Giải pháp về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập cá nhân trường hợp tỉnh Lâm Đồng (Trang 108)

3.2.1.1 Về tổ chức bộ máy:

Để công tác quản lý thuế TNCN đạt đƣợc mục tiêu thì bộ máy tổ chức phải hiện đại, hiệu quả phù hợp với yêu cầu thực thi nhiệm vụ của cơ quan thuế và định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại theo nguyên tắc tập trung thống nhất. Đội ngũ cán bộ công chức chuyên nghiệp chuyên sâu, liêm chính. Việc kiểm tra giám sát thực thi công vụ của cán bộ công chức thuế đƣợc tăn cƣờng. Đồng thời, từng cấp

phải tranh thủ đƣợc ủng hộ và chỉ đạo của chính quyền cùng cấp để thực hiện các biện pháp quản lý đƣợc thuận lợi và hiệu quả hơn.

- Xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý thuế theo mô hình quản lý thuế kết hợp hợp lý giữa quản lý thuế theo chức năng với quản lý thuế theo đối tƣợng, trong các đơn vị quản lý theo chức năng có tổ chức bộ phận chuyên trách quản lý theo các nhóm đối tƣợng. Nghiên cứu phân công lại nhiệm vụ, xây dựng quy chế phối hợp giữa các phòng thuộc Văn phòng Cục đảm bảo đúng chức năng nhiệm vụ, không bỏ sót nhƣng không chồng chéo. Tập trung vào tháo gỡ những vƣớng mắc trong phối hợp thực hiện công việc giữa các phòng.

- Triển khai, nghiên cứu mô hình quản lý thuế TNCN kết hợp với quản lý chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chia sẻ thông tin giữa cơ quan thuế và cơ quan hiểm xã hội,

- Kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế từ Cục Thuế đến Chi cục Thuế sao cho tinh gọn, đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý thuế chính, phù hợp với thực tiễn quản lý tại địa phƣơng, nhằm tập trung nguồn lực để phát huy hiệu lực, hiệu quả gắn với định hƣớng đổi mới công tác ủy nhiệm thu.

- Trong thời gian tới, cần chuyên môn hóa hơn nữa chức năng của các bộ phận, tiến tới hợp nhất hai bộ phận kiểm tra, thanh tra riêng biệt thành một bộ phận có chức năng thanh tra tổng hợp

- Tiếp tục chƣơng trình xây dựng và củng cố lực lƣợng với những nội dung công việc: tăng cƣờng công tác chấn chỉnh kỷ cƣơng kỷ luật trong ngành thuế, cùng với đó xây dựng môi trƣờng làm việc, điều kiện làm việc để cán bộ yên tâm công tác, phát huy hết năng lực trong thực thi công vụ.

3.2.1.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

Với những áp lực mà yêu cầu Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra đối với quản lý thuế TNCN thì xây dựng và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ

quản lý là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách bộ máy quản lý thuế mà ngành thuế phải quan tâm thực hiện. Công tác quản lý cán bộ là đảm bảo nguồn nhân lực cho hoạt động quản lý với những nhiệm vụ cơ bản nhƣ phân tích, đánh giá nhu cầu về nhân lực và nguồn cán bộ, tuyển chọn, bố trí, phân công cán bộ, luân chuyển và đề bạt cán bộ, đánh giá, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Để công tác quản lý thuế thu nhập đƣợc thực hiện tốt thì con ngƣời luôn là trung tâm, là yếu tố quan trọng nhất. Nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ cán bộ thuế sẽ có công tác tích cực tới toàn bộ công tác quản lý thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng.

Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ thuế trong thời gian tới phải đạt được những mục tiêu:

+ Tạo ra một đội ngũ cán bộ thuế có năng lực nghiên cứu hoạch định chính sách, nghiên cứu các biện pháp nghiệp vụ thu để hƣớng dẫn, chỉ đạo kiểm tra thực hiện trong toàn ngành.

+ Nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ cán bộ thuế, tạo ra một đội ngũ cán bộ thuế có năng lực, trình độ, thực hành quản lý thuế giỏi theo hƣớng chuyên môn hoá sâu theo từng chức năng công việc: xử lý thuế, đôn đốc cƣỡng chế thu, thanh tra, kiểm tra và một số chức năng quản lý nội bộ ngành đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại.

Để đạt được các mục tiêu trên, công tác đào tạo trong thời gian tới cấn được định hướng như sau:

+ Tập trung đào tạo kỹ năng cho cán bộ thuế, chỉ đạo các phòng, các Chi cục Thuế, các đội thuế tăng cƣờng đào tạo cán bộ tại chỗ, đào tạo theo hƣớng cầm tay chỉ việc. Nghiên cứu triển khai mô hình thảo luận, trao đổi các nội dung công việc chuyên môn, kinh nghiệm công tác, kinh nghiệm xử lý trong các đơn vị từ đó tổng kết nhân rộng ra toàn Cục Thuế.

+ Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng hệ thống thông tin về NNT; nâng cao kỹ năng sử dụng, quản lý, khai thác các nguồn thông tin về NNT. Triển khai các chƣơng trình đào tạo nâng cao ý thức pháp luật cho cộng đồng các DN về nội dung liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi của NNT, liên quan đến lĩnh vực kê khai, tính, nộp thuế. Xây dựng phƣơng án bố trí lại hệ thống tổ chức máy và cán bộ để phù hợp với yêu cầu quản lý mới, đặc biệt là bộ phận làm nhiệm vụ quản lý thu thuế. Trên cơ sở rà soát, bố trí lại lực lƣợng cán bộ một cách hợp lý, xác định nhu cầu tuyển dụng và đào tạo phù hợp, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý thuế. Trƣớc mắt đào tạo chuyên sâu cho lực lƣợng cán bộ làm công tác xử lý tính thuế và CNTT.

