7. Kết cấu của luận văn
1.3. Kinh nghiệm quản lý ngân sác hở một số địa phƣơng
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý thu - chi NSNN huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
Luật NSNN được sửa đổi về đẩy mạnh phân cấp, tăng nguồn lực cho địa phương và đơn vị cơ sở khai thác nội lực nâng cao hiệu quả tiết kiệm, giảm bớt thủ tục hành chính, huyện Hưng Hà tổ chức thực hiện tương đối tốt các hoạt động phát triển KT – XH. Theo số liệu 6 tháng đầu năm 2007, thu NSNN thực hiện được 101,7 tỷ đồng, một số chỉ tiêu vượt dự toán đầu năm như: Thuế ngoài quốc doanh đạt 69%, lệ phí trước bạ đạt 66%, xổ số đạt 58%, thuế nhà đất đạt 77%, thu biện pháp tài chính đạt 168% dự toán. Tổng chi ngân sách thực hiện 59,164 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển là 9,617 tỷ đồng, chi thường xuyên là 49,476 tỷ đồng.
Trong điều hành chi ngân sách, cấp ủy, chính quyền các cấp đã chỉ đạo sát sao, chặt chẽ và các cơ quan chuyên môn tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát ngay từ đầu năm nên các chỉ tiêu chi bám sát dự toán, đảm bảo cân đối. Cụ thể, chi đầu tư phát triển KT – XH được đảm bảo tiến độ thực hiện dự án, chi thường xuyên đã tiết kiệm, phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của huyện và cấp xã.
Công tác quản lý tài chính ngân sách xã luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm vì vậy KBNN huyện Hưng Hà đã tích cực kết hợp với các ngành thuộc khối tài chính quản lý chặt chẽ thu – chi, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý, điều hành ngân sách và quỹ quốc gia trên địa bàn huyện. Tính đến hết năm 2007, tổng thu NSNN là 188,456 tỷ đồng, tăng 13% so với dự toán. Công tác chi ngân sách đã giữ ổn định theo dự toán HĐND huyện phê duyệt. Trên cơ sở nguồn thu
27
tăng, UBND huyện đã bổ xung thêm nhiệm vụ chi là 24,422 tỷ đồng, cụ thể: tăng vốn đầu tư XDCB 9,385 tỷ đồng; chi sự nghiệp kinh tế 1,649 tỷ đồng; chi thường xuyên 7,462 tỷ đồng. Có được kết quả như vậy là do UBND huyện đã chủ động quản lý điều hành ngân sách những tháng cuối năm như tập trung khắc phục yếu kém, đề ra các biện pháp thực hiện, phấn đấu hoàn thành và vượt dự toán thu, đảm bảo nhiệm vụ chi. Các cấp chính quyền, ngành thuế và một số ngành chức năng làm rõ nguyên nhân thất thu đối với từng chỉ tiêu thu ở từng lĩnh vực, từng địa bàn. Tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, tạo vốn từ quỹ đất để xây dựng cơ sở hạ tầng. Huyện Hưng Hà thực hiện nghiêm các quy định để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tiếp tục củng cố công tác quản lý tài chính, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý điều hành của bộ máy chính quyền cấp xã. [9, Tr 32 – 33]
1.3.2. Kinh nghiệm tăng cường, nuôi dưỡng nguồn thu thông qua thu hút đầu tư nước ngoài tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Tỉnh Vĩnh Phúc thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng thủ đô. Vĩnh Phúc có nhiều tuyến giao thông quốc gia: đường sắt, đường bộ, đường song quan trọng chạy qua và gần sân bay quốc tế Nội Bài. Với lợi thế về địa kinh tế và văn hóa, từ khi tái lập tỉnh (năm 1997) tỉnh Vĩnh Phúc đã có bước tiến nhanh và đạt được những thành tựu to lớn. Kể từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18/5/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2007 – 2010, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện triệt để. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã xây dựng chương trình hành động đẩy mạnh cải cách hành chính; các cơ quan, đơn vị đã ban hành kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính theo năm. Đồng thời thực hiện cơ chế một cửa liên thông đang được thực hiện tại một số huyện, thành, thị trong lĩnh vực đất đai (liên thông UBND cấp xã với UBND cấp huyện) và 2 sở: Sở Kế hoạch và Đầu tư trong lĩnh vực cấp đăng ký kinh doanh (liên thông với Công an tỉnh và Cục Thuế tỉnh); Sở Tư pháp thực hiện trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp (liên thông với Công an tỉnh, Sở Lao động thương binh và xã hội, và Văn phòng UBND tỉnh). UBND tỉnh còn chỉ đạo UBND thành
28
phố Vĩnh Yên triển khai thực hiện đề án xây dựng Bộ phận một cửa hiện đại. Với những hoạt động kịp thời trên đã giúp cho môi trường đầu tư trong tỉnh được thông thoáng hơn, thu hút được lượng vốn đầu tư lớn
