Đánh giá chung về công tác quản lý hoạt động khuyến nông ở huyện Lộc Hà – Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 64)

2. Lƣợt ngƣời tham gia

2.3.Đánh giá chung về công tác quản lý hoạt động khuyến nông ở huyện Lộc Hà – Hà Tĩnh

huyện Lộc Hà – Hà Tĩnh

2.3.1. Những thành công * Về tổ chức:

Sau khi thành lập Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và bảo vệ cây trồng, vật nuôi trực thuộc UBND huyện trên cơ sở hợp nhất các đơn vị Trung tâm Ứng dụng & Chuyển giao KHCN, Trạm Thú y, Trạm BVTV và Trạm truyền giống chăn nuôi thì hoạt động khuyến nông đã đồng nhất và hoàn chỉnh từ huyện xuống cơ sở nên hoạt động đa dạng, năng động và hiệu quả hơn trên mọi mặt của sản xuất nông, lâm, ngƣ và diêm nghiệp góp phần phát triển kinh tế và ổn định xã hội huyện nhà.

* Về kinh tế

- Lĩnh vực trồng trọt: Khuyến nông góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất, sản lƣợng lƣơng thực: Xây dựng các mô hình trình diễn giống lúa mới, giống tiến bộ kỹ thuật có tiềm năng năng suất cao, phẩm chất tốt nhƣ giống BT-E1, Bio404, VT-NA2 …; các mô hình thâm canh lúa cải tiến nhƣ mô hình cấy bằng công nghệ mạ non, mô hình bón phân cân đối …; mô hình cánh đồng mẫu lớn liên kết với doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm. Với những hoạt động trên khuyến nông đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao trình độ thâm canh lúa của ngƣời nông dân. Nâng cao độ đồng đều về năng suất ở các vùng trong huyện, góp phần đƣa năng suất, sản lƣợng lúa hơn 5 năm qua ở Lộc Hà có tốc độ tăng trƣởng ổn định. Đến nay, năng suất lúa bình quân 43,27 tạ/ha, sản lƣợng thóc đạt 21.587 tấn, bình quân lƣơng thực 265 kg/ngƣời/năm góp phần tích cực vào chƣơng trình an ninh lƣơng thực quốc gia.

- Chuyển giao đến nông dân nhiều giống rau màu, cây công nghiệp có năng suất và hiệu quả kinh tế cao; xây dựng nhiều công thức luân canh, nhiều cánh đồng có thu nhập cao nhƣ mô hình cánh đồng lạc L23, L26 tại xã Thạch

Châu 35 tạ/ha, mô hình thâm canh Dƣa hấu Hắc Mỹ nhân, Lạc xuân – dƣa hấu, bí xanh – rau vụ Đông cho thu nhập 60 -70 triệu đồng/ha/năm; mô hình trồng nấm rơm, nấm mộc nhỉ, nấm linh chi … kết hợp trồng hoa giúp nông dân tận thu phụ phẩm từ rơm rạ, công lao động nhàn rỗi, tạo sản phẩm rau sạch, tăng thu nhập cho gia đình.

- Lĩnh vực chăn nuôi: Đã góp phần đẩy mạnh phong trào chăn nuôi theo hƣớng bán công nghiệp và công nghiệp, sử dụng các diện tích đất hoang hoá làm trang trại, gia trại chăn nuôi nhƣ: mô hình chăn nuôi lợn hàng ngàn con liên kết với công ty CP Việt Nam, Tổng công ty khoáng sản thƣơng mại Hà Tĩnh để bao tiêu sản phẩm, mô hình chăn nuôi bò hàng trăm con, mô hình chăn nuôi gà hàng chục ngàn con …

- Lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản: Đã góp phần thúc đẩy phong trào thâm canh thuỷ sản, đánh bắt xa bờ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi, khai thác tốt tiềm năng mặt nƣớc nhƣ mô hình nuôi tôm trên cát, mô hình nuôi tôm công nghiệp, sử dụng đất hoang hoá và làm muối kém hiệu quả sang nuôi tôm, mô hình nuôi cá lồng trên sông, biển, mô hình nuôi Nghêu trên sông, mô hình tổ đội đánh bắt thuỷ sản xa bờ,…

Từ những kết quả sản xuất nông nghiệp nêu trên, ta thấy rõ vai trò của khuyến nông với sản xuất nông nghiệp Lộc Hà đã tác động tích cực đến việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất góp phần làm tăng năng suất, sản lƣợng và chất lƣợng cây trồng, vật nuôi.

* Về xã hội – môi trƣờng: - Về xã hội:

+ Thông qua hoạt động khuyến nông, nông dân đã thay đổi nhận thức, chủ động áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, phát triển đƣợc kinh tế và cải thiện đƣợc bộ mặt của nông thôn.

+ Hoạt động khuyến nông góp phần nâng cao trình độ khoa học và kỹ thuật cho nông dân, trƣớc hết là những vấn đề liên quan đến sản xuất nông nghiệp; nâng cao trình độ, khả năng và tác phong, tƣ duy mang tính sản xuất lớn và văn minh công nghiệp cho nông dân theo đó các tệ nạn xã hội dần dần đƣợc đẩy lùi.

