Kinh nghiệm quản lý hoạt động khuyến nông ở một số quốc gia và địa phƣơng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 27)

và địa phƣơng

1.3.1. Quản lý hoạt động khuyến nông ở Thái Lan

Có thể nói Thái Lan có điều kiện tƣơng đồng với Việt Nam với nền nông nghiệp tiên tiến ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Khoảng 60% lực lƣợng lao động phục vụ cho ngành nông nghiệp. Lúa là cây trồng quan trọng nhất của Thái Lan. Là nƣớc xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, mang lại cho quốc gia này hàng tỷ USD/năm. Tốc độ tăng trƣởng GDP 7,8% (2010) giúp Thái Lan trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở châu Á.

Góp phần vào việc thúc đẩy nền công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, có vai trò quan trọng của hệ thống Khuyến nông Thái Lan. Cục Khuyến nông Thái Lan đã đƣợc thành lập 46 năm (từ năm 1967) trực thuộc Bộ Nông

nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan. Với cơ cấu tổ chức, Cục Khuyến nông Thái Lan đƣợc chia làm 2 cấp: Quản lý Nhà nƣớc cấp Trung ƣơng, có nhiệm vụ hƣớng dẫn, chỉ đạo, điều phối và hỗ trợ cho các đơn vị địa phƣơng thực hiện các chƣơng trình, dự án khuyến nông; cấp Khuyến nông này gồm có 16 phòng, ban và 6 trung tâm vùng. Cấp quản lý hành chính cấp địa phƣơng (cấp tỉnh và huyện) có nhiệm vụ xúc tiến, phát triển nông dân, tổ chức nông dân, doanh nghiệp cộng đồng trên địa bàn tỉnh quản lý, điều phối các hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về nông nghiệp.

Cán bộ khuyến nông đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động khuyến nông và là ngƣời gần với dân nhất. Hiện tại mỗi xã có 1-2 cán bộ khuyến nông và đƣợc Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã (HTX) Thái Lan bổ nhiệm nhƣ những cán bộ đại diện cho Bộ điều phối và hoạt động ở địa phƣơng với các nhiệm vụ về tƣ vấn; cung cấp kiến thức; cung cấp dịch vụ; quản lý kiến thức và điều phối. Ngoài ra, mỗi xã đều có 1 hội đồng tƣ vấn khuyến nông, thành viên là các lãnh đạo chủ chốt của xã, có nhiệm vụ định hƣớng và xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp cho xã.

Cơ chế hoạt động khuyến nông ở Thái Lan:

Cục Khuyến nông có mối quan hệ chặt chẽ với cục Nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và HTX Thái Lan. Cục Nông nghiệp chủ yếu làm công tác quản lý và nghiên cứu, không trực tiếp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, kết quả nghiên cứu tới ngƣời nông dân, những công việc này đƣợc giao cho Cục Khuyến nông để thực hiện các hoạt động chuyển giao tới nông dân. Các hoạt động khuyến nông ở Thái Lan chủ yếu tập trung vào hoạt động đào tạo huấn luyện và thông tin tuyên truyền, tƣ vấn dịch vụ những hoạt động này hoàn toàn miễn phí đối với ngƣời nông dân.

Hoạt động xây dựng mô hình trình diễn chỉ xây dựng trong phạm vi các Viện nghiên cứu, các Trung tâm phát triển xúc tiến nghề nông và Văn phòng

Khuyến nông huyện để nông dân, những ngƣời quan tâm đến học tập, trao đổi kinh nghiệm về phƣơng pháp sản xuất, kỹ năng phƣơng pháp khuyến nông (không giống ở Việt Nam). Kinh phí hỗ trợ của Nhà nƣớc dành cho hoạt động khuyến nông lớn, nên thuận lợi trong triển khai nhiều hoạt động. Ngƣời nông dân không phải lo đóng góp kinh phí đối ứng nên việc triển khai nhân rộng các mô hình ở nhiều địa bàn khác nhau rất thuận lợi.

