Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Lộc Hà

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 33 - 42)

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Lộc Hà gồm 13 xã đƣợc thành lập theo Nghị định số 20/NĐ-CP, ngày 07 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ (công bố ngày 08 tháng 3 năm 2007), trên cơ sở sáp nhập 7 xã vùng hạ của huyện Can Lộc và 6 xã vùng biển ngang, ven sông của huyện Thạch Hà; dân số 81.476 ngƣời, diện tích tự nhiên 118,53 km2.

Lộc Hà là huyện đồng bằng ven biển phía đông Bắc của của tỉnh Hà Tĩnh, nằm từ 18,23 đến 18,32 vĩ độ bắc, 105,55 đến 105,48 kinh độ Đông; phía Bắc giáp với huyện Nghi Xuân, phía Nam giáp với Thành phố Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà, phía Tây giáp với huyện Can Lộc, phía Đông là Biển Đông với bờ biển dài 12 km; có đƣờng Tỉnh lộ 7, Tỉnh lộ 9, đƣờng Thiên An, đƣờng 22/12, đƣờng 58 …; một số tuyến đƣờng mới xây dựng và quy hoạch là đƣờng nối Quốc lộ 1A đi mỏ sắt Thạch Khê, trục Quốc lộ 2A ven biển, đƣờng và kè ven sông Cửa Sót. Các tuyến giao thông này đang là triển vọng cho khai thác kinh tế biển và xây dựng đô thị huyện lỵ, đô thị du lịch biển.

Lộc Hà nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa rõ rệt: Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình 20,30c, lƣợng mƣa hàng năm 1900 – 2100 mm; Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm với đặc điểm nắng nóng, nhiệt độ trung bình 32,10c, lƣợng nƣớc bốc hơi lớn do có gió Tây Nam thổi từ Lào sang, gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống.

Đất đai của huyện Lộc Hà phần lớn là đất cát pha, độ màu mỡ không cao, khả năng giữ nƣớc thấp. Hiện nay, 86% diện tích đất đã đƣợc đƣa vào sử dụng trong các lĩnh vực nông, lâm, ngƣ và diêm nghiệp (7.110,48 ha) và phi nông nghiệp (3.069,86 ha). Phần lớn đất canh tác thích hợp cho việc trồng cây rau màu chịu hạn, chỉ có một ít đồng bằng màu mỡ, chiểm khoảng 1/3 diện tích canh tác, thích hợp cho trồng lúa nƣớc và một số loại cây công nghiệp ngắn ngày (xem bảng 2.1). Còn 14% diện tích chƣa đƣợc sử dụng, tập trung chủ yếu ở các dãi cát ven biển từ Thịnh Lộc đến Thạch bằng và các vùng bãi ven sông thuộc các xã Ích Hậu, Hồng Lộc, Thạch Châu …; một ít đất đồi núi chƣa sử dụng, tập trung ở các xã Thịnh Lộc, Thạch Bằng. Trên địa bàn huyện có 3 con sông chảy qua là sông Đò Điệm, sông Én và sông Cửa Sót hợp lƣu của sông Nghèn và sông Rào Cái.

Bãi biển Lộc Hà cát phẳng và thoải rộng với chiều dài 12 km, đây là một tiềm năng phát triển du lịch với các bãi tắm, khu nghỉ dƣỡng, gắn du lịch biển với du lịch sinh thái, tâm linh. Với diện tích các vùng bãi ngập mặn nƣớc lợ hơn 700 ha cho phép nuôi trồng các loại hải sản nhƣ tôm, cua …; cảng Cửa Sót đã và đang đƣợc mở rộng và phát triển từ một cảng cá thành cảng biển có thể đón tàu 5 vạn tấn. cảng Hộ Độ có thể tiếp nhận tàu và sà lan 200 – 500 tấn. Đặc biệt, trên vùng bãi biển Thạch Bằng – Cửa Sót, có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để xây dựng một đô thị biển kết nối với Thành phố Hà Tĩnh, với khu du lịch biển Xuân Thành về phía Bắc, với khu du lịch biển Thiên cầm về phía nam.

Nhìn chung, Lộc Hà có điều kiện tự nhiên tƣơng đối thuận lợi phát triển nông nghiệp theo hƣớng tăng diện tích cây trồng cạn và đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản. Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên của Lộc Hà cũng chứa đựng nhiều yếu tố không thuận lợi nhƣ hạn hán, khô nóng, bão, lũ, mƣa, rét … làm

ảnh hƣởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân cũng nhƣ sản xuất nông, lâm, ngƣ và diêm nghiệp.

