Nội dung thực nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử dạy học sinh học 11 nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh (Trang 123)

10. Những đóng góp mới của đề tài

3.2.Nội dung thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành TN BGĐT 4 nội dung kiến thức sinh lý cơ thể động vật ở chương 1, 2, 3 và 4 phần Sinh học cơ thể chương trình sinh học lớp 11:

- Nội dung chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật: TN bài Tuần

hoàn máu.

- Nội dung cảm ứng ở động vật:TN bài Tập tính của động vật

- Nội dung sinh trưởng và phát triển ở động vật: TN bài Sinh trưởng và

phát triển ở động vật.

- Nội dung sinh sản ở động vật: TN bài sinh sản vô tính ở động vật.

Quá trình TN được tiến hành theo phương pháp và quy trình lý thuyết đã đề ra theo tư tưởng giả thuyết khoa học của đề tài.

3.3. Đối tƣợng và thời gian thực nghiệm

- Đối tượng TN: HS trường THPT chuyên ngoại ngữ - Đại học ngoại ngữ - ĐHQGHN.

+ Lớp TN: H - K4; H – K42; E – K42. + Lớp ĐC: E - K41, D – K42; A – K42.

118

Tiêu chí chọn đối tượng TN: trình độ của 2 nhóm TN và ĐC tương đối đồng đều. Để đảm bảo tiêu chí đó, chúng tôi lựa chọn đối tượng TN dựa trên cơ sở:

+ Kết quả học tập môn Sinh học được khảo sát trước khi TN. + Kết quả khảo sát về nhận thức, thái độ và kĩ năng TH.

+ Tham khảo kết quả học tập của các môn tự nhiên khác trước khi TN. Nguyên tắc tiến hành TN là tổ chức quá trình dạy học song song lớp TN với lớp ĐC và chất lượng 2 lớp qua khảo sát thăm dò trước khi TN chính thức tương đương nhau.

- Thời gian thực nghiệm:

+ Từ 22/11/2010 đến 2/04/2011 (năm học 2010 – 2011) đối với HS lớp H - K41, E - K41.

+ Từ 04/10/2011 đến 16/10/2011 (năm học 2011 – 2012) đối với HS lớp D – K42; H – K42; A – K42; E – K42.

3.4. Kết quả thực nghiệm

Để đánh giá chuẩn xác và khách quan kết quả TN, chúng tôi đã tiến hành 2 bài kiểm tra trong khi TN, mỗi bài 45 phút theo hình thức trắc nghiệm và 1 bài kiểm tra theo hình thức thuyết trình bằng Powerpoint sau khi thực nghiệm xong bài tập tính ở động vật. Các kết quả bài kiểm tra được đánh giá theo thang điểm 10 và được phân tích định tính, định lượng để thấy rõ kết quả khác biệt của những tác động sư phạm ở lớp TN với lớp ĐC. Các tiêu chí cơ bản để đánh giá là: khả năng nhớ, hiểu và vận dụng sáng tạo các tri thức đã học, phát triển các thao tác trí tuệ, trọng tâm và hệ thống hóa và khái quát hóa.

119

3.4.1. Đánh giá kết quả trong thực nghiệm về mặt định lượng

Về mặt định lượng: Dựa vào các tiêu chí cơ bản trên chúng tôi xây dựng biểu điểm cho các đề kiểm tra nhằm đánh giá kết quả của các tác động sư phạm trong TN. Để phân tích các kết quả thu được chúng tôi sự dụng phương pháp toán thống kê với các chỉ số tính theo các công thức sau:

+ Lập các bảng: phân phối, tần suất, tần suất hội tụ. + Vẽ các đường phân phối trên đồ thị.

+ Tính các tham số thống kê đặc trưng: Xm; Cv%; s; tđ bằng các công thức: - Điểm trung bình: 1 1 n i i i X x n n    - Sai số trung bình cộng: m 1 n  - Phương sai: 2 2 1 1 ( ) n i i i s X X n n    

- Độ lệch tiêu chuẩn: biểu thị mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng: 2

ss

- Hệ số biến thiên: Để so sánh 2 tập hợp có X khác nhau: 1

(%) .100

Cv

x

- Kiểm định độ tin cậy về sự chênh lệch của 2 giá trị trung bình cộng của TN và ĐC bằng đại lượng kiểm định td theo công thức: 1 2

2 2 1 2 1 2 d X X t S S n n   

120

Giá trị tới hạn của td là tα tra trong bảng phân phối Student với α = 0,05 và bậc tự do f = n1 + n2 – 2. Nếu tdtthì sự sai khác các giá trị trung bình TN và ĐC là có nghĩa.