Điểm nổi bật trong hoạt động khuyến nông ở Thái Lan là có cơ chế hoạt động cụ thể không chồng chéo ở các cơ quan, kinh phí đầu tƣ cho hoạt động xây dựng mô hình trình diễn là rất lớn và quỹ tín dụng nông thôn, cơ chế tin dụng tự nguyện của Thái Lan giúp ngƣời dân an tâm về nguồn vốn cho phát triển sản xuất quy mô hộ gia đình; quỹ tín dụng nông thôn do Văn phòng HTX của tỉnh quản lý, cán bộ khuyến nông có trách nhiệm hỗ trợ ngƣời dân tiếp cận nguồn tín dụng nông thôn để phát triển sản xuất. [3]

1.3.2. Quản lý hoạt động khuyến nông ở Indonesia

Hệ thống khuyến nông Indonesia đƣợc thành lập từ năm 1955 và đƣợc phân thành 4 cấp từ Trung ƣơng, tỉnh, huyện và liên xã.

Ở cấp quốc gia do Hội đồng khuyến nông quốc gia điều hành. Hội đồng này có nhiệm vụ: Vạch ra các chiến lƣợc và chính sách khuyến nông quốc gia, mở rộng chƣơng trình khuyến nông quốc gia cũng nhƣ cải tiến các nguồn lực và năng lực của nông nghiệp, mở rộng mối quan hệ, nghiên cứu và chỉ đạo.

Ở cấp tỉnh có diễn đàn khuyến nông cấp tỉnh (cấp 1) do giám đốc nông nghiệp làm chủ tịch. Diễn đàn khuyến nông cấp 1 có nhiệm vụ trên cơ sở các yêu cầu cụ thể và điều kiện cụ thể của từng tỉnh, cụ thể hoá các chính sách, chƣơng trình khuyến nông quốc gia thành các chính sách và chƣơng trình khuyến nông trên địa bàn tỉnh.

Ở cấp huyện có diễn đàn khuyến nông cấp 2, có nhiệm vụ thực hiện các chính sách và chƣơng trình khuyến nông của tỉnh giao, trực tiếp điều hành và quản lý các hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện.

Ở cấp liên xã có các trung tâm khuyến nông nông thôn, trung tâm thông tin nông nghiệp. Mỗi trung tâm có khoảng 10 – 15 cán bộ chỉ đạo sản xuất. Mỗi cán bộ phụ trách 2-3 xã tuỳ theo diện tích, mật độ dân số và địa hình của từng vùng. Các trung tâm là cơ quan chỉ đạo tuyến đầu của khuyến nông, là cơ quan trực tiếp hƣớng dẫn, truyền đạt những thông tin, kỹ năng mới cho nông dân và thu thập thông tin phản hồi từ nông dân.

Quản lý hoạt động khuyến nông ở Indonesia đƣợc thực hiện xuyên suốt từ cấp Trung ƣơng đến cấp liên xã (khác so với Việt Nam là cấp cơ sở đƣợc liên kết lại từ 2-3 xã thành 1 trung tâm trực thuộc hệ thống khuyến nông cấp trên), với cơ cấu tổ chức nhƣ vậy đã ảnh hƣởng tới kết quả hoạt động khuyến nông của cơ sở. Định hƣớng hoạt động khuyến nông của Indonesia nhằm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đào tạo kỹ thuật cho nông dân, hƣớng dẫn cho nông dân đăng ký và làm theo GAP.

Điểm nổi bật của hoạt động khuyến nông của Indonesia là hƣớng dẫn nông dân đăng ký và làm theo GAP đã góp phần vào sự phát triển của ngành nông nghiệp của Indonesia; tuy vậy cơ cấu tổ chức của Indonesia với việc cấp cơ sở không có ở từng xã mà đƣợc thành lập thành trung tâm từ 2-3 xã đã ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động khuyến nông nói riêng và ngành nông nghiệp của Indonesia nói chung. [3]

1.3.3. Quản lý hoạt động khuyến nông ở tỉnh Quảng Bình

Hoạt động khuyến nông của tỉnh Quảng Bình trong những năm qua đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, góp phần xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Điển hình nhƣ: Hoạt động đào tạo, huấn luyện khuyến nông đã góp phần nâng cao năng lực cho cán bộ

khuyến nông các cấp và trình độ, kỹ năng tổ chức quản lý sản xuất của ngƣời nông dân (Nội dung đào tạo, tập huấn phong phú, sát nhu cầu của đối tƣợng tập huấn; phƣơng pháp đào tạo thƣờng xuyên đƣợc đổi mới; đa dạng hoá các hình thức đào tạo, tập huấn khuyến nông nhƣ đào tạo trực tiếp tại lớp học và hiện trƣờng; đào tạo gián tiếp thông quan các phƣơng tiện truyền thông và internet); hoạt động thông tin tuyên truyền khuyến nông ngày càng đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung và chú trọng nâng cao chất lƣợng …

