Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém về quản lý thu, chi ngân sách

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý ngân sách Nhà nước của thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 70)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém về quản lý thu, chi ngân sách

nhà nước

2.3.3.1. Nguyên nhân hạn chế, yếu kém về quản lý thu NSNN

* Đối vối công tác quản lý thu thuế

Thứ nhất, hệ thống thuế qua nhiều lần cải cách vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; chưa chuyển hướng kịp thời để thích nghi với môi trường kinh tế ngày càng đổi mới; chưa dự báo hết những chuyển biến nhanh chóng của quá trình phát triển KT -

64

XH; chính sách thuế chưa bao quát hết mọi nguồn thu trong nền kinh tế, chưa khuyến khích và bảo hộ có chọn lọc, có thời hạn sản xuất trong nước. Ngoài ra chính sách thuế vẫn còn nhiều phức tạp, một số sắc thuế còn nhiều thuế suất, còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, còn nhiều mức miễn, giảm thuế làm hạn chế tính trung lập của thuế, làm cho công tác quản lý thuế dễ phát sinh tiêu cực.

Thứ hai, trình độ nhận thức của xã hội về thuế còn thấp, đại bộ phận người dân chưa hiểu rõ bản chất tốt đẹp và lợi ích của công tác thuế, chưa thấy được việc thực hiện nghĩa vụ thuế là trách nhiệm của mọi công dân, chưa phê phán mạnh mẽ các trường hợp gian lận về thuế, chưa hỗ trợ tích cực cho cơ quan thuế thu thuế; ý thức chấp hành pháp luật về thuế của các đối tượng nộp thuế còn thấp, tình trạng trốn thuế, gian lận thuế, nợ đọng thuế diễn ra khá phổ biến vừa thất thu thuế vừa không công bằng trong xã hội.

Thứ ba, nghĩa vụ trách nhiệm pháp luật và quyền lợi của đối tượng nộp thuế, cơ quan thuế, tổ chức và cá nhân có liên quan đến công tác thuế chưa được quy định đầy đủ và thiếu nhất quán giữa các sắc thuế. Do đó chưa đủ cơ sở pháp lý để tổ chức quản lý thuế có hiệu quả. Bên cạnh đó một số quy định còn rườm rà, phức tạp, chưa rõ ràng, minh bạch gây khó khăn, tốn kém cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế, dễ phát sinh tiêu cực trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế.

Thứ tư, đội ngũ cán bộ quản lý thu ngân sách còn yếu, một số cán bộ làm công tác quản lý thu NSNN trình độ hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý thu hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính trong quản lý thu nên chưa trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các Luật thuế.

Thứ năm, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đối với công tác thuế chưa được quan tâm đúng mức, thể hiện:

+ Chưa có quy định cụ thể trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, các ban ngành có liên quan trong công tác thuế, còn có tư tưởng coi việc thu thuế chỉ là nhiệm vụ của ngành thuế.

65

+ Sự phối kết hợp giữa các ngành chức năng trên cùng một địa bàn chưa chặt chẽ, thiếu thống nhất, chưa xây dựng được quy chế phối hợp trong công tác chống thất thu thuế, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn một cách đồng bộ. + Chưa phát huy tốt vai trò của UBND các xã, phường và Hội đồng tư vấn thuế của địa phương trong vấn đề công khai thuế, hiệp thương mức thuế, ấn định thuế, dẫn đến số thuế giữa các hộ cùng ngành nghề chưa đảm bảo sự công bằng, công tác báo cáo thống kê còn chậm, số liệu chưa chính xác. Số hộ kinh doanh lập bộ thuế còn thấp so với đơn vị được cấp mã số nhưng chưa được làm rõ nguyên nhân để xử lý dứt điểm.