Là một địa phương gần đường Quốc lộ thuận lợi cho vận chuyển và giao lưu thương mại ngoài ra tỉnh còn có các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư hợp lý, thành phố Vĩnh Yên đã và đang trở thành tâm điểm thu hút cá nhà đầu tư trong và ngoài nước. Từ một thị xã nhỏ, Vĩnh Yên đã phát huy tiềm năng, thế mạnh của mình, trở thành thành phố công nghiệp – dịch vụ với các chính sách thu hút đầu tư cởi mở, theo phương châm đi tắt đón đầu, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ, khai thác mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cải thiện môi trường đầu tư, quy hoạch phát triển KT - XH. Điểm nhấn trong thu hút đầu tư của Vĩnh Yên là lấy giải phóng mặt bằng – cái cách hành chính làm khâu đột phá. Hiện nay, thành phố Vĩnh Yên có khu công nghiệp Khai Quang với diện tích 262 ha và quy hoạch bổ sung đến năm 2015 có khu công nghiệp Hội Hợp với diện tích 150 ha. Nhờ vậy, đã có 90 – 100% các dự án đi vào sản xuất, không ngừng mở rộng đầu tư, hiệu quả. Thành phố đã quy hoạch các khu trung tâm thương mại lớn, siêu thị BigC, Sài Gòn Max…, khu vui chơi giải trí Sông Hồng Thủ Đô, các khu đô thị chùa Hà Tiên, Quảng Lợi.
Bên cạnh đó, thành phố tạo được sự đồng thuận, đảm bảo tính thống nhất cao trong BCH Đảng bộ và cả hệ thống chính trị. Đến nay, thành phố Vĩnh Yên đã thu hút nhiều dự án vào đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị, hạ tầng đô thị với tổng số vốn hàng trăm tỷ đồng; trong đó có nhiều dự án cho ra sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao. Cụ thể, đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006 – 2008, thành phố Vĩnh Yên có 55 dự án chiếm 32,16% số dự án trên toàn tỉnh; số vốn đầu tư đạt 771,721 tỷ USD, chiếm tới 29,68% số vốn đăng ký trên toàn tỉnh.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố luôn đạt trên 20%/năm; thu nhập tổng sản phẩm quốc nội (GDP)/người/năm đạt 66,08 triệu đồng, tăng gấp hơn 10 lần những năm 1997 – 2000. Thu ngân sách đạt hơn một nghìn tỷ đồng, đạt 130% dự toán giao. Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng ngành
29
dịch vụ chiếm 48,16%; công nghiệp – xây dựng chiếm 49,74%; nông – lâm nghiệp, thủy sản 2,1%. Mạng lưới giao thông đô thị luôn được quan tâm đầu tư. Các lĩnh vực văn hóa, an sinh xã hội, quốc phòng – an ninh được duy trì và phát triển lên tầm cao mới. Lĩnh vực giáo dục được đẩy mạnh và xã hội hóa, phát triển cả 3 mặt: quy mô, chất lượng và cơ sở vật chất. Mạng lưới y tế được củng cố, tăng cường; có 7/9 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế, đạt tỷ lệ 10 BS/1 vạn dân. [30]
30
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CỦA THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ GIAI ĐOẠN 2006 - 2013
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Việt Trì
2.1.1. Về điều kiện tự nhiên và địa lý hành chính
Việt Trì là thành phố trực thuộc tỉnh Phú Thọ. Là thành phố du lịch về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, là kinh đô Văn Lang - Kinh đô đầu tiên của người Việt, quê hương đất tổ vua Hùng; Là thành phố công nghiệp; Là cửa ngõ vùng Tây Bắc, đầu mối giao thông nối giữa các tỉnh miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, nằm trên hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc). Thành phố Việt Trì được thành lập vào ngày 4 tháng 6 năm 1962. Thành phố Việt Trì được biết đến là một trong những thành phố công nghiệp đầu tiên ở miền Bắc với các ngành dệt, giấy, hóa chất, sứ..., và còn được gọi là thành phố ngã ba sông - nơi hợp lưu của ba dòng sông là (sông Hồng, sông Lô, sông Đà). Hiện nay Việt Trì là trung tâm chính trị, hành chính và kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ và trung tâm của liên tỉnh phía Bắc. Tháng 5 năm 2012, Việt Trì được Chính phủ quyết định công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Phú Thọ và được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư để trở thành một trong 11 đô thị lớn nhất Việt Nam. Tháng ba âm lịch hàng năm Giỗ tổ Hùng Vương hàng triệu con cháu Lạc Hồng từ khắp cả nước lại nô nức về núi Nghĩa Lĩnh thôn Cổ Tích - xã Hy Cương - Việt Trì để thăm viếng tổ tông.