Tuy nhiên, hệ thống khuyến nông Quảng Bình vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhƣ các hoạt động khuyến nông chƣa xuất phát từ nhu cầu ngƣời dân; các chƣơng trình, dự án khuyến nông chƣa bám sát các chủ trƣơng, định hƣớng phát triển của địa phƣơng, nhiều tiến bộ kỹ thuật mới chuyển giao không thành công nên năng suất và chất lƣợng sản phẩm không cao; nội dung còn bó hẹp về kỹ thuật, phƣơng pháp cổ truyền là chủ yếu, chƣa có cơ chế quản lý các hoạt động khuyến nông ... những hạn chế này đã ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả và hiệu quả hoạt động khuyến nông của tỉnh.

1.3.4. Quản lý hoạt động khuyến nông ở huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh Tổ chức bộ máy khuyến nông của huyện Kỳ Anh về cơ bản là hợp lý, đã phát huy đƣợc tác dụng trong những năm qua. Tuy vậy còn một số tồn tại: Số khuyến nông viên cơ sở chƣa đáp ứng đủ mỗi xã một ngƣời, năng lực trình độ chƣa đồng đều, bên cạnh đó chính sách về quản lý sử dụng, tuyển dụng, trả lƣơng các chế độ quyền lợi của ngƣời lao động chƣa thật hợp lý nên ngƣời lao động chƣa yên tâm công tác, hiệu quả sử dụng khuyến nông viên chƣa cao.

Các hoạt động khuyến nông đa dạng đáp ứng yêu cầu về hỗ trợ phát triển sản xuất nhƣ: Tập huấn kỹ thuật, tổ chức xây dựng các mô hình trình diễn, tổ chức tham quan hội thảo đầu bờ, tuyên truyền vận động trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng về tiến bộ kỹ thuật mới và các chủ trƣơng chính sách phát triển nông nghiệp của huyện, tỉnh .... Tuy các hoạt động xây

dựng mô hình trình diễn của hệ thống khuyến nông của huyện làm tƣơng đối tốt cần phát huy song công tác tuyên truyền để mở rộng các mô hình ra diện rộng, nâng cao hiệu quả xã hội còn hạn chế.

Công tác thông tin thị trƣờng hƣớng dẫn nông dân hạch toán kinh tế cho các mô hình, phát triển sản xuất gắn với thị trƣờng còn chƣa làm đƣợc, nông dân vẫn còn bị động trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm.

Từ những kết quả đạt được và chưa được ở một số quốc gia và địa phương trên, có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý hoạt động khuyến nông:

- Xác định rõ vai trò và chức năng, nhiệm vụ ở các cấp khác nhau trong hệ thống khuyến nông là thực sự cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân cấp công tác khuyến nông.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ khuyến nông từ huyện xuống cơ sở có đủ trình độ chuyên môn kỹ thuật, có năng lực tổ chức, quản lý và điều hành các hoạt động khuyến nông. Đặc biệt cần đào tạo và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở để họ toàn tâm, toàn ý với công việc và gắn bó với sự nghiệp khuyến nông.

- Tuỳ theo nhóm đối tƣợng nông dân và lĩnh vực sản xuất để tổ chức các hoạt động khuyến nông phù hợp và có hiệu quả. Tăng cƣờng các hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao kiến thức, trình độ dân trí của nông dân để họ thực sự tham gia chủ động và hiệu quả vào công tác khuyến nông, bảo vệ quyền lợi ngƣời nông dân. Thƣờng xuyên nắm bắt nhu cầu và nguyện vọng của nông dân, có phƣơng pháp tiếp cận phù hợp để xây dựng và triển khai có hiệu quả các hoạt động khuyến nông; kết hợp hài hoà giữa phƣơng pháp tiếp cận khuyến nông xuất phát từ nhu cầu của nông dân với phƣơng pháp tiếp cận theo chƣơng trình, dự án khuyến nông trọng điểm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 27)