Bảng 2.1: Tình hình phấn bố sử dụng đất đai của huyện qua 5 năm 2008 – 2012 Diễn giải ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012 A. Tổng DT đất tự nhiên Ha 11.853 11.853 11.853 11.853 11.853 I. Đất nông nghiệp Ha 7.131 7.131 6.983 6.922 6.857 1. Đất sản xuất nông nghiệp Ha 5.037 5.037 5.032 4.973 4.910 1.1. Đất cây hàng năm Ha 4.220 4.220 4.208 4.150 4.086 1.2. Đất cây lâu năm Ha 817 817 824 823 824 2. Đất nuôi trồng thuỷ sản Ha 220 220 249 258 257 3. Đất lâm nghiệp Ha 1.687 1.687 1.517 1.509 1.503 4. Đất làm muối Ha 185 185 185 180 179 5. Đất nông nghiệp khác Ha 2 2 2 2 8 II. Đất phi nông nghiệp Ha 3.138 3.138 3.131 3.229 3.312 III. Đất chƣa sử dụng Ha 1.584 1.584 1.739 1.702 1.684

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

* Dân số, dân cư và nguồn nhân lực

Theo số liệu điều tra, dân số của Lộc Hà tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2012 là 81.476 ngƣời. Mật độ dân số trung bình là 687 ngƣời/km2, cao hơn trung bình chung toàn vùng Bắc Trung Bộ (203 ngƣời/km2) và trung bình chung cả nƣớc (246 ngƣời/km2). Phân bố dân cƣ không đồng đều, xã Thạch Kim có mật độ dân số cao nhất: 3.417 ngƣời/km2, xã Hồng Lộc có mật độ dân số thấp nhất: 357 ngƣời/km2. Dân số trong độ tuổi lao động toàn huyện có 52.044 ngƣời, chiếm tỷ lệ 59,6%, lực lƣợng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật không cao. Cơ cấu lao động so với cơ cấu kinh tế có sự chênh lệch lớn; số lao động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ lệ khoảng 11%; lao động nông, lâm, ngƣ và diêm nghiệp chiếm khoảng 73%; lao động dịch vụ, thƣơng mại chiếm khoảng 16%. Toàn huyện có trên 1.215 ngƣời trong độ tuổi lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học, lực lƣợng này đang hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, góp phần to lớn vào sự nghiệp CNH – HĐH quê hƣơng, đất nƣớc.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Lộc Hà – Hà tĩnh năm 2012

11%

73%

16% CN, tiểu thủ CN và XD

Nông, lâm, ngư và diêm nghiệp Thương mại, du lịch và dịch vụ

* Về tình hình phát triển kinh tế

Năm năm qua, kinh tế của huyện Lộc Hà có bƣớc tăng trƣởng khá, đời sống đại bộ phận nhân dân đƣợc cải thiện khá rõ rệt. Tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 11,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng ngành xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, chế biến. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2011 đạt trên 15 triệu đồng/năm. Giá trị sản xuất hàng năm bình quân tăng 4,5% năm; sản lƣợng lƣơng thực đạt 23.000 tấn, tăng 5.933 tấn so với năm 2007 (tăng 33,7%); các loại hoa màu, sản xuất hàng hóa phát triển đa dạng hơn, đem lại thu nhập khá cho ngƣời sản xuất. Xây dựng nông thôn mới tiếp tục đẩy mạnh. Cơ cấu kinh tế năm 2012 nhƣ sau:

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kinh tế năm 2012

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Lộc Hà – Hà tĩnh năm 2012

- Sản xuất nông – lâm – ngƣ – diêm nghiệp: Đạt 532.469 triệu đồng, chiếm 37% trong cơ cấu thu nhập; nhiều hộ nông dân sản xuất có quy mô khá lớn, là mô hình kinh doanh hiệu quả.

- Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: Đạt 560.700 triệu đồng, chiếm 39% trong cơ cấu thu nhập; chủ yếu là ngành sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng, chế biến thuỷ sản, làng nghề đan chổi, làm hƣơng, mây tre đan, sản xuất bánh bún ….

39%

37%

24% CN, tiểu thủ CN và XD

Nông, lâm, ngư và diêm nghiệp Thương mại, du lịch và dịch vụ

- Thƣơng mại – du lịch - dịch vụ: Đạt 344.624 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 24% trong cơ cấu kinh tế. Ngƣời dân trong vùng sớm biết chuyển đổi sang nghề thƣơng mại, dịch vụ, làm công, thu hút 6.533 lao động và hiện đang là thế mạnh của nhiều xã.

