10. Những đóng góp mới của đề tài
2.2.1. Thiết kế bài giảng điện tử nội dung chuyển hóa vật chất và năng
lượng ở động vật: Bài 18 – Tuần hoàn máu
2.2.2.1. Mục tiêu
- Nêu được ý nghĩa của tuần hoàn máu.
- Phân biệt được hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn đơn với hệ tuần hoàn kép.
- Nêu được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn.
2.2.2.2. Đặc điểm bài học
a. Phân tích cấu trúc nội dung của bài
Như các bài về tiêu hóa và hô hấp đã nêu, sau khi thức ăn được tiêu hóa sẽ hấp thụ vào máu, cũng như O2 mang đến phổi rồi hấp thụ vào máu, ngược lại những chất thải sau khi hoạt động ở tế bào được máu hấp thụ. Vậy quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng tới tế bào và các chất thải từ tế bào ra sẽ được thực hiện như thế nào trong hệ tuần hoàn, hay nói cách khác bằng hoạt động thế nào mà chất dinh dưỡng được mang đến tế bào và chất thải được mang từ tế bào ra ngoài?
Để hiểu được hoạt động chuyển chất dinh dưỡng cũng đồng nghĩa với việc vận chuyển của máu, cần làm rõ hai yếu tố:
81 - Đặc điểm cấu trúc của hệ tuần hoàn. - Đặc điểm hoạt động của hệ tuần hoàn.
Do đặc điểm cấu tạo và hoạt động của hệ tuần hoàn, đảm bảo cho cơ thể tận dụng thức ăn, O2 và thải các chất thừa ra khỏi cơ thể một cách có hiệu quả nhất.
Nội dung về tuần hoàn là nối tiếp hoạt động của hệ tiêu hóa và hô hấp, nhờ có hoạt động phối hợp đồng bộ của tiêu hóa, hô hấp và tuần hoàn thì sự chuyển hóa vật chất, năng lượng của cơ thể được liên tục diễn ra.
Tuy có nêu cấu trúc của tim và mạch máu nhưng đó chỉ là phương tiện dẫn đến nghiên cứu hoạt động chuyển hóa vật chất trong cơ thể, hoàn toàn không có mục đích nghiên cứu hệ tuần hoàn. Do đó, điều cốt lõi của các bài về tuần hoàn là giải thích được các chất cần thiết cho tế bào và các sản phẩm do hoạt động tế bào tạo ra được vận chuyển bằng cách nào và vận chuyển theo con đường nào có hiệu quả cao. Nói cách khác, ở động vật trao đổi chất được thực hiện bằng cách nào và qua con đường nào?
Sự trao đổi chất ở động vật có 2 cách: Cách thứ nhất trực tiếp từ tế bào với môi trường liên quan (ở động vật có cấu trúc còn đơn giản như thủy tức, giun dẹp). Cách thứ hai là gián tiếp qua máu và dịch mô để thực hiện trao đổi chất giữa tế bào cơ thể với môi trường ngoài, nhờ con đường tuần hoàn và bạch huyết. Do vậy, phải nghiên cứu các kiểu hệ tuần hoàn của động vật tương ứng với các loài trên thang tiến hóa mà hệ tuần hoàn được phát triển tương ứng qua: tuần hoàn hở, tuần hoàn kín, tuần hoàn đơn đến tuần hoàn kép và ngày càng hoàn thiện.
Trong mỗi hệ tuần hoàn kín hay hở, được nghiên cứu chủ yếu về cách hoạt động nhằm thực hiện trao đổi chất mọt cách có hiệu quả cao nhất. Hoạt động trao đổi chất thực hiện được gắn liền với cấu trúc tương ứng, nên việc
82
nghiên cứu cấu trúc nhằm giải thích cho hoạt động. Như vậy nghiên cứu cấu trúc hệ tuần hoàn là phương tiện, còn hoạt động của nó là mục đích phải đạt.