+ Nhờ hoạt động khuyến nông mà ngƣời dân có thể thay đổi đƣợc thói quen canh tác truyền thống đôi lúc làm mất cân bằng sinh thái, nhận thức đƣợc tác hại của việc làm mất cân bằng sinh thái, huỷ hoại môi trƣờng do tác động của nông nghiệp gây ra, sự nhận biết đó góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ môi trƣờng.

- Về môi trƣờng:

+ Do áp lực về dân số tăng và nhu cầu về đời sống ngày càng cao, nhu cầu về sản lƣợng lƣơng thực nói riêng và cây trồng nói chung ngày một tăng, vì thế bắt buộc chúng ta phải áp dụng các biện pháp thâm canh trong đó có việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột, thuốc diệt cỏ… đã ảnh hƣởng rất lớn đến môi trƣờng sinh thái và đời sống. Thông qua các lớp tập huấn, các phƣơng tiện thông tin tuyên truyền… khuyến nông hƣớng dẫn bà con biết sử dụng thuốc BVTV, phân hoá học đúng cách, đúng liều lƣợng, đúng lúc … nhờ đó, hiện tƣợng lạm dụng thuốc BVTV, phân bón hóa học ngày một giảm, ô nhiễm môi trƣờng đƣợc hạn chế.

+ Nhờ công tác khuyến nông ngƣời dân có thể nhận thức đƣợc mặt trái của việc chăn nuôi, chất thải trong chăn nuôi khi thải ra môi trƣờng không qua xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng tới nguồn nƣớc sinh hoạt, tới sức khoẻ của con ngƣời. Trong những năm gần đây, hệ thống khuyến nông của huyện đã tập huấn kỹ thuật và làm mô hình trình diễn thành công về hầm Biogas, đệm lót sinh học và các chƣơng trình chăn nuôi xa khu dân cƣ. Hiện

nay, các mô hình đã đƣợc áp dụng hầu hết các địa phƣơng trong huyện góp phần bảo vệ môi trƣờng.

2.3.2. Những mặt tồn tại, hạn chế và nguyên nhân * Những tồn tại, hạn chế

- Về trình độ chuyên môn

Đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện tuy có trình độ tƣơng đối cao nhƣng chƣa có cán bộ nào đào tạo chuyên ngành khuyến nông và PTNT nên những kỹ năng về phƣơng pháp khuyến nông, cách tiếp cận cộng đồng … còn thiếu, ảnh hƣờng đến chất lƣợng công việc.

Hệ thống khuyến nông cơ sở năng lực chuyên môn của cán bộ còn yếu, hoạt động chƣa thực sự hiệu quả do trình độ đào tạo không chính quy, chế độ phụ cấp còn quá thấp.

- Về hình thức hoạt động:

Công tác tham mƣu cho lãnh đạo cơ quan, lãnh đạo cơ sở còn hạn chế; việc đầu tƣ cho các mô hình, tập huấn kỹ thuật, các chƣơng trình nông nghiệp còn ít và chƣa tƣơng xứng với lợi thế từng vùng sản xuất.

Trong công tác chỉ đạo điều hành việc kiểm tra, giám sát còn nhiều bất cập. Sự phối hợp của các cơ quan chuyên môn còn chồng chéo, chƣa thực sự thống nhất cao trong chỉ đạo điều hành cơ sở.

Các Câu lạc bộ khuyến nông đã đƣợc xây dựng và hoạt động nhƣng số lƣợng còn chƣa nhiều và hiệu quả của nó mang lại chƣa cao.

- Về thực hiện

+ Những tồn tại, hạn chế trong công tác tập huấn kỹ thuật:

Số ngƣời đến tập huấn tiếp thu đƣợc kiến thức còn khiêm tốn và đối tƣợng tham gia tập huấn chƣa phù hợp (có cả ngƣời già, ngƣời không làm nông nghiệp, ngƣời chăn nuôi tới tập huấn trồng trọt và ngƣợc lại …), chất lƣợng và hiệu quả tập huấn chƣa cao.

+ Những tồn tại, hạn chế trong công tác xây dựng mô hình trình diễn: Số lƣợng mô hình còn ít, đặc biệt là mô hình chăn nuôi và thuỷ sản; xây dựng mô hình chỉ thuần tuý mang tính kỹ thuật mà không tính đến các phƣơng diện nhƣ thƣơng mại, tín dụng …. Công tác thông tin tuyên truyền tới nông dân những giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lƣợng cao; phƣơng thức sản xuất mới chƣa liên tục và thƣờng xuyên.

