7. Kết cấu của luận văn
2.2.3. Thực trạng quy trình quản lý thu, chi NSNN
Quy trình ngân sách là trình tự các bước thực hiện các hoạt động (theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền) các cơ quan hữu quan trong quá trình chuẩn bị, lập, thẩm tra, quyết định dự toán ngân sách đến phân bổ, thực hiện, chấp hành và quyết toán ngân sách, trong đó, xác định rõ trách nhiệm và thời hạn từng công việc cụ thể của từng khâu trong toàn bộ quy trình.
Việc thực hiện quy trình ngân sách từ khi có Luật NSNN 2002 đã đạt được những kết quả đáng kể thể hiện trong các nội dung sau:
2.2.3.1. Lập dự toán, quyết định và phân bổ NSNN
Những năm gần đây hệ thống văn bản hướng dẫn lập dự toán NSNN ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, chất lượng công tác lập dự toán ngày càng được nâng cao, đặc biệt là việc giao ổn định ngân sách từ 3-5 năm, ổn định tỷ lệ điều tiết, ổn định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đã tạo sự chủ động cho địa phương trong việc xác định nguồn lực, bảo đảm các nhiệm vụ chi theo thẩm quyền.
Tuy nhiên, trong xây dựng dự toán NSNN hàng năm vẫn còn bộc lộ một số điểm bất cập ảnh hưởng tới chất lượng của dự toán như:
- Thời gian trong quy trình lập dự toán địa phương hàng năm chưa hợp lý, còn dồn nén tạo ra nhiều áp lực cho các cơ quan, các cấp chính quyền địa phương trong lập dự toán, dẫn đến quy trình lập dự toán đối với ngân sách huyện và ngân sách xã không thực hiện theo quy định các bước (2 xuống, 1 lên) của Luật ngân sách, thực tế chỉ đạt hai bước là (1 lên, 1 xuống). Những bất cập về thời gian trình tự, thủ tục pháp lý như hiện nay dẫn đến các chỉ tiêu trong dự toán thu, chi ngân sách thiếu căn cứ khoa học, thiếu tính thực tiễn.
- Công tác lập dự toán của các đơn vị, các cấp ngân sách thiếu tính tích cực; dự toán thu thường là xây dựng thấp, dự toán chi thường là đưa ra nhu cầu quá cao,
49
trong khi khả năng cân đối ngân sách của cấp trên còn rất khó khăn, do đó quá trình thảo luận giao kế hoạch ngân sách rất khó thống nhất, thường dẫn đến sự áp đặt số liệu của cơ quan quản lý Ngân sách cấp trên.
- Công tác lập dự toán Ngân sách ở cấp xã mới chỉ bước đầu thực hiện theo luật phần lớn đều do cấp huyện làm thay, và chủ yếu mới tính toán được phần chi cho con người và một phần chi cho hoạt động không tính toán được phần chi cho phát triển, đầu tư, nuôi dưỡng nguồn thu.
2.2.3.2. Chấp hành NSNN
Việc chấp hành NSNN cơ bản đã được thực hiện theo quy định của Luật NSNN, dự toán NSNN được các đơn vị, cơ quan tài chính các cấp thực hiện theo nền nếp, đảm bảo cho việc cân đối ngân sách quý của địa phương, hình thức cấp phát, chu trình cấp phát và tổ chức công tác cấp phát đảm bảo quy trình và theo dự toán năm, quý được duyệt, bước đầu đưa hiện đại hoá công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý điều hành NSNN nên đã giúp cho công tác kế toán, chế độ thông tin báo cáo nhanh, phục vụ cho công tác quản lý điều hành NSNN các cấp thuận lợi.
2.2.3.3. Công tác kế toán và quyết toán NSNN
Trong thời gian gần đây, Bộ Tài chính đã ban hành sửa đổi chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp, chế độ kế toán ngân sách, hệ thống mục lục NSNN, đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hạch toán kế toán, nhưng công tác kế toán còn mang tính thống kê, tổng hợp thu - chi theo chứng từ kho bạc, việc áp dụng chương trình quản lý ngân sách bằng công nghệ thông tin chưa được hoàn thiện, khó khăn cho việc khai thác cung cấp số liệu phục vụ cho công tác báo cáo, quyết toán NSNN giữa các cơ quan: Tài chính, Kho bạc và cơ quan Thuế, nguyên nhân là các chỉ tiêu trong biểu mẫu yêu cầu báo cáo giữa các cơ quan Thuế, Tài chính, Kho bạc không đồng nhất dẫn đến khó thực hiện và khai thác thông tin.
Chưa khắc phục được sự khác biệt giữa số liệu quyết toán Ngân sách thực tế chi tại đơn vị của cơ quan Tài chính trong năm và số thực rút tại Kho bạc, dẫn đến việc phản ánh chưa chính xác bản báo cáo quyết toán chi NSNN.
50
Thực hiện chế độ báo cáo kế toán của các đơn vị dự toán nhìn chung còn chậm nhiều so với quy định, đặc biệt là đối với các đơn vị dự toán cấp I, đơn vị quản lý kinh phí theo ngành như y tế, giáo dục, các đơn vị dự toán chưa thực hiện được chế độ báo cáo kế toán tháng gửi về cơ quan tài chính.
Công tác kiểm tra kế toán chưa được thực hiện thường xuyên, tổ chức xét duyệt quyết toán và ra thông báo duyệt quyết toán còn chậm, do đó còn tình trạng tổng hợp vào quyết toán NSNN tại cấp huyện, xã trên cơ sở số liệu báo cáo của Kho bạc, chưa quyết toán NSNN theo số thực quyết toán của các đơn vị dự toán, điều này ảnh hưởng đến độ chính xác của quyết toán NSNN.
Theo quy định hiện hành báo cáo quyết toán NSNN của các đơn vị dự toán các cấp và báo cáo quyết toán Ngân sách của các cấp chính quyền trước khi trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn, phải được cơ quan kiểm toán nhà nước kiểm toán. Đây là một việc khó thực hiện, vì hiện tại lực lượng kiểm toán nhà nước còn mỏng chưa kiểm toán với tất cả các đơn vị, các cấp Ngân sách cùng một lúc, do đó việc phê chuẩn quyết toán Ngân sách của HĐND các cấp vẫn phải trên cơ sở kiểm tra của HĐND và giải trình của UBND và cơ quan Tài chính.
2.2.3.4. Công khai tài chính, ngân sách địa phương
Công khai tài chính là một biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách, quá trình huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính, từ đó phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chế dộ quản lý tài chính, bảo đảm sử dụng có hiệu quả NSNN, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tuy nhiên mặc dù Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 về việc ban hành Quy chế công khai tài chính đối với các cấp NSNN, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được NSNN hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn NSNN, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ NSNN và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân; Bộ Tài chính đã có Thông tư số 03/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005 về việc hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các cấp
51
NSNN và chế độ báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính, nhưng việc thực hiện công khai tài chính ngân sách hàng năm mới chỉ mang tính hình thức, chưa phục vụ tiết thực cho công tác kiểm tra, giám sát.