Đánh giá chung về công tác quản lý ngân sách nhà nƣớ cở thành phố Việt Trì

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý ngân sách Nhà nước của thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 58)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.Đánh giá chung về công tác quản lý ngân sách nhà nƣớ cở thành phố Việt Trì

Trì giai đoạn 2006 - 2013.

2.3.1. Kết quả đạt được về quản lý thu, chi NSNN

2.3.1.1. Kết quả đạt được về quản lý thu ngân sách nhà nước

Trong những năm qua thành phố Việt Trì đã đạt nhiều kết quả khả quan trong công tác quản lý thu ngân sách. Thành phố cơ bản hoàn thành dự toán thu được giao, đảm bảo nguồn lực tài chính để thành phố hoàn thành nhiệm vụ kinh tế - chính trị Tỉnh giao hàng năm, thực hiện thắng lợi các Nghị quyết về phát triển KT- XH của thành phố do Đại hội Đảng bộ thành phố đề ra.

Thứ nhất, công tác quản lý thu thuế

Xác định thuế là nguồn thu chính của ngân sách thành phố nên những năm qua Thành phố đã tập trung chỉ đạo quyết liệt đối với công tác thu ngân sách nói chung mà nhất là công tác thu thuế, do vậy công tác quản lý thu thuế đã đạt những kết quả khả quan. Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế của thành phố không ngừng được củng cố và tăng cường, chất lượng đội ngũ cán bộ thuế đã có bước thay đổi rõ nét, góp phần quyết định đến việc hoàn thành vượt mức dự toán ngân sách hàng năm được tỉnh giao. Công tác quản lý thu thuế đã chuyển biến theo hướng tích cực, công khai, dân chủ, minh bạch, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế ngày càng được nâng lên.

Căn cứ nhiệm vụ được giao, ngay từ đầu năm, Chi cục Thuế Việt Trì đã phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố tham mưu cho UBND thành phố giao chỉ tiêu kế hoạch cho các xã, phường và các đơn vị kinh tế. Chi cục thuế thành phố đã thường xuyên, kịp thời tham mưu cho UBND thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo công tác thu, tập trung vào việc đề ra các biện pháp để hoàn thành dự toán thu được giao, tăng cường các biện pháp nghiệp vụ trong công tác thuế, trong đó tập trung vào việc chống thất thu, sót hộ, gian lận thương mại, không chấp hành

52

các quy định của pháp luật về thu ngân sách, nợ đọng dây dưa về thuế. Bên cạnh đó việc tìm ra các giải pháp để quản lý các khoản thu có hiệu quả, đảm bảo công bằng, khuyến khích các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, nâng cao hiệu quả, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố.

Thành phố Việt Trì có vị thế thuận lợi là trung tâm của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh phía Tây Bắc, những năm qua tỉnh và thành phố đã quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, quảng bá du lịch về cội nguồn (Đền Hùng) nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh. Đến cuối năm 2005, số đối tượng nộp thuế được quản lý thu thuế thường xuyên đã hơn 800 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, gần 9.000 hộ kinh doanh cá thể. Đây cũng là vấn đề đặt ra khá phức tạp cho công tác quản lý của ngành thuế.

Đối với khu vực cá thể, Chi cục thuế thành phố cùng với các xã, phường, Ban quản lý các chợ đã tăng cường quản lý hộ, nắm nguồn thu mới phát sinh, tập trung đôn đốc thu thuế môn bài ngay từ đầu năm. Một thực tế cho thấy việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thông thoáng đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển mạnh nhất là hộ cá thể.

Công tác ủy nhiệm thu được Chi cục thuế tham mưu UBND thành phố triển khai thực hiện từ năm 2005. Việc thực hiện ủy nhiệm thu đã tạo điều kiện cho UBND các xã, phường tăng cường khai thác nguồn thu, bao quát nguồn thu, gắn thu ngân sách với nhu cầu chi, đồng thời đây cũng là một bước xã hội hóa công tác thuế, từ đó tạo điều kiện chống thất thu thuế có hiệu quả hơn.

