C. Bài mới:(41’) GV: Đặt vấn đề
E. Dặn dò – Hướng dẫn học ở nhà:(1’)
- Rèn kĩ năng lập bảng “Tần số”
Ngày soạn: 15/01/10 Giảng 7A: .../01/10 Giảng 7B: .../01/10 Tiết 44 §3. BIỂU ĐỒ I. Mục tiêu:
* Kiến thức: HS hiểu được ý nghĩa minh họa của biểu đồ về giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng.
* Kĩ năng: Biết cách dựng biểu đồ đoạn thẳng từ bảng "Tần số" và bảng ghi dãy số biến thiên theo thời gian. Biết đọc các biểu đồ đơn giản.
* Thái độ: Học tập nghiêm túc, rèn kĩ năng vễ biểu đồ chính xác, khoa học.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
GV: Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu, bảng phụ, ghi sắn bài tập và biểu đồ của bài tập mẫu.
HS: Thước kẻ có chia khoảng, sưu tầm một số biểu đồ các loại (từ sách, báo hàng ngày, từ sách giáo khoa các môn học khác như Địa lí, Lịch sử...), Bảng nhóm, bút dạ.
III. Tiến trình các hoạt động dạy học: A. Ổn định tổ chức lớp:
* Lớp 7A: .../35 ... * Lớp 7B: .../37 ...
B. Kiểm tra: (7')
GV: - Từ bảng số liệu ban đầu có thể lập được những bảng nào ? - Nêu tác dụng của bảng đó
HS: - Từ bảng số liệu ban đầu có thể lập được bảng "Tần số".
- Tác dụng của bảng tần số là để tính toán và để có những nhận xét chung về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu.
GV: Đưa bài tập ghi trong bảng phụ lên bảng:
- Thời gian hoàn thành cùng một loại sản phẩm (tính bằng phút) của 35 công nhân trong một xưởng sản xuất được ghi trong bảng sau.
3 5 4 5 4 6 3
4 7 5 5 5 4 4
5 4 5 7 5 6 6
6 3 6 7 5 5 8a) Dấu hiệu ở đây là gì? Có bao nhiêu giá trị khác nhau của dấu hiệu? a) Dấu hiệu ở đây là gì? Có bao nhiêu giá trị khác nhau của dấu hiệu? b) Lập bảng "Tần số" và rút ra nhận xét?
HS: Chữa bài tập:
a) Dấu hiệu: Thời gian hoàn thành một sản phẩm (tính bằng phút) của mỗi công nhân. Có 6 giá trị khác nhau của dấu hiệu là 3; 4; 5; 6; 7; 8
b) Bảng "tần số"
Thời gian hoàn thành một sản phẩm (x)
3 4 5 6 7 8
Tần số (n) 3 7 14 7 3 1 N = 35
* Nhận xét:
- Thời gian hoàn thành một sản phẩm ngắn nhất: 3 phút.
- Thời gian hoàn thành một sản phẩm dài nhất dài nhất: 8 phút. - Đa số công nhân hoàn thành một sản phẩm trong 5 phút. GV: Cho HS nhận xét bài làm của bạn và cho điểm.
C. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (16')
GV: Trở lai với bảng "Tần số" được lập từ bảng 1 và cùng HS làm ? theo các bước như trong SGK.
GV: Cho HS đọc từng bước và làm theo.
HS: Đọc từng bước vẽ biểu đồ đoạn thẳng như ? SGK.
GV: (lưu ý HS)
+ Độ dài đơn vị trên hai trục có thể khác nhau. Trục hoành biểu diễn các giá trị x; trục tung biểu diễn tần số n. + Giá trị viết trước, tần số viết sau. GV: Em hãy nhắc lại các bước vẽ biểu đồ đoạn thẳng?
HS: Bước 1: Dựng hệ trục tọa độ. Bước 2: Vẽ các điểm có các tọa độ đã cho trong bảng.
Bước 3: Vẽ các đoạn thẳng.
1. Biểu đồ đoạn thẳng
Với bảng “Tần số” được lập từ bảng 1 Giá trị (x) 28 30 35 50 Tần số (n) 2 8 7 3 N = 20 10 8 6 4 2 5 35 50 10 30 28 x n 3 0 1 5 7 9
Hoạt động 2: (20') Bài tập.
GV Cho HS làm bài tập 10 (SGK, tr.14)
Đề bài ghi trong bảng phụ đưa lên bảng yêu cầu HS sinh đọc kĩ đề bài. HS: Làm bài tập 10. (SGk, tr.14). 1HS đọc to đề bài.
GV: Kiểm tra bài làm của HS và cho điểm.
Bài tập 10: (SGK, tr.14)
a) Dấu hiệu: Điểm kiểm tra Toán (học kì I) của mỗi HS lớp 7C. Số các giá trị 50.
b) Biểu đồ đoạn thẳng:
D. Củng cố: (5')
GV: Em hãy nêu ỹ nghĩa của việc vẽ biểu đồ?
HS: Vẽ biểu đồ cho mọt hình ảnh cụ thể dễ thấy, dễ nhớ... về giá trị của dáu hiệu và tần số.
GV: Nêu các bước vẽ biểu đồ đoạn thẳng. HS: Trả lời như SGK.
GV: Nhẫn mạnh các bước vẽ biểu đồ...