Điểm mới của Luật thuế TNCN

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập cá nhân trường hợp tỉnh Lâm Đồng (Trang 77)

Luật Thuế TNCN ban hành đã góp phần đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cƣ: đã đƣa cá nhân kinh doanh (trƣớc thuộc diện chịu thuế thu nhập doanh nghiệp) vào diện nộp thuế thu nhập cá nhân, đảm bảo tính công bằng trong điều tiết thu nhập, cá nhân có thu nhập chịu thuế thì dù thu nhập từ bất kì nguồn nào cũng đều đƣợc đối xử nhƣ nhau, tức là đều chịu thuế thu nhập cá nhân thực hiện theo phƣơng pháp luỹ tiến sẽ đảm bảo điều tiết hợp lý thu nhập dân cƣ. Quy định này rất có ý nghĩa đối với các hộ kinh doanh nhỏ ở tỉnh Lâm Đồng vì theo quy định trƣớc đây họ phải nộp

thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất chung bằng với các doanh nghiệp là quá cao và quy định này cũng đảm bảo tính thông lệ quốc tế, vì hầu hết các nƣớc đều đƣa cá nhân kinh doanh vào diện nộp thuế thu nhập cá nhân.

Năm 2009 là năm đầu tiên triển khai Luật thuế TNCN đúng vào bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế suy giảm, thu nhập giảm sút, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn đã tác động không nhỏ trong quá trình triển khai thực hiện Luật thuế TNCN.

Luật thuế Thu nhập cá nhân quy định ngƣời có thu nhập thấp hơn giảm trừ gia cảnh thì chƣa phải nộp thuế. Ngƣời có thu nhập cao hơn mức giảm trừ gia cảnh phải nộp thuế theo biểu thuế luỹ tiến từng phần gồm 7 bậc; quy định này thể hiện nguyên tắc công bằng và khả năng nộp thuế của ngƣời có thu nhập, ngƣời có thu nhập thấp thì chƣa phải nộp thuế, ngƣời có thu nhập cao hơn phải nộp thuế nhiều hơn, ngƣời có thu nhập nhƣ nhau nhƣng có hoàn cảnh khác nhau thì mức nộp thuế khác nhau. Việc quy định mở rộng diện điều tiết, góp phần điều tiết công bằng thu nhập của các tầng lớp dân cƣ theo hƣớng mọi cá nhân có thu nhập (trừ trƣờng hợp thu nhập rất thấp và một số trƣờng hợp đặc biệt) đều phải có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nƣớc, góp phần giảm hợp lý khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cƣ.

Luật thuế Thu nhập cá nhân đảm bảo động viên, khuyến khích mọi cá nhân ra sức lao động, sản xuất kinh doanh, gia tăng thu nhập làm giàu chính đáng: quy định một số khoản thu nhập trƣớc đây tạm thời chƣa thu thuế nhƣ thu nhập từ lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng (ngân hàng, các quỹ tín dụng và các tổ chức tín dụng khác) và lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đƣợc miễn thuế thu nhập cá nhân nhằm mục đích thu hút khoản tiền nhàn rỗi nhỏ lẻ trong dân cƣ vào các kênh tín dụng, để từ đó sử dụng vốn của nền kinh tế vào hoạt động sản xuất kinh doanh, khuyến khích sử dụng có hiệu quả mọi đồng vốn của xã hội.

Luật quản lý thuế đã tạo cơ sở pháp lý để cơ quan thuế tổ chức lại bộ máy quản lý thuế thu nhập cá nhân, bảo đảm thực hiện có hiệu quả cơ chế quản lý thuế đối tƣợng nộp thuế nhằm khuyến khích sự tuân thủ, tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thuế của đối tƣợng nộp thuế. Bên cạnh đó, còn có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phƣơng và đƣợc sự đồng thuận của ngƣời nộp thuế.

Thuế TNCN động viên phù hợp với khả năng thu nhập của mỗi ngƣời: không thu thuế đối với những ngƣời có thu nhập thấp; chỉ điều tiết một phần thu nhập của cá nhân có thu nhập trên mức trung bình của xã hội, phần thu nhập còn lại đảm bảo nâng cao đời sống. Việc miễn thuế một số khoản thu nhập cũng thể hiện sự ƣu đãi của nhà nƣớc đối với một số đối tƣợng đƣợc hƣởng thu nhập trong những trƣờng hợp gặp khó khăn… góp phần khuyến khích các tầng lớp dân cƣ làm giàu chính đáng, tăng tích lũy, đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh để giải phóng mọi nguồn lực của đất nƣớc.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập cá nhân trường hợp tỉnh Lâm Đồng (Trang 77)