Chi cục thuế Việt Trì đã tổ chức tập huấn những kiến thức cơ bản về thuế, quy trình quản lý hộ kinh doanh cá thể, biện pháp khai thác nguồn thu mới, đôn đốc thu nợ,.. cho lực lượng làm công tác ủy nhiệm thu ở xã, phường và các Ban quản lý, nhờ đó công tác ủy nhiệm thu đã mang lại nhiều kết quả.

Ngoài ra Chi cục thuế luôn chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra thuế nhất là trong điều kiện các doanh nghiệp chuyển dần sang hình thức tự khai tự nộp, đây là biện pháp quan trọng để một mặt chống thất thu, vi phạm luật thuế, mặt khác để chấn chỉnh uốn nắn cho các doanh nghiệp trong công tác ghi chép sổ sách kế toán,

53

sử dụng hóa đơn chứng từ theo đúng quy định. Ngoài kết qua kiểm tra hàng tồn kho, kiểm tra quyết toán thuế đã nêu ở trên, Chi cục thuế còn tiến hành kiểm tra thường xuyên hơn 3.000 lượt hộ ngừng, nghỉ kinh doanh, phát hiện xử lý, truy thu và phạt thuế 110 triệu đồng; kiểm tra và đề nghị hoàn thuế cho 59 doanh nghiệp với số tiền là 13,141 tỷ đồng; kiểm tra chống thất thu ở 76 doanh nghiệp tư nhân xử lý và truy thu 255 triệu đồng; kết hợp với UBND các xã, phường tổ chức cưỡng chế hành chính 23 hộ kinh doanh dây dưa nợ thuế với số tiền 59,3 triệu; kết hợp đội quản lý thị trường thành phố Việt Trì xử lý 32 vụ kinh doanh trốn thuế, xử lý và truy thu 23,5 triệu đồng.

Thứ hai, công tác quản lý thu phí, lệ phí

Mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn trong thu ngân sách thành phố nhưng thu phí, lệ phí đã góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương. Nội dung thu phí, lệ phí căn cứ vào danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Nghị định 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 của Chính phủ, cũng như một số loại phí, lệ phí được phân cấp cho HĐND tỉnh ban hành. Các đơn vị được giao thu phí, lệ phí chủ yếu là các Ban quản lý chợ, các trường thuộc phòng Giáo dục, phòng Quản lý đô thị, phòng Tài nguyên môi trường, phòng Tư pháp, Công ty Môi trường đô thị, UBND các xã, phường. Nhìn chung các đơn vị đã tổ chức thực hiện công tác thu phí, lệ phí tương đối tốt, hoàn thành dự toán thu được giao và quyết toán kịp thời với cơ quan Thuế. Chi cục thuế thành phố cũng đã thường xuyên kiểm tra việc chấp hành chế độ và quyết toán thu nộp phí, lệ phí của các đơn vị. Qua thanh tra, kiểm toán định kỳ chưa phát hiện cơ quan, đơn vị nào tự ý đặt ra các khoản phí, lệ phí ngoài quy định.

2.3.1.2. Kết quả đạt được về quản lý chi ngân sách nhà nước của thành phố Việt Trì giai đoạn 2006 - 2013.

Quản lý chi NSNN trên địa bàn thành phố Việt Trì trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến đáng kể, quy mô chi ngân sách không ngừng tăng lên và quản lý sử dụng ngân sách chặt chẽ, hợp lý, hiệu quả hơn.

54

Đây là nội dung chi được thành phố đặc biệt quan tâm trong những năm qua. Kết quả về quản lý chi đầu tư phát triển được thể hiện cụ thể sau:

- Đã tuân thủ các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng, về cấp phát thanh toán vốn đầu tư, về quyết toán vốn đầu tư; từ đó góp phần hạn chế tối đa việc lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản ngay từ khâu quyết định đầu tư, bố trí vốn đầu tư, thực hiện đầu tư và thanh quyết toán vốn đầu tư.