Chú thích:

+ n1; n2: số HS được kiểm tra ở nhóm lớp TN; ĐC. + 2

1

S ; 2 2

S : phương sai của các lớp nhóm TN; ĐC. + X X1; 2: điểm trung bình của các lớp nóm TN; ĐC.

+ fi; xi: số bài kiểm tra đạt điểm tương ứng là xi, trong đó 0 ≤ xi ≤ 10 đặc trưng cho phổ phân bố điểm của bài kiểm tra ở mỗi lớp.

Kết quả chấm bài kiểm tra trong TN được xử lí thống kê và tổng hợp như sau:

Bảng 3.1. Tần suất (fi %) qua các lần kiểm tra

Lần KT Lớp Xi n Kém (1 - 2) Yếu (3 - 4) T.Bình (5 - 6) Khá (7 - 8) Giỏi (9 - 10) 1 TN 138 0 0 10.87 36.23 52.90 ĐC 142 0 0 17.61 61.27 21.12 2 TN 138 0 0 9.07 31.85 59.0 ĐC 142 0 0 14.08 57.30 22.10 3 TN 138 0 0 3.25 27.53 69.22 ĐC 142 0 0 10.56 64.93 24.51 Tổng hợp TN 276 0 0 7.73 31.86 60.41 ĐC 284 0 0 16.26 61.18 22.58

121

Hình 3.1. Biểu đồ tần suất tổng hợp các bài KT ở hai nhóm lớp TN và ĐC

Nhận xét: Kết quả bảng 3.1 cho phép rút ra một số nhận xét:

- Nhóm TN, tỷ lệ điểm khá, giỏi tăng từ bài KT số 1 (89.13%) đến bài KT số 3 (96.75%) là 7.62%, trong khi đó tỉ lệ tần suất xuất hiện điểm trung bình giảm từ 10.87% đến 3.25%, không có HS điểm yếu, kém. Điều đó chứng tỏ HS đã làm quen và nắm bắt được phương pháp tự học qua BGĐT và vận dụng có hiệu quả.

- Nhóm ĐC, sự biến động tần suất xuất hiện các loại điểm số có chiều hướng tương tự nhóm TN, song chủ yếu HS đạt điểm khá. Tỉ lệ HS đạt điểm giỏi ở bài KT số 1 (21.12%), bài KT số 3 (24.51%) tăng 3.39%.

Tuy cả 2 nhóm TN và ĐC đều có xu hướng tăng tỉ lệ điểm khá, giỏi qua các bài kiểm tra, điều đó cho thấy HS đã biết tiếp cận và quen dần với bài giảng theo hướng tự học. Song ở nhóm TN chủ yếu HS có điểm giỏi (60.41%) trong khi nhóm ĐC HS chủ yếu đạt điểm khá (61.18%), tỉ lệ điểm giỏi chỉ chiếm 22.58%. Điều đó cho thấy HS ở các lớp TN đã tự học có hiệu

fi (%)

1 - 2 3 - 4 5 - 6 7 - 8 9 - 10 Xi fi (%)

122

quả hơn, tiến bộ nhanh hơn và kiến thức vững chắc hơn nhóm ĐC, đặc biệt là kĩ năng nắm kiến thức toàn diện, sâu sắc và vận dụng sáng tạo.

Bảng 3.2. Bảng thống kê kết quả thuyết trình bằng powerpoint

Lần KT Lớp Xi n Kém (1 - 2) Yếu (3 - 4) T.Bình (5 - 6) Khá (7 - 8) Giỏi (9 - 10) 1 TN 138 0 0 0 18.60 81.40 ĐC 142 0 0 12.37 42.55 45.08

Hình 3.1. Biểu đồ tần suất kết quả thuyết trình ở nhóm lớp TN và ĐC

Nhận xét: Kết quả bảng 3.2 cho phép rút ra một số nhận xét:

- Nhóm TN, chủ yếu HS đạt điểm giỏi (81.40%), trong khi HS đạt điểm khá chỉ chiếm 18.6%, không có HS đạt điểm trung bình. Điều đó chứng tỏ, HS đã vận dụng được kĩ năng tự học được hướng dẫn thông qua BGĐT ở trên lớp vào các hoạt động tự học ở nhà.

fi (%)

123

- Nhóm ĐC, có HS đạt điểm trung bình (12,37%), số HS đạt điểm giỏi chỉ chiếm 45.08%, thấp hơn nhóm TN là 36.32%. Điều đó chứng tỏ HS ở các lớp TN vận dụng kiến thức và kĩ năng tự học có hiệu quả hơn ở nhóm ĐC.

Cả 2 nhóm TN và ĐC đều không có HS đạt điểm yếu, kém do HS của trường THPT chuyên ngoại ngữ đều là những HS có năng lực nhận thức từ mức khá trở lên.