* Cơ sở hạ tầng nông thôn

- Hệ thống giao thông

Lộc Hà có 134 km đƣờng bộ do Trung ƣơng và tỉnh quản lý. Các tuyến Quốc lộ 1A đi mỏ sắt Thạch Khê, Tỉnh lộ 7, Tỉnh lộ 9 đã đƣợc xây dựng và nâng cấp hoàn chỉnh, thuận lợi cho việc giao thƣơng, buôn bán. Đƣờng huyện có 5 tuyến với chiều dài 142 km, trong đó khoảng 85% đã nhựa hoá. Các đƣờng trục chính của các xã trong huyện có 93km, cơ bản đã nhựa hoặc bê tông hoá.

- Điện

100% số xã toàn huyện có điện và 100% số hộ nông dân đã dùng điện. Tuy nhiên hệ thống dây dẫn điện nông thôn còn thô sơ, kém an toàn và giá điện một số vùng nông dân phải trả còn tƣơng đối cao. Trạm biến áp phục vụ sản xuất và sinh hoạt nông thôn có 65 trạm, chất lƣợng các trạm biến áp đã xuống cấp.

* Về văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế:

Các hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao, thông tin truyền thông có bƣớc phát triển tích cực. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ” đƣợc chú trọng, hiện có 33,3% làng văn hóa, 73,7% gia đình văn hóa, 24% gia đình thể thao, hiện nay trên địa bàn toàn huyện có 100% làng, xóm xây dựng hƣơng ƣớc, quy ƣớc nông thôn; các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng. Chất lƣợng giáo dục tiếp tục đƣợc nâng lên, truyền thống hiếu học của một vùng quê sau thành lập huyện đƣợc khơi dậy. Chất lƣợng các cấp học, ngành học đƣợc nâng lên; phổ cập tiểu học đúng độ tuổi đạt 99,3%, THCS 94,6%, THPT 62,5%. Hiện nay toàn huyện có 20 trƣờng đạt chuẩn quốc gia. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình quốc gia về y tế. Cơ sở vật chất, đội ngũ y, bác sỹ đƣợc tăng cƣờng;

chất lƣợng khám, chữa bệnh ngày càng đƣợc nâng lên. Mạng lƣới y tế cơ sở đƣợc củng cố, đến nay có 13/13 trạm y tế xã đạt chuẩn Quốc gia.

2.1.3. Những thuận lợi, khó khăn của Lộc Hà trong hoạt động khuyến nông và công tác quản lý hoạt động khuyến nông

* Những thuận lợi

- Hệ thống tổ chức từ huyện đến cơ sở đã đƣợc củng cố và ngày càng hoàn thiện. Hoạt động của hệ thống khuyến nông đã thay đổi theo từng thời kỳ nhƣng hiện nay đã và đang từng bƣớc ổn định, kiện toàn theo hƣớng thống nhất theo Nghị định 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông và đƣợc các cấp, ban, ngành từ huyện xuống cơ sở quan tâm, ủng hộ.

- Cơ chế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa và mở cửa, hội nhập với kinh tế thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nƣớc ta nói chung và Lộc Hà nói riêng có thể tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ sản xuất tiên tiến trên thế giới. Hệ thống khuyến nông Lộc Hà sẽ có nhiều cơ hội để tiếp cận và lựa chọn các tiến bộ kỹ thuật phù hợp và chuyển giao phục vụ sản xuất trong huyện.

- Xu thế phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá tập trung, quy mô lớn, nâng cao năng suất và chất lƣợng nông sản, gia tăng giá trị và phát triển bền vững sẽ dẫn đến sự gia tăng nhu cầu của nông dân đối với các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ sản xuất mới, phƣơng pháp tổ chức quản lý sản xuất tiên tiến. Đây là môi trƣờng thuận lợi để khuyến nông Lộc Hà hoạt động và phát triển theo hƣớng hiện đại.

+ Sản xuất nông nghiệp đa dạng

Với điều kiện khí hậu, đất đai, sông ngòi … của huyện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là điều kiện về đất nuôi trồng thuỷ sản và bờ biển dài cùng với hệ thống cảng biển rất thuận lợi cho sự phát triển

nuôi trồng các đối tƣợng thuỷ sản và khai thác thuỷ hải sản phục vụ cho nhu cầu trong và ngoài tỉnh cũng nhƣ xuất khẩu; những thuận trong việc triển khai các hoạt động khuyến nông, đa dạng hoá sản xuất các loại cây, con.