- Bố trí cơ cấu chi đầu tư bám sát yêu cầu phục vụ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh và thành phố đề ra. Quá trình thực hiện chi đầu tư phát triển luôn coi trọng đầu tư cơ sở hạ tầng và tập trung ngân sách ở mức cao nhất để thực hiện mục tiêu này nhằm tạo ra điều kiện môi trường thuận lợi cho thành phố trong quá trình phát triển. Theo đó chi đầu tư trong những năm qua tập trung vào việc cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị của thành phố, chỉnh trang đô thị, đầu tư cơ sở vật chất trường lớp học cho các trường,..; ngoài ra vốn đầu tư còn bố trí để thực hiện các chương trình KT - XH của thành phố như: xóa đói giảm nghèo, kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn và nâng cấp hẻm nội thị, điện chiếu sáng công cộng…

- Thành phố đã tập trung thực hiện các giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư như: Xác định đúng đắn sự cần thiết phải đầu tư đối với các dự án, công trình để có quyết định đầu tư chính xác, phù hợp với điều kiện và khả năng của ngân sách. Nâng cao năng lực của các chủ đầu tư; Nâng cao chất lượng công tác tư vấn: lập dự án, lập thiết kế dự toán, thi công, giám sát. Đồng thời, nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án, thẩm định thiết kế tổng dự toán, thẩm định quyết toán,…; quản lý chất lượng công trình xây dựng, tiến hành xử phạt hợp đồng đối với các nhà thầu thi công làm ăn gian đối không đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm.

- Mặc dù nguồn vốn chi đầu tư phát triển còn theo phân cấp hạn hẹp, song thành phố đã tìm mọi biện pháp để tăng thêm vốn đầu tư, cũng như có nhiều đề xuất kiến nghị với tỉnh Phú Thọ, với Trung ương trong việc bổ sung vốn đầu tư cho việc phát triển KT - XH, đảm bảo môi trường sinh thái. [22, Tr3 -4]

55

Thứ hai, đối với quản lý chi thường xuyên

Kết quả quản lý chi thường xuyên ở thành phố Việt Trì được thể hiện cụ thể như sau:

- Về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên ngày càng tăng và mở rộng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của thành phố. Ngoài các khoản chi thường xuyên, ngân sách thành phố đã đáp ứng các nhu cầu có tính đột xuất nhất là trong trường hợp thiên tai, bão lụt cũng như các trường hợp trợ cấp đột xuất khác. Từ đó hoàn thành vai trò là nguồn lực tài chính để thành phố hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển KT - XH đã đề ra.

- Việc thực hiện chu trình ngân sách đã có nhiều bước chuyển biến đáng kể. Trong khâu lập dự toán các đơn vị đã bám sát các định mức phân bổ ngân sách và định mức sử dụng NSNN ban hành cũng như nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương mình. Quá trình xét duyệt dự toán, phân bổ ngân sách đã thực hiện đúng quy định của luật NSNN; việc chấp hành dự toán đã có nhiều tiến bộ, kinh phí chi thường xuyên được quản lý sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm; từng bước có sự đổi mới từ thủ tục cho đến thời gian cấp phát và xem xét hiệu quả sau cấp phát, công tác kiểm soát chi của kho bạc ngày càng chặt chẽ hơn; công tác lập, thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán đã đi vào nề nếp, chất lượng báo cáo quyết toán đã được nâng lên rõ rệt, báo cáo quyết toán đã phản ánh tương đối chính xác và trung thực tình hình sử dụng ngân sách cũng nhưng hoạt động của đơn vị trong năm ngân sách. - Cơ cấu chi ngân sách đã từng bước đổi mới, chú ý mục tiêu phục vụ các chương trình KT - XH của thành phố như: chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, chương trình phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông… Cơ cấu chi ngân sách thành phố đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố đề ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các cơ quan đơn vị và cá nhân thụ hưởng từ các khoản chi thường xuyên đã có ý thức trong việc sử dụng có hiệu quả, hạn chế được tiêu cực.