3.4.2. Đánh giá kết quả trong thực nghiệm về mặt định tính

Phân tích khả năng hiểu đúng, đầy đủ, sâu sắc, khả năng hệ thống hóa, khái quát hóa, khả năng so sáng, khả năng ghi nhớ lâu bền và vận dụng sáng tạo các tri thức về sinh lý cơ thể động vật sau quá trình tự học để giải thích các hiện tượng, thí nghiệm.

Phân tích hiệu quả tác động sư phạm khi TN, chúng tôi quan tâm đến 2 vấn đề: Chất lượng lĩnh hội tri thức và phong cách tự học, hoàn thiện nhân cách.

Để đánh giá chất lượng lĩnh hội, vận dụng tri thức, chúng tôi tập trung quan tâm tới 3 tiêu chí tương ứng với các câu hỏi, bài tập trong các đề KT như sau:

- Tiêu chí cơ bản: Phản ánh mức độ nắm vững các khái niệm, các quá trình và cơ chế chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, cảm ứng ở động vật, sinh trưởng và phát triển ở động vật và sinh sản ở động vật. Cụ thể:

+ Hiểu đúng, đủ các tri thức về sinh lý cơ thể động vật và so sánh với thực vật.

+ Nắm vững các khái niệm, cơ chế về các quá trình sinh lý trong cơ thể động vật, chiều hướng tiến hóa và vai trò của chúng đối với đời sống động vật. Từ đó rút ra các ứng dụng trong thực tiễn sản xuất và đời sống.

124

Tiêu chí này xác định HS có đạt yêu cầu nhận thức tối thiểu đối với mục tiêu bài học hay không. Cụ thể là: có nhớ được những kiến thức cốt lõi, phân biệt được với các vấn đề tương tự hay không, ví dụ cảm ứng ở động vật và cảm ứng ở thực vật khác nhau như thế nào? Chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa ở động vật như thế nào? Điểm khác nhau cơ bản giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính của động vật ở đâu?,...Nhìn chung HS đạt được tiêu chí này có thể được 5 ± 1 điểm theo thang điểm 10 của bài KT.

- Tiêu chí vận dụng: Tiêu chí này đánh giá mức độ hiểu sâu, rộng, toàn diện kiến thức, biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo các tri thức học được để giải thích, dự đoán được các hiện tượng trong thực tế liên quan đến cơ thể người và động vật. Nếu đạt được cả 2 tiêu chí trên HS có thể đạt 8 ± 1 điểm.

- Tiêu chí nâng cao: Khả năng khái quát hóa và hệ thống hóa, phát triển năng lực độc lập, sáng tạo. Tiêu chí này nhằm phân loại HS có năng lực nhận thức cao, thông qua trình độ tổng hợp, khái quát, hoặc lí giải sâu sắc, thể hiện tư duy sáng tạo. Đạt tiêu chí này, có nghĩa HS đã nắm hoàn chỉnh vấn đề và đạt 9 – 10 điểm.

Như vậy, khi đánh giá kết quả học tập chúng tôi không chỉ quan tâm đến vấn đề học thuộc, nhớ mà quan tâm thích đáng đến sự hiểu bản chất của vấn đề, khả năng vận dụng và sự sáng tạo trong quá trình tự học. Để đáp ứng yêu cầu trên, khi KT, chúng tôi đã xây dựng các đề kiểm tra với mức điểm: thuộc bài, tối đa 5 – 6 điểm, vận dụng tốt được 2 điểm và có sáng tạo được 2 điểm.

Qua kết quả TN cho thấy tần suất xuất hiện HS điểm giỏi ( 9 – 10 điểm) ở cả 2 nhóm TN và ĐC đều tăng đần. Tuy nhiên, do nhóm ĐC GV chỉ sử dụng bài giảng thông thường còn nhóm TN GV sử dụng BGĐT thiết kế

125

theo hướng phát huy năng lực tự học của HS nên tỉ lệ điểm khá giỏi ở nhóm ĐC thấp hơn ở nhóm TN rất nhiều. Cụ thể:

Bài kiểm tra Nhóm lớp TN Nhóm lớp ĐC

Số 1 52.9% 21.12%

Số 2 59.1% 22.1%

Số 3 69.2% 24.51%

Tóm lại, khả năng nhận thức các khái niệm, cơ chế của các quá trình sinh lý ở cơ thể người và động vật được thể hiện qua các bài kiểm tra, bài thuyết trình bằng powerpoint cho thấy: HS nhóm TN hiểu các khái niệm, cơ chế của các quá trình sinh lý ở cơ thể người và động vật một cách chắc chắn; và vận dụng kiến thức linh hoạt, sáng tạo để giải thích các hiện tượng thực tế hơn nhiều nhóm ĐC. Nguyên nhân là do nhóm TN đã được tham gia quá trình dạy học sử dụng BGĐT thiết kế theo hướng phát huy năng lực tự học. Chính vì vậy, HS có cách nhìn nhận vấn đề từ tổng quát đến cụ thể do đó HS nhận thức được một cách sâu sắc các khái niệm, cơ chế của các quá trình sinh lý ở cơ thể người và động vật và so sánh với các quá trình sinh lý ở cơ thể thực vật.