Trong trao đổi gián tiếp cũng như trực tiếp đều được nêu rõ, máu được vận chuyển như thế nào? Bằng nguồn động lực nào để vận chuyển các chất dinh dưỡng đến tế bào và vận chuyển các chất thải từ tế bào ra môi trường cũng như các chất tế bào tạo ra đến các tế bào khác.
b. Phân tích kết cấu của bài
- Mục I: Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn - Mục II: Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật
Đây là phần trọng tâm của bài.
2.2.2.3. Xây dựng kịch bản sư phạm
a. Đặt vấn đề
- Chất dinh dưỡng và O2 sau khi được hấp thụ vào mạch máu và vận chuyển đến các tế bào bằng cách nào?
- CO2 và các chất thải bằng cách nào từ tế bào thải ra môi trường?
Bài 18, 19 sẽ tìm câu trả lời cho vấn đề nêu ở trên (ghi đầu bài lên bảng và chiếu slide tiêu đề (hình 2.10)).
83
Hình 2.10. Slide mở đầu - Tuần hoàn máu
b. Tiến trình dạy học
* Mục I: Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn
Để HS lĩnh hội được kiến thức của mục I về cấu trúc và chức năng của hệ tuần hoàn, GV chiếu slide 1 (hình 2.11): đoạn flash hệ tuần hoàn ở người và cho HS tự đọc SGK để trả lời 2 câu hỏi sau:
- Hệ tuần hoàn gồm những bộ phận nào? - Hệ tuần hoàn có chức năng như thế nào?
84
Sau khi HS trả lời câu hỏi, GV chiếu slide 2: Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn (ghi đề mục lên bảng).
Hình 2.12. Slide 2 – Tuần hoàn máu
GV yêu cầu HS chỉ rõ động mạch, tĩnh mạch và mao mạch trên sơ đồ hệ tuần hoàn kép.
* Mục II: Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật
GV yêu cầu HS xem sơ đồ phân loại các dạng hệ tuần hoàn để có cách nhìn tổng quát về tiến hóa của hệ tuần hoàn ở giới Động vật. (chiếu slide 3)
Hình 2.13. Slide 3 – Tuần hoàn máu
85
Hình 2.14. Slide 4 – Tuần hoàn máu
HS quan sát sơ đồ tìm ra điểm khác nhau về cấu tạo của 2 hệ tuần hoàn, trả lời các câu hỏi:
- Thế nào là hệ tuần hoàn hở, kín?
- Trong hệ tuần hoàn hở, kín máu cùng các chất được vận chuyển như thế nào?
- Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở.
Hình 2.15. Slide 5 – Tuần hoàn máu
86
GV chiếu slide 6: sơ đồ hệ tuần hoàn đơn của cá và hệ tuần hoàn kép của chim và thú.
HS quan sát sơ đồ, sau đó trả lời các câu hỏi: - Thế nào là hệ tuần hoàn đơn, kép?
- Trong hệ tuần hoàn đơn, kép máu được vận chuyển như thế nào? - Ưu điểm của hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn
Hình 2.16. Slide 6 – Tuần hoàn máu
HS trả lời từng câu hỏi, GV hệ thống kiến thức bằng slide 7, 8 và 9:
87
Hình 2.18. Slide 8 – Tuần hoàn máu
Hình 2.19. Slide 9 – Tuần hoàn máu
c. Củng cố
- GV chiếu sơ đồ hệ tuần hoàn kín và hở; đoạn flash vòng tuần hoàn ở cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú (slide 10) yêu cầu HS nêu chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn.
88
Hình 2.20. Slide 10 – Tuần hoàn máu
Sau khi HS trả lời GV chiếu slide 11:
Hình 2.21. Slide 11- Tuần hoàn máu
- GV yêu cầu HS cho biết
+ Hệ tuần hoàn hở khác hệ tuần hoàn kín như thế nào? + Hệ tuần hoàn đơn khác hệ tuần hoàn kép như thế nào? - GV chiếu slide 12: câu hỏi trắc nghiệm (nếu còn thời gian):
89
Hình 2.22. Slide 12 – Tuần hoàn máu
d. Dặn dò, bài tập về nhà:
- Trả lời các câu hỏi và bài tập SGK sinh học 11, tr.80. - Đọc trước bài 19. Tuần hoàn máu (tiếp theo).