Thành phố Việt Trì cách trung tâm Hà Nội 70 km về phía Tây Bắc.
+ Phía Đông giáp các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc).
+ Phía Tây giáp thị trấn Lâm Thao và thị trấn Hùng Sơn, các xã Tiên Kiên, Thạch Sơn, huyện Lâm Thao – tỉnh Phú Thọ.
+ Phía Nam giáp các xã Cao Xá, Sơn Vi, huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) và huyện Ba Vì, Hà Nội.
31
Thành phố Việt Trì có 23 phường, xã trực thuộc (trong đó gồm 13 phường là: Bạch Hạc, Thanh Miếu, Thọ Sơn, Tiên Cát, Nông Trang, Vân Cơ, Bến Gót, Gia Cẩm, Tân Dân, Dữu Lâu, Minh Nông, Minh Phương, Vân Phú và 10 xã là: Thụy Vân, Phượng Lâu, Sông Lô, Trưng Vương, Hy Cương, Chu Hóa, Thanh Đình, Hùng Lô, Kim Đức, Tân Đức).
2.1.2. Về kinh tế - xã hội:
Trong những năm qua, nền kinh tế của thành phố (TP) Việt Trì tiếp tục tăng trưởng cao giai đoạn 2006 - 2013 GDP tăng bình quân 13,6%. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố thể hiện nền kinh tế đang từng bước đi vào khai thác các lợi thế so sánh của trung tâm đô thị vùng.
Bảng 2.1: Dân số và lao động TP. Việt Trì trong giai đoạn 2006 - 2013 STT CHỈ TIÊU Đơn vị tính Kết quả thực hiện giai đoạn 2006 - 2013
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 I Tổng dân số 1.000 ngƣời 176,5 179,2 182,3 184,8 185,5 189,8 192,5 193,9 II Lao động
1 Tổng số lao động đang
làm việc 1.000 ngƣời 92,8 93,6 94,3 95,0 99,7 102,0 103,1 104,3
Trong đó: Công nghiệp
- xây dựng 1.000 ngƣời 29,5 30,7 31,6 32,6 39,9 42,7 43,8 45,2
- Dịch vụ 1.000 ngƣời 30,3 30,5 31 31,3 31,5 31,9 32,1 32,8
- Nông lâm - thuỷ sản 1.000 ngƣời 33 32,4 31,7 31,1 28,3 27,4 27,2 26,8
2 Cơ cấu lao động % 100 100 100 100 100 100 100 100
Trong đó: Công nghiệp
- xây dựng % 32 33 34 34 40 42 43 44
- Dịch vụ % 33 33 33 33 32 31 31 31
- Nông lâm - thuỷ sản % 36 35 34 33 28 27 26 25
Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội thành phố Việt Trì giai đoạn 2006 - 2013
- Công nghiệp thành phố phát triển khá (Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 15,6%/năm) đứng đầu các đô thị trong vùng, đóng
32
góp phần quyết định vào sự tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp của tỉnh (đóng góp khoảng 40%), đồng thời đứng đầu các thành phố, thị xã trong vùng.
- Các ngành dịch vụ phát triển mạnh, đóng góp phần quyết định vào sự tăng trưởng giá trị gia tăng dịch vụ của tỉnh (đóng góp khoảng 50%); đa dạng, từng bước khai thác được lợi thế, đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Chất lượng dịch vụ được nâng lên một bước.
- Sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá, đã triển khai xây dựng một số chương trình, dự án có giá trị kinh tế cao, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, tạo hệ sinh thái bền vững.
Bảng 2.2: Giá trị sản xuất và cơ cấu phân tích theo ngành giai đoạn 2006 - 2013 của thành phố Việt Trì (theo giá cố định 1994)
STT CHỈ TIÊU Đơn vị
tính
Kết quả thực hiện giai đoạn 2006 - 2013 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1 Tổng giá trị sản xuất Tỷ đồng 5.275,0 6.431,6 7.271,0 7.659,6 8.592,2 9.337,9 9.138,4 9.829,6 1.1 Giá trị sản xuất (GTSX) công nghiệp - xây dựng Tỷ đồng 4.205,0 5.256,0 5.911,0 6.478,0 7.228,0 7.801,1 7.390,3 7.884,0 1.2 Thương mại - dịch vụ Tỷ đồng 962,6 1.050,7 1.240,3 1.052,5 1.237,6 1.410,0 1.626,0 1.824,7 2.3 GTSX nông - lâm - thuỷ sản Tỷ đồng 107,4 124,9 119,7 129,1 126,6 126,8 122,1 120,9 2 Cơ cấu % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
2.1 Công nghiệp - xây
dựng % 79,7 81,7 81,3 84,6 84,1 83,5 80,9 80,2
2.2 Thương mại - dịch vụ % 18,2 16,3 17,1 13,7 14,4 15,1 17,8 18,6
2.3 Nông lâm - thuỷ sản % 2,0 1,9 1,6 1,7 1,5 1,4 1,3 1,2
Nguồn:Báo cáo tình hình phát triển kinh tế- xã hội 2006-2013 của TP Việt Trì
Trong thời gian qua, thành phố đã huy động các nguồn lực để phát triển KT - XH, nhất là huy động các nguồn lực xây dựng hạ tầng đô thị và hạ tầng kinh tế - xã hội đạt kết quả khá. Công tác xây dựng và quản lý đô thị, phong trào xây dựng đô thị xanh - sạch - đẹp dần đi vào nề nếp.
33
- Thành phố bước đầu đáp ứng yêu cầu là trung tâm một số ngành đào tạo văn hóa, thể thao của vùng; Chất lượng giáo dục - đào tạo được nâng lên; Hoạt động văn hoá - thông tin - thể thao, y tế, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân và thực hiện các chính sách xã hội được thực hiện kịp thời, góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nguồn nhân lực, ổn định xã hội và xây dựng nếp sống văn minh đô thị.
- Công tác quốc phòng - an ninh được thực hiện tốt, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho KT - XH hội phát triển.
Trong cơ cấu kinh tế của thành phố Việt Trì thì giá trị sản xuất của ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng lớn (trên 80%). Tính theo giá cố định năm 1994, tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng thành phố Việt Trì đạt 7.958,4 tỷ đồng (năm 2013), trong đó công nghiệp là 6.416,4 tỷ đồng, xây dựng 1.542 tỷ đồng (xem biểu 2.3).
Bảng 2.3: Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trƣởng ngành công nghiệp - xây dựng thành phố Việt Trì (giá cố định 1994)
STT CHỈ TIÊU
Đơn vị tính
Kết quả thực hiện giai đoạn 2006 - 2012 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
1 GTSX công nghiệp - xây dựng Tỷ đồng 4.205, 0 5.256, 0 5.911, 0 6.478, 0 7.228, 0 7.801, 1 7.390, 3 7.958, 4 Tăng trưởng % 100,0 125,0 112,5 109,6 111,6 107,9 94,7 107,7 1.1 GTSX công nghiệp Tỷ đồng 3.564, 5 4.298, 2 4.839, 1 5.385, 4 6.116, 0 6.600, 1 5.995, 3 6.416, 4 Tăng trưởng % 100,0 120,6 112,6 111,3 113,6 107,9 90,8 107,0 1.2 GTSX xây dựng Tỷ đồng 640 958 1.072 1.093 1.112 1.201 1.395 1.542 Tăng trưởng % 100,0 149,7 111,9 102,0 101,7 108,0 116,2 110,5
2 Cơ cấu ngành công nghiệp
- xây dựng % 100 100 100 100 100 100 100 100
2.1 Công nghiệp % 85 82 82 83 85 85 81 81
2.2 Xây dựng % 15 18 18 17 15 15 19 19