+ Rèn luyện phẩm chất đạo đức của cán bộ thuế. Để thực hiện tốt công tác quản lý thu thuế, chống thất thu thuế, về giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức của cán bộ thuế là vô cùng cần thiết và quan trọng. Do đặc thù công việc thƣờng xuyên phải giải quyết vấn đề lợi ích kinh tế giữa ĐTNT với Nhà nƣớc, để thực hiện hành vi gian lận thuế đƣợc trót lọt, không bị phát hiện, ĐTNT có thể mua chuộc, cám dỗ, san sẻ lợi ích vật chất cho cán bộ thuế. Vì vậy, nếu bản lĩnh phẩm chất đạo đức cán bộ thuế không tốt sẽ dễ dẫn đến vi phạm pháp luật hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm để lọt hành vi vi phạm pháp luật, gây thất thu NSNN.

+ Việc đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thuế của Cục Thuế theo hƣớng chuyên môn hóa từng chức năng công việc nhƣ xử lý tính thuế, đôn đốc cƣỡng chế thu, thanh tra, kiểm tra và một số chức năng quản lý nội bộ ngành…

+ Ngoài ra, nội dung đào tạo và bồi dƣỡng phải đảm bảo trang bị đầy đủ kiến thức chủ yếu nhƣ các chính sách kinh tế, tài chính và pháp luật liên quan đến thuế, phân tích dự báo thuế, yêu cầu và lộ trình hội nhập thuế quốc

tế, kế toán DN, kiến thức quản lý thuế bằng máy tính, kiến thức quản lý nhà nƣớc, ngoại ngữ, phƣơng pháp thanh tra, kiểm tra thuế…..

+ Cơ quan thuế cần quan tâm đến việc đào tạo, bồi dƣỡng về nghiệp vụ thuế, về kỹ thuật tuyên truyền đến cán bộ thuế, nhất là cán bộ cơ sở có thể nắm chắc mọi chính sách, chế độ, từ mục đích, ý nghĩa đến nội dung cụ thể để đủ khả năng làm tròn nhiệm vụ một tuyên truyền viên giỏi về thuế

+ Tích cực đào tạo cán bộ thuế có trình độ, hăng say với công tác tuyên truyền pháp luật thuế ngày càng nhiều và liên tục bồi dƣỡng để công tác tuyên truyền ngày càng đem lại hiệu quả khả quan, thiết thực: tác động tốt với đối tƣợng tuyên truyền không chỉ thể hiện qua nội dung giải thích mang tính thuyết phục, có lý, có tình mà còn gắn với nhân cách, uy tín của cán bộ thuế, đủ khả năng tranh luận, trao đổi sâu kỹ về từng vấn đề, từ lý luận gắn với thực tiễn và lời nói đi đôi với việc làm cụ thể hàng ngày. Mặc khác những kiến nghị, góp ý của nhân dân cần đƣợc tiếp thu, tổng hợp, phản ánh lên cấp trên xem xét, đề xuất, sửa đổi bổ sung để chế độ chính sách mang tính khả thi, phù hợp với biện động về kinh tế - xã hội.

Công tác đào tạo bồi dưỡng cũng không phải là việc đơn giản vì vậy ngành thuế cần phải tiến hành các bước sau:

+ Xác định đối tƣợng và xây dựng nội dung, chƣơng trình và giáo trình theo từng khóa đào tạo, bồi dƣỡng thống nhất.

+ Phòng tổ chức cán bộ làm nhiệm vụ tham mƣu, đề xuất và mục tiêu, đối tƣợng, nội dung chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ ngành thuế, quản lý và kiểm tra việc thực hiện công tác đào tạo và bồi dƣỡng trong toàn ngành.

+ Lựa chọn và xây dựng đối ngũ giáo viên kiêm chức tại các Cục thuế, đủ trình độ, kinh nghiệm và năng lực để đảm đƣơng công tác giảng dạy cho các cán bộ ở địa phƣơng. Hiện nay, trung tâm bồi dƣỡng cán bộ của ngành thuế không đáp ứng đủ cho nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng của toàn ngành, chủ yếu mới chỉ bồi dƣỡng cho cán bộ cấp Cục nên Cục thuế tỉnh

Lâm Đồng cần phải tiến hành tổ chức các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ cho số cán bộ ở Chi cục Thuế. Vì vậy, cần lựa chọn đội ngũ giáo viên kiêm chức tại Cục Thuế là những ngƣời giỏi chuyên môn, nghiệp vụ thuế, đƣợc đào tạo thêm về phƣơng pháp sƣ phạm làm nòng cốt cho công tác đào tạo cán bộ đại phƣơng.

+ Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, công chức thuế đối với từng lĩnh vực công tác gắn với bản mô tả công việc ở từng vị trí công việc để thực thi công việc hiệu quả hơn, mang tính chuẩn hóa; kiểm tra, đánh giá trình độ công chức hàng năm để đánh giá hiệu quả công tác đào tạo, thƣờng xuyên cải tiến và lựa chọn hình thức, nội dung đào tạo thích hợp.

+ Tăng dần nguồn kinh phí dành cho đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập cá nhân trường hợp tỉnh Lâm Đồng (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)