của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố rất thấp so với giá thị trƣờng.

- Mức giảm trừ cá nhân và giảm trừ cho ngƣời phụ thuộc theo Luật hiện hành là chƣa hợp lý, chƣa tính đến sự mất giá của đồng tiền. Theo thời giá hiện nay, việc quy định mức giảm trừ gia cảnh là 4 triệu đồng/ngƣời/tháng đối với cá nhân ngƣời nộp thuế và 1,6 triệu đồng/ngƣời/tháng đối với ngƣời phụ thuộc là chƣa đảm bảo cho đời sống tối thiểu của ngƣời lao động, nhất là ở đô thị. Một điểm chƣa hợp lý nữa là mức giảm trừ gia cảnh hiện nay không tính đến khu vực, có nghĩa là ở nông thôn, thành thị, đồng bằng hay miền núi đều áp dụng nhƣ nhau, nhƣng thực tế cho thấy mức chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày của một cá nhân ở thành thị là lớn hơn rất nhiều so với ở nông thôn và miền núi.

- Chƣa có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành thuế với các cấp chính quyền địa phƣơng, với các tổ chức, cơ quan liên quan trong việc hợp tác triển khai Luật thuế thu nhập cá nhân, dẫn đến những khó khăn trong việc xác định và quản lý gia cảnh ngƣời nộp thuế, quản lý hoạt động của các cá nhân kinh doanh tự do, hành nghề độc lập,…

- Tuy nhiên, thực tế cho thấy số đông ngƣời nộp thuế, kể cả những ngƣời có từ 2 nguồn thu nhập trở lên, đều ngại tự mình quyết toán thuế hoặc không rõ thủ tục tiến hành, nên ủy quyền cho đơn vị chi trả thu nhập thực hiện hộ. Từ đó, có thể làm thất thu ngân sách nhà nƣớc hoặc gây thiệt hại cho quyền lợi chính đáng của chính ngƣời nộp thuế.

- Hiện tƣợng tiêu cực và bất công trong việc nộp thuế thu nhập cá nhân vẫn chƣa đƣợc xử lý triệt để, làm ảnh hƣởng đến tính hiệu quả thực tế và công bằng của Luật thuế, gây một số bức xúc trong quần chúng nhân dân.

- Trƣờng hợp do lỗi của cơ quan thuế ra quyết định hoàn thuế cho ngƣời nộp thuế chậm hơn thời gian quy định gây thiệt hại cho ngƣời nộp thuế nhƣng cơ quan thuế vẫn không bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời nộp thuế (theo quy định của Luật Quản lý thuế), chƣa thực hiện bình đẳng giữa ngƣời nộp thuế và cơ quan thuế trong việc chấp hành pháp luật về thuế.

- Trình độ hiểu biết và ý thức chấp hành Luật của một bộ phận lớn dân cƣ còn hạn chế, tâm lý trốn thuế còn lan truyền, trong khi lực lƣợng cán bộ thuế còn mỏng, không thể thực hiện thanh tra kiểm tra thuế thu nhập cá nhân trên diện rộng để phát hiện các hành vi vi phạm và xử lý.

Kết luận chƣơng 2

Chƣơng này đã phân tích rõ thực trạng áp dụng chính sách thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Lâm Đồng, qua đó cũng đã đánh giá đƣợc tình hình thực hiện quản lý thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Lâm Đồng theo Luật thuế Thu nhập cá nhân và các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý thuế TNCN.

Từ việc đánh giá tình hình thực hiện quản lý thuế Thu nhập cá nhân tại tỉnh Lâm Đồng cho thấy mặc dù nền kinh tế còn nhiều khó khăn, song nguồn thu thuế Thu nhập cá nhân năm sau luôn tăng cao hơn so với năm trƣớc, đảm bảo thu đúng, thu đủ nguồn thu cho Ngân sách Nhà nƣớc. Tuy nhiên, ngành thuế tỉnh Lâm Đồng vẫn luôn đảm bảo giải quyết chế độ, chính sách về kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế, miễn giảm thuế, hoàn thuế thu nhập cá nhân cho ngƣời nộp thuế đúng quy định.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập cá nhân trường hợp tỉnh Lâm Đồng (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)