Kinh phí đầu tƣ cho xây dựng mô hình còn hạn hẹp, nhất là cấp xã và hợp tác xã. Việc nông dân tham gia xây dựng mô hình phải chịu một phần kinh phí nên cản trở những nông dân nghèo tiếp cận những tiến bộ kỹ thuật mới vì thiếu vốn đầu tƣ (nhƣ mô hình nuôi lợn liên kết với các doanh nghiệp). Một số mô hình khi triển khai đã mang lại hiệu quả cao nhƣng nhân rộng thì kém hiệu quả vì chƣa giải quyết đƣợc vấn đề tiêu thụ sản phẩm; một số mô hình triển khai không phù hợp với thực tế đã ảnh hƣởng đến vấn đề vệ sinh môi trƣờng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Việc tổ chức tham quan học hỏi các mô hình sản xuất giỏi, điển hình còn chƣa đƣợc nhiều, nhất là đối với những địa điểm ngoài địa bàn tỉnh. Mặt khác, việc tham quan mô hình chỉ tổ chức đƣợc khi có kết quả, chƣa tổ chức tham quan đƣợc cả quy trình kỹ thuật của mô hình.

+ Khuyến nông qua hình thức thông tin tuyên truyền, viết tin bài của hệ thống khuyến nông Lộc Hà còn chƣa nhiều, nội dung chƣa thực sự phong phú, hấp dẫn.

* Nguyên nhân - Yếu tố con ngƣời:

Đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện: Đây là nguyên nhân mang tính chủ quan, thông thƣờng thì trình độ của cán bộ khuyến nông có ảnh hƣởng trực tiếp đối với công việc. Tất cả cán bộ khuyến nông đều có trình độ Đại học nhƣng chỉ đƣợc đào tạo ở một chuyên ngành cụ thể nhƣ trồng trọt, chăn nuôi,

thuỷ sản … mặt khác, họ chƣa đƣợc qua đào tạo chuyên ngành phát triển nông thôn, phát triển cộng đồng, nghiệp vụ sƣ phạm … Vì vậy, còn gặp nhiều khó khăn khi tiếp nhận một công việc tổng hợp nhƣ khuyến nông.

Đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở: Là cầu nối quan trọng trong chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, là nơi truyền tải thông tin và tiến bộ khoa học kỹ thuật mới tới các hộ nông dân; là nơi tiếp nhận những ý kiến, kiến nghị, những nguyện vọng, phản hồi của ngƣời dân từ thực tế sản xuất. Tuy nhiên, hầu hết các khuyến nông viên cơ sở lại có trình độ chuyên môn hạn chế, thiếu kiến thức thực tế và khả năng làm việc với nông dân, đồng thời phụ cấp quá thấp nên đã ảnh hƣởng không nhỏ đến tinh thần làm việc của cán bộ khuyến nông cơ sở.

Trình độ của ngƣời dân: Đa số ngƣời dân vẫn còn lối sản xuất lạc hậu, cổ hủ, tƣ tƣởng chƣa chịu đổi mới nên việc tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn chậm và nhiều hạn chế.

- Yếu tố nguồn vốn: Vốn là yếu tố rất quan trọng trong sản xuất nói chung và trong hoạt động khuyến nông nói riêng. Các chƣơng trình, dự án khuyến nông muốn thực hiện đƣợc thì cũng cần phải có đủ vốn. Hiện nay, nông dân chúng ta cũng đang cần sự hỗ trợ về vốn để có thể đƣa TBKT mới vào trong sản xuất. Trong thực tế trên địa bàn huyện, do thiếu vốn nên nhiều mô hình thành công không thể đƣa ra sản xuất diện rộng hoặc không thu đƣợc kết quả nhƣ mong muốn. Các lớp tập huấn cho cơ sở gần nhƣ không có kinh phí, mức độ phụ cấp cho cán bộ khuyến nông cơ sở còn ít nên công tác chuyển giao TBKT còn gặp nhiều khó khăn.

- Yếu tố điều kiện tự nhiên: Đây là nguyên nhân mang tính khách quan. Hiện nay, nông nghiệp Lộc hà đang chịu ảnh hƣởng rất lớn của điều kiện thời tiết, khí hậu. Yếu tố này tác động trực tiếp tới sự thành công hay thất bại của hoạt động khuyến nông, nhất là hoạt động xây dựng mô hình trình diễn.

Trong thời gian thực hiện mô hình, chƣơng trình, dự án khuyến nông của Lộc Hà do thời tiết bất lợi nên đã gây ra ảnh hƣởng không nhỏ tới kết quả.

- Yấu tố thị trƣờng: Sản phẩm của nông dân làm ra thì nhiều nhƣng đang thiếu thị trƣờng tiêu thụ và không bền vững, điều đó ảnh hƣởng rất lớn tới tâm lý của ngƣời dân trong ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới và đầu tƣ cho sản xuất. Vì vậy, một chƣơng trình, dự án khuyến nông trƣớc khi đƣa vào thực tế sản xuất cần xem xét kỹ yếu tố đầu ra cho sản phẩm. Các sản phẩm làm ra cần có thị trƣờng tiêu thụ, có nhƣ vậy hiệu quả công tác khuyến nông mới thực sự đạt kết quả cao và bền vững.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 64)