+ Sản xuất hàng hoá bƣớc đầu hình thành và phát triển

Với vị trí địa lý là một huyện phụ cận Thành phố Hà Tĩnh, có đƣờng biên giáp biển dài 12 km, có cửa biển sâu và rộng, có cảng cá cửa sót … Lộc Hà có vai trò quan trọng là cầu nối Thành phố Hà Tĩnh, các huyện Nghi Xuân, Thạch Hà, Can Lộc và khu vực mỏ sắt Thạch Khê, cung cấp sản phẩm, hàng hoá thiết yếu và là địa bàn tham gia quá trình trung chuyển giữa hệ thống cảng biển và Thành phố Hà Tĩnh, khu vực mỏ sắt Thạch Khê, các huyện … là động lực phát triển sản xuất nông nghiệp mang tính hàng hoá. Hiện nay trên địa bàn huyện đã hình thành đƣợc các vùng sản xuất hàng hoá nhƣ: Lạc (Thạch Châu), tôm (Hộ Độ, Thạch Mỹ), Nghêu (Mai Phụ, Thạch Châu), bò vỗ béo (Bình Lộc, Phù Lƣu, Hồng Lộc, Ích Hậu) … Do đó, khuyến nông ở Lộc Hà có thể tập trung vào các hoạt động khuyến nông chuyên ngành và khuyến nông công nghệ cao.

- Sản xuất từng bƣớc phát triển theo hƣớng công nghiệp, trang trại: Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hƣớng công nghiệp, hình thành các vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hoá chủ lực tập trung theo quy hoạch.

Chăn nuôi đã có bƣớc chuyển mạnh mẽ từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại, áp dụng công nghệ chăn nuôi tiên tiến, có nền tảng để phát triển chăn nuôi công nghiệp và thu hút doanh nghiệp đầu tƣ phát triển sản xuất liên doanh, nuôi lợn liêt kết với doanh nghiệp (đến nay đã có hàng chục hộ nuôi lợn liên kết với doanh nghiệp trên 1.000 con).

Nuôi trồng thuỷ sản có sự chuyển biến khá mạnh từ nuôi quảng canh sang nuôi thâm canh, bán thâm canh; chuyển dần từ nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình sang nuôi theo hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp (đến nay toàn

huyện đã có trên 200 hộ nuôi Nghêu theo hƣớng công nghiệp để xuất khẩu, trên 100 ha nuôi tôm, cua theo hƣớng công nghiệp).

- Đảng và Nhà nƣớc quan tâm, có nhiều chính sách đầu tƣ phát triển nông nghiệp, nông thôn nhƣ: Chƣơng trình xây dựng Nông thôn mới, chƣơng trình giãm nghèo nhanh và bền vững … khuyến nông đƣợc coi là một kênh đầu tƣ có hiệu quả để thúc đẩy phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

* Những khó khăn

- Quy mô sản xuất nông nghiệp ở Lộc Hà còn nhỏ lẻ, manh mún sẽ hạn chế khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt đối với sản xuất hàng hoá xuất khẩu, chứng nhận an toàn thực phẩm.

Mặc dù sau khi dồn điền đổi thửa, số thửa ruộng toàn huyện đã giãm 2 lần, diện tích bình quân 1 thửa đã tăng lên 1,9 lần, nhƣng diện tích bình quân mỗi hộ vẫn còn 3,1 thửa, diện tích mỗi thửa bình quân 700 m2. Điều này là một cản trở rất lớn trong việc tổ chức sản xuất hàng hoá tập trung, đẩy mạnh việc cơ giới hoá và ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất.

- Tập quán canh tác lâu đời theo hƣớng “tự cung tự cấp”, sản xuất theo kinh nghiệm là chính, ngại thay đổi cách thức sản xuất sẽ gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động khuyến nông chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân.

- Nhận thức về phƣơng thức hoạt động khuyến nông còn có sự khác biệt, không thống nhất giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc với các đơn vị sự nghiệp làm công tác khuyến nông sẽ dẫn đến những khó khăn trong quá trình quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động khuyến nông.

- Năng lực của hệ thống khuyến nông nhà nƣớc còn hạn chế, nhất là mạng lƣới khuyến nông viên cơ sở, do vậy khả năng cung cấp và chất lƣợng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 33 - 42)