Thứ sáu, chưa có biện pháp để bồi dưỡng, mở rộng nguồn thu một cách thỏa đáng. Đây là một vấn đề rất quan trọng vì nếu không quan tâm bồi dưỡng, mở rộng nguồn thu thì dễ dẫn đến tình trạng lạm thu (vì cứ tập trung tăng thu đối với những cơ sở kinh doanh đã quản lý được), mất nguồn thu (vì các hộ kinh doanh cá thể không thể chịu đựng mức thuế liên tục tăng sẽ chuyển sang kinh doanh không ổn định hoặc xin nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh lén lút gây thất thu). Ngoài ra do việc chưa quan tâm bồi dưỡng nguồn thu nên phần lớn các cơ sở SXKD không có điều kiện để tái đầu tư, hiện đại hóa công nghệ, mở rộng sản xuất, tạo thêm nhiều sản phẩm cho xã hội, điều đó càng thu hẹp nguồn thu ngân sách.

* Đối với công tác quản lý thu phí, lệ phí

Thứ nhất, UBND tỉnh, Sở Tài chính chưa thường xuyên rà soát, bổ sung danh mục, điều chỉnh mức thu đối với các khoản thu phí trên địa bàn theo định kỳ, thường là khi trung ương có thay đổi hoặc khi có vấn đề nổi cộm xảy ra trên địa bàn thì mới chỉ đạo rà soát, dẫn đến việc sửa đổi bổ sung các văn bản pháp lý về quy định thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của địa phương chưa kịp thời, nhiều mức thu đã quá lạc hậu hoặc có khi quá cao không phù hợp với thực tiễn chậm được sửa đổi, có nhiều khoản thu không đúng quy định của pháp luật chậm được bãi bỏ.

Thứ hai, các cấp chính quyền địa phương cũng chưa thật sự quan tâm đến công tác thu phí, lệ phí, xem đây là khoản thu nhỏ,thiếu quan tâm chỉ đạo thực hiện.

66

Thứ ba, các đơn vị được giao nhiệm vụ trực tiếp thu các khoản phí, phí chưa chủ động trong việc rà soát kiến nghị sửa đổi bổ sung những vấn đề chưa hợp lý trong quá trình thực hiện, chưa tận dụng hết những điều kiện thuận lợi của đơn vị mình để tăng cường khai thác nguồn thu…

2.3.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém về quản lý chi NSNN

* Đối với quản lý chi đầu tư

Thứ nhất, hệ thống các văn bản pháp luật trong quản lý đầu tư và xây dựng trong thời gian qua được các cơ quan có thẩm quyền ban hành tương đối đầy đủ, việc sửa đổi, bổ sung thực hiện thường xuyên nhưng nhìn chung còn thiếu đồng bộ, nhiều quy định còn chồng chéo, nhiều hệ thống đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật còn thiếu và chậm được sửa đổi cho phù hợp.

Đối với tỉnh Phú Thọ, UBND tỉnh thường căn cứ vào hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương để đưa ra các quy định áp dụng trên địa bàn tỉnh nhưng các quy định này thường được ban hành rất chậm, và thường xuyên phải sửa đổi bổ sung do không phù hợp, gây lúng túng cho các đơn vị khi áp dụng các quy định pháp luật vào công tác này.

Thứ hai, chế tài xử phạt khi vi phạm trên lĩnh vực đầu tư và xây dựng còn quá thiếu, đến nay Chính phủ chưa ban hành được nghị định về xử phạt hành chính trên lĩnh vực này.

Thứ ba, các cấp chính quyền địa phương chưa thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng nhất là trong việc xây dựng kế hoạch hàng năm, công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư…

Thứ tư, năng lực của các chủ đầu tư, nhất là khối xã, phường không đồng đều và còn yếu, trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư và xây dựng chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến nhiều sai phạm trên lĩnh vực này.

Thứ năm, năng lực của các đơn vị làm công tác tư vấn còn yếu, chưa thể hiện tâm huyết với nghề dẫn đến hồ sơ dự án, hồ sơ thiết kế dự toán sơ sài, thiếu so với quy định.

