10. Những đóng góp mới của đề tài
1.1.3. Phân biệt giáo trình điện tử,giáo án điện tử và bài giảng điện tử
Hiện nay, một số người vẫn còn lẫn lộn, đồng nhất hóa hai khái niệm, hai nội dung thiết kế Giáo án điện tử và Giáo trình điện tử. Chính vì thế,
chúng ta cần hiểu rõ:
Giáo trình điện tử là giáo trình được sử dụng thông qua các thiết bị
điện tử, vừa thay thế được cho các giáo trình thông thường về nội dung kiến thức, vừa thay thế được cho các giáo án giảng dạy của người GV. Các tài liệu học tập trong giáo trình điện tử phải được thiết kế sao cho người học có thể tự kiểm soát (thầy là cố vấn có thể trực tuyến hoặc không trực tuyến) nhờ sự trợ giúp bởi chức năng giao tiếp đa chiều của chương trình máy tính. Các phần mềm mô phỏng sẽ hỗ trợ người học tham gia trực tiếp vào quá trình thực hành, thí nghiệm nâng cao kĩ năng vận dụng thực tế... Giáo trình điện tử phải
có chức năng vừa tra cứu và tìm kiếm thông tin, chức năng giúp người học tự
kiểm tra, đánh giá mức độ nhận thức của bản thân, phát hiện những sai sót trong nhận thức và tự điều chỉnh. Ví dụ: Giáo trình “Intel Teach to the Future”...
Trong khi đó, theo tài liệu “Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS - môn Tin học” do Vụ Giáo dục Trung học - Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2007 (trang 95) thì “Giáo án điện tử có thể hiểu là giáo án truyền thống của GV nhưng được đưa vào máy vi tính – giáo án truyền thống
20
nhưng được lưu trữ, thể hiện ở dạng điện tử. Khi giáo án truyền thống được đưa vào máy tính thì những ưu điểm, thế mạnh của CNTT sẽ phát huy trong việc trình bày nội dung cũng như hình thức của giáo án. Như vậy, giáo án điện tử không bao hàm có ứng dụng hay không việc ứng dụng CNTT trong tiết học mà giáo án đó thể hiện.”
Cần hiểu Giáo án điện tử là bản thiết kế toàn bộ quá trình dạy học một đơn vị bài học (bao gồm mục tiêu, nội dung, phương pháp) trên cơ sở một phần mềm hỗ trợ (Microsoft office, Violet,...) và được trình chiếu thông qua các phương tiện trình chiếu hỗ trợ (projector,...). Nói như vậy cũng không có nghĩa là cứ “copy” một giáo án thông thường đưa lên các phương tiện trình chiếu thì được gọi là giáo án điện tử. Để có được một giáo án điện tử, phải có sự tìm tòi để các thao tác trình chiếu phải luôn tương tác và tương thích với các thao tác dạy học, đảm bảo được mối quan hệ hoạt động (thầy – tri thức và kĩ năng – trò), trở thành một phương tiện thể hiện cụ thể hóa của một phương pháp dạy học bộ môn nhất định. Đây là một yêu cầu khó và rất phức tạp, đòi hỏi phải nắm rất vững đặc điểm môn học, PPDH bộ môn, nghiệp vụ sư phạm và kĩ năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ mới có thể thực hiện được. Trong giáo án điện tử có thể có các hình ảnh, âm thanh, các mô phỏng thí nghiệm (thí nghiệm ảo – sử dụng các phần mềm để mô phỏng),...được lưu trữ dưới dạng tập tin (file) điện tử. [46]
Khi ta thực thi một giáo án nào đó trên đối tượng học sinh cụ thể trong một không gian và thời điểm nhất định thì được coi là ta đang thực hiện một bài giảng. Như vậy, giáo án là tĩnh, bài giảng lại động. Một giáo án chỉ có thể trở thành bài giảng khi nó được thực thi. Bài giảng là tiến trình GV triển khai giáo án của mình ở trên lớp.
Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức triển khai giáo án mà ở đó
21
đa phương tiện với sự hỗ trợ của CNTT. Nếu như bài giảng truyền thống là sự tương tác giữa thầy và trò thông qua các phương pháp, phương tiện và hình thức dạy - học truyền thống thì BGĐT là sự tương tác giữa thầy và trò thông qua các phương pháp, phương tiện và hình thức dạy - học có sự hỗ trợ của CNTT. Có rất nhiều mức độ tham gia của CNTT trong một bài giảng điện tử. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một chuẩn mực nào để đánh giá “bài giảng điện tử”. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng đơn vị mà mức độ “bài giảng điện tử” sẽ khác nhau. Cần lưu ý BGĐT không phải đơn thuần là các kiến thức mà HS ghi chép vào vở mà đó là toàn bộ hoạt động dạy và học – tất cả các tình huống sẽ xảy ra trong quá trình truyền đạt và tiếp thu kiến thức của HS. BGĐT càng không phải là một công cụ để thay thế “bảng đen phấn trắng” mà nó phải đóng vai trò định hướng trong tất cả các hoạt động trên lớp.
Thực chất có thể nói rằng giáo án điện tử chính là bản thiết kế của BGĐT. Do đó, xây dựng giáo án điện tử hay thiết kế BGĐT là hai cách gọi khác nhau cho một hoạt động cụ thể để có được BGĐT.
Việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần vài động tác đơn giản là trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú nơi HS. Thông qua giáo án điện tử, GV cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho HS hoạt động nhiều hơn trong giờ học.
Ưu điểm nổi bật của BGĐT là những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều hình thức: hình ảnh, văn bản, video với âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận, HS có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật. Có thể khẳng định rằng, môi trường
22
CNTT chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của HS. Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ GV hoàn toàn trong các bài giảng của họ. BGĐT chỉ thực sự hiệu quả với một số bài chứ không phải toàn bộ chương trình đào tạo: với những bài học có nội dung ngắn, không nhiều kiến thức mới, thì việc dạy theo phương pháp truyền thống sẽ thuận lợi hơn cho HS, vì GV sẽ ghi tất cả nội dung bài học đó đủ trên một mặt bảng và như vậy sẽ dễ dàng củng cố bài học từ đầu đến cuối mà không cần phải lật lại từng “slide” như khi dạy trên máy tính.
Không phải bất kỳ một bài giảng nào được minh họa một phần hoặc thể hiện toàn bộ bằng máy tính đều là bài dạy theo công nghệ dạy học hiện đại. Vì quá trình dạy học là quá trình thực hiện hai hoạt động tương tác: dạy của GV và học của HS.