- Các đơn vị thực hiện thí điểm khoán kinh phí hành chính theo quyết định 192/2001/QĐ-TTg bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực, hiệu quả hoạt

56

động, tính chủ động trong thực hiện nhiệm vụ công tác đã được nâng lên một bước. Ở các đơn vị này đã chủ động sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình nghiệp vụ, Các cơ quan đã đề ra quy chế chi tiêu nội bộ làm cho ý thức tiết kiệm chống lãng phí được nâng lên, việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của đơn vị đi vào thực chất hơn. Thu nhập của cán bộ, công chức được nâng lên, đời sống được cải thiện đáng kể.

- Việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ đã đạt được những kết quả rất khả quan. Các đơn vị sự nghiệp có thu được giao quyền tự chủ tài chính đã từng bước cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ, sắp xếp lại tổ chức bộ máy và người lao động theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, việc khai thác và mở rộng nguồn thu sự nghiệp được chú trọng hơn, ý thức sử dụng kinh phí tiết kiệm hơn, thu nhập của viên chức sự nghiệp được nâng lên đáng kể.

2.3.2. Những hạn chế, yếu kém trong quản lý thu, chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2006 - 2013.

2.3.2.1. Hạn chế, yếu kém về quản lý thu ngân sách nhà nước

Thứ nhất, công tác kế hoạch hoá nguồn thu chưa được coi trọng đúng mức.

Đây là một trong những hạn chế lớn hiện nay về công tác quản lý thu ngân sách. Cơ quan quản lý thu ngân sách chưa làm tốt công tác kế hoạch hóa các nguồn thu để từ đó có biện pháp quản lý và thu đúng, thu đủ. Hạn chế này thể hiện ở chỗ chưa nắm chắc được khả năng nguồn thu trên địa bàn bao gồm các nguồn thu đã có, nguồn thu sẽ phát sinh để từ đó có biện pháp đa dạng hóa các nguồn thu.

Thứ hai, công tác xây dựng dự toán thu ngân sách chưa có cơ sở vững chắc, đôi khi còn mang yếu tố chủ quan, cảm tính. Dự toán thu là cơ sở để điều hành, quản lý thu ngân sách nhưng chưa được xây dựng một cách khoa học, thường tham khảo số kiểm tra của Sở Tài chính tỉnh và tình hình thu ngân sách năm hiện hành, dự ước khả năng phát triển KT - XH của năm kế hoạch để đề ra dự toán thu. Ngoài ra còn có nguyên nhân khách quan là thường bị áp đặt của cơ quan cấp trên về số thu ngân sách nhất là thu thuế từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

57

Thứ ba, tốc độ áp dụng các thành tựu công nghệ thông tin trong quản lý thuế còn chậm, trình độ năng lực cán bộ làm công tác tin học chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, do đó hiệu quả chưa cao, còn tốn nhiều thời gian công sức, ảnh hưởng đến công tác khác. Công tác thu thập, hệ thống hóa và xử lý thông tin về đối tượng nộp thuế chưa theo kịp yêu cầu phát triển, các dữ liệu về lịch sử doanh nghiệp, về các mối quan hệ chủ yếu của doanh nghiệp, tình hình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp chưa được cập nhật thường xuyên…

Thứ tư, tình trạng thất thu thuế, sót hộ, nợ đọng thuế, dây dưa, gian lận thương mại còn phổ biến. Đây là một trong những yếu kém mà nhiều năm nay ngành thuế của thành phố vẫn chưa khắc phục được. Mặc dù tổng số thu hàng năm đều vượt so với dự toán được giao nhưng trong đó rất nhiều loại thuế còn thất thu lớn. Tình trạng thất thu về thuế được phân tích cụ thể như:

+ Thất thu về thuế ngoài quốc doanh là khoản thất thu rất lớn từ 25-30%, tập trung vào các đối tượng kinh doanh nhỏ, lĩnh vực ăn uống, dịch vụ du lịch, nhà

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý ngân sách Nhà nước của thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 58)