67

Thứ sáu, công tác thanh tra kiểm tra trên lĩnh vực này tuy được tiến hành thường xuyên nhưng kết luận, xử lý sai phạm còn chưa nghiêm minh. Chưa có cơ chế rõ ràng, cụ thể để thực hiện công tác giám sát đầu tư của cộng đồng, của các đoàn thể nhân dân nhất là các công trình có huy động đóng góp của nhân dân.

Thứ bảy, chính sách đền bù giải tỏa của tỉnh còn nhiều bất cập, còn thiếu nhất quán, dẫn đến tâm lý "ở lỳ gặp lành", cứ khiếu nại là được giải quyết thêm nên hay phát sinh khiếu kiện làm chậm tiến độ dự án. Một bộ phận nhận thức về công tác bồi thường GPMB còn hạn chế, cá biệt có những hộ cố tình không hiểu chế độ chính sách, chây ỳ, yêu sách, đòi hỏi bất hợp lý, không những không chấp hành GPMB mà còn lôi kéo, vận động những hộ khác không thực hiện GPMB.

* Đối với công tác quản lý chi thường xuyên

Thứ nhất, thời gian qua hệ thống các văn bản pháp luật trên lĩnh vực NSNN không ngừng được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện nhưng còn những vấn đề cần phải tiếp tục được nghiên cứu điều chỉnh, các văn bản dưới luật còn thiếu, chưa đồng bộ, đôi khi còn chồng chéo, ban hành chậm so với yêu cầu.

Thứ hai, hệ thống định mức phân bổ ngân sách, định mức sử dụng ngân sách, định mức kinh tế kỹ thuật thường lạc hậu (chỉ đáp ứng được từ 70-80% so với nhu cầu) nhưng chậm được sửa đổi bổ sung cho phù hợp. Có thể thấy như đối với sự nghiệp kiến thiết thị chính thì các định mức, đơn giá về chăm sóc cây xanh, sửa chữa điện chiếu sáng, quét hốt rác, nạo vét hố ga,… chậm được ban hành nên chưa đủ cơ sở để tổ chức đấu thầu đối với hoạt động phục vụ công cộng này. Đối với địa phương nhiều định mức phân bổ ngân sách trên các lĩnh vực KT - XH còn mang tính bình quân chung, chưa thấy hết đặc thù của thành phố.

Thứ ba, công tác tuyên truyền, quán triệt luật NSNN đến các đơn vị sử dụng ngân sách chưa sâu sắc, do vậy nhận thức về luật NSNN và các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng NSNN của các cơ quan đơn vị và của cán bộ còn hạn chế.

Thứ tư, một số ngành, đơn vị, xã phường thuộc thành phố sử dụng các khoản chi NSNN chưa chấp hành tốt các quy định của luật, chưa nâng cao ý thức quản lý sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả.

68

Thứ năm, chưa thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp khi thấy dấu hiệu chi sai nguyên tắc tài chính. Sự phối hợp thanh tra, kiểm tra công tác quản lý chi tài chính chưa được tiến hành thường xuyên, chưa xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm quản lý chi NSNN một cách đúng mức để làm gương cho người khác.

Thứ sáu, các đơn vị thực hiện thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính chưa nhận thức đúng tinh thần của Quyết định 192/2001/QĐ-TTg, chỉ coi đơn thuần là việc tăng thu nhập cho cán bộ, công chức mà chưa chú ý gắn với việc sắp xếp tổ chức bộ máy, cải tiến biện pháp quản lý, nâng cao hiệu quả.

Thứ bảy, đối với các đơn vị thực hiện tự chủ tài chính theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP vẫn còn tư tưởng bám vào NSNN như khi thực hiện cơ chế cũ, chậm tư duy đổi mới trong một bộ phận lãnh đạo và viên chức sự nghiệp. Các cơ chế chính sách thực hiện chưa đồng bộ, hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật làm căn cứ pháp lý cho việc thực hiện tự chủ đã lạc hậu nhưng chậm được sửa đổi, các quy định về tiền lương chưa phù hợp đã làm hạn chế nhiều mức độ tự chủ của đơn vị.

69

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSNN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý ngân sách Nhà nước của thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)