Lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Lâm Đồng

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập cá nhân trường hợp tỉnh Lâm Đồng (Trang 72)

Lâm Đồng là một trong năm tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam và là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên không có đƣờng biên giới quốc tế. Tỉnh Lâm Đồng nằm trên cao nguyên cao nhất của Tây Nguyên là Lâm Viên - Di Linh (cao 1500 mét so với mặt nƣớc biển). Phía Bắc Lâm Đồng giáp tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông, phía Đông giáp Khánh Hòa và Ninh Thuận, phía Nam là tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai và phía Tây là tỉnh Bình Phƣớc.

Lâm Đồng có độ cao trung bình từ 800-1.000 m so với mặt nƣớc biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2; địa hình tƣơng đối phức tạp chủ yếu, là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhƣỡng, thực động vật...và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng. Với 145 xã,

phƣờng, thị trấn; trong đó có 47 xã vùng sâu, vùng xa, vùng trọng điểm nằm trong danh sách các xã đặc biệt khó khăn. Thành phố Đà Lạt là trung tâm hành chính - kinh tế - xã hội của tỉnh, cách các trung tâm kinh tế lớn của vùng và khu vực không xa, hƣớng nam cách thành phố Hồ Chí Minh 300Km, Biên Hòa 270Km, hƣớng đông cách cảng biển Nha Trang 130Km.

Đất đai và khí hậu Lâm Đồng thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, phát triển các cây con có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới, thực hiện mùa vụ đa dạng, cho năng suất cao, chất lƣợng sản phẩm tốt. Sản phẩm nông nghiệp là cơ sở để phát triển công nghiệp chế biến và các hoạt động dịch vụ. Rau và hoa Lâm Đồng đa dạng về chủng loại, trong đó có những loại có giá trị cao. Hiện nay Lâm Đồng đang từng bƣớc chuyển đổi sang sản xuất các loại rau an toàn và chất lƣợng cao. Lâm Đồng cũng có một số loại trái cây, diện tích 5.500 ha, sản lƣợng ƣớc đạt 17.000-20.000 tấn, trong đó có một số trái cây đặc sản có giá trị cao nhƣ bơ, hồng, dâu tây...

Lâm Đồng có diện tích trồng Trà lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên một phần lớn doanh thu của tỉnh Lâm Đồng là nhờ vào phát triển du lịch và xuất khẩu cà phê.

Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nhƣng GDP bình quân đầu ngƣời của tỉnh Lâm Đồng đạt mức 25,6 triệu đồng, đạt 111,3% chỉ tiêu đề ra, tăng 23% so với năm 2010. Tổng thu NSNN trên địa bàn đạt 4.140 tỷ đồng, bằng 108,9% dự tóan địa phƣơng và tăng 22% so với năm 2010, chiếm tỷ lệ 13,45% so với GDP. Tổng thu ngân sách địa phƣơng đạt 7.353,8 tỷ đồng, bằng 103,8% dự tóan. Tổng chi ngân sách địa phƣơng năm 2011 là 7.005,5 tỷ đồng, bằng 101,3% dự toán, tăng 19% so với năm 2010.

Trong những thành quả trên cũng có sự đóng góp của thuế TNCN. Thuế TNCN ngày càng trở thành nguồn thu quan trọng của NSNN. Dù không phải là mục tiêu chủ yếu, song thực hiện chính sách thuế trực thu nói chung,

thuế TNCN nói riêng chính là việc tạo lập và phát triển nguồn thu vững chắc cho NSNN. Cùng với xu hƣớng tăng trƣởng kinh tế ngày càng cao, hội nhập và phát triển, thu nhập quốc dân đầu ngƣời ngày càng lớn thì khả năng huy động nguồn thu cho NSNN thông qua thuế TNCN ngày càng tăng và sẽ ngày một dồi dào.

Thuế TNCN huy động ngày càng nhiều thu nhập của cá nhân có thu nhập cao cho nhà nƣớc, đã có kết quả tăng trƣởng thu khá lớn trong những năm gần đây: năm 1991 khi pháp lệnh thuế thu nhập cao ra đời và đi vào thực hiện thì số thu mới là 836 triệu đồng, thì đến năm 2000 thu đƣợc 3.139 tỷ và đến năm 2008 số thu đã đạt 30.824 tỷ; đến khi thực hiện Luật thuế TNCN thì số thu lại càng tăng trƣởng khá năm 2009 thu đƣợc: 79.007 tỷ, năm 2010 thu đƣợc: 117.640 tỷ và năm 2011 thu đƣợc 169.057 tỷ đồng. Tuy vậy tỷ trọng thu cũng mới chỉ đạt khoảng 4% tổng thu ngân sách. Điều này thể hiện tính hiệu quả của công tác quản lý thu thuế TNCN dần đƣợc cải thiện hay cũng thể hiện ý thức chấp hành của ngƣời dân đã có tiến bộ hơn so với trƣớc.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập cá nhân trường hợp tỉnh Lâm Đồng (Trang 72)