126

Kết luận chƣơng 3:

Với các kết quả trên và những phân tích về mặt địnhh lượng và định tính có thể rút ra một số nhận xét:

1 - Qua 3 bài KT và bài thuyết trình bằng power point trong quá trình TN cho thấy chất lượng lĩnh hội tri thức của nhóm TN cao hơn nhiều nhóm ĐC về tất cả các mặt nhớ, hiểu, vận dụng và phát triển năng lực tư duy logic, có khả năng lưu giữ bền vững và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, chủ động.

2 - Kết quả TN cho phép kết luận tính đúng đắn của giải thuyết khoa học mà đề tài đã đặt ra. Cụ thể, phương pháp thiết kế và sử dụng BGĐT mà luận văn đề xuất đã có thể:

- Nâng cao kĩ năng làm việc độc lập trong quá trình tự học của HS. - Huy động được tính tích cực, tính chủ động, sáng tạo trong hoạt

động TH của HS.

- Làm cho HS lĩnh hội được các khái niệm, cơ chế của các quá trình sinh lý trong cơ thể động vật một cách vững chắc, có hệ thống.

127

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trong đề tài “Thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử dạy học sinh học 11 nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh” chúng tôi đã nghiên cứu

được những vấn đề sau:

1 - Xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn về thiết kế bài giảng điện tử. Trong đó làm rõ khái niệm, cấu trúc, yêu cầu sư phạm của 1 BGĐT, cũng như xây dựng quy trình thiết kế và các thao tác, kĩ năng cơ bản để xây dựng BGĐT.

2 - Xây dựng thư viện tư liệu (in kèm trong đĩa CD) và thiết kế được một số BGĐT tương ứng với 4 nội dung cơ bản phần sinh học cơ thể động vật trong chương trình sinh học 11 theo hướng phát huy năng lực tự học của HS.

3 - Việc thiết kế các BGĐT theo hướng phát huy năng lực tự học của HS, HS không chỉ thu nhận được kiến thức sâu sắc mà còn rèn luyện cho học sinh năng lực tự học, năng lực hoạt động trí tuệ và hứng thú học tập. Chúng tôi đã sử dụng các thao tác kĩ thuật đã trình bày trong luận văn để thiết kế 4 BGĐT trên phần mềm Powerpoint tương ứng với 4 nội dung chính của phần kiến thức SLĐV.

4 - Quy trình thiết kế BGĐT gồm sáu bước. Trong đó, bước xác định mục tiêu là vấn đề then chốt; Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định những nội dung trọng tâm nhằm đảm bảo tính thống nhất của nội dung dạy học trong toàn quốc; Multimedia hóa kiến thức, xây dựng thư viện tư liệu, lựa chọn phần mềm thiết kế BGĐT, chạy thử chương trình là các bước tạo nên điểm khác biệt của BGĐT. Trong đó, mutimedia hóa kiến thức là bước quan trọng cho việc thiết kế BGĐT, là nét đặc trưng cơ bản của

128

BGĐT để phân biệt với các loại bài giảng truyền thống, hoặc các loại bài giảng có sự hỗ trợ một phần của máy vi tính.

5 - Thông qua thực nghiệm BGĐT phần SLĐV đã kiểm tra tính đúng đắn, hiệu quả, tính khả thi của phương pháp thiết kế BGĐT đã được đề xuất, phù hợp với giả thuyết khoa học của đề tài. Cụ thể: Tỉ lệ HS đạt điểm khá giỏi ở nhóm TN (60.4%) qua các bài kiểm tra trung bình cao hơn nhóm ĐC là 37.82%; Kết quả thuyết trình của nhóm TN HS đạt từ điểm khá trở lên, trong khi nhóm ĐC có 12,37% HS đạt điểm trung bình (in kèm video thuyết trình của HS trong đĩa CD).

2. Khuyến nghị

Để nhanh chóng nâng cao hiệu quả giáo dục THPT trong điều kiện nước ta hiện nay, việc nhanh chóng triển khai hình thức thiết kế BGĐT theo

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử dạy học sinh học 11 nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh (Trang 123)