10. Những đóng góp mới của đề tài
2.1.2. Những nguyên tắc thiết kế bài giảng điện tử
Hình 2.1. Sơ đồ nguyên tắc thiết kế bài giảng điện tử
2.1.2.1 Các nguyên tắc về nội dung
- Thể hiện được mục tiêu bài giảng (kiến thức, kĩ năng, thái độ): GV có thể sử dụng nhiều PPDH khác nhau, dùng các phương tiện dạy học khác nhau, nhưng mục tiêu cần đạt đến chỉ là một. Do vậy quá trình thiết kế bài giảng các hoạt động phải hướng tới mục tiêu đặt ra.
- Nội dung kiến thức: Chính xác; Làm bật được kiến thức trọng tâm; Đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung trình chiếu với nội dung dạy học. Do đó khi thiết kế phải phân tích, xác định rõ đặc điểm của các yếu tố
56
nội dung dạy học (đơn vị kiến thức, tư liệu tham khảo, kĩ năng môn học,...), đặc điểm của PPDH bộ môn để lựa chọn một hình thức trình chiếu phù hợp (giao diện, chế độ xuất hiện, thời gian, thao tác máy,...). - Thể hiện được sự tích hợp nhiều mục tiêu giáo dục: Về đạo đức, phẩm
chất; Về giáo dục môi trường.
Một trong những yêu cầu của PPDH mới là phải thông qua nội dung bài học để giáo dục nhiều vấn đề liên quan đến việc bồi dưỡng kỹ năng sống, phẩm chất đạo đức cho HS. Các nội dung giáo dục tích hợp không nên gượng ép, khiên cưỡng, nhưng không được bỏ qua nếu như trong nội dung bài học có thể kết hợp được.
- Tổ chức các hoạt động học tập của HS: Hoạt động nhóm; Hoạt động cá nhân; Hoạt động trên lớp, hoạt động ngoài lớp.
Trong thiết kế BGĐT cần chú ý tổ chức các hoạt động học tập nhóm, học tập cá nhân một cách phù hợp để tích cực hoá hoạt động của HS, để rèn luyện các kỹ năng mà mục tiêu bài dạy đặt ra.
- Tổ chức được các hoạt động kiểm tra đánh giá. CNTT cho phép GV tổ chức đánh giá kết quả hoạt động của HS ngay trên lớp với thời gian ngắn, đồng thời nhanh chóng đưa ra các câu hỏi dưới nhiều hình thức để đánh giá kết quả học tập (theo mục tiêu đặt ra) của HS sau khi hoàn thành tiết học. Vì vậy, trong thiết kế bài soạn cần phát huy thế mạnh này của CNTT.
2.1.2.2 Các nguyên tắc kĩ thuật
Đây là nguyên tắc rất quan trọng đối với BGĐT. Rất nhiều giáo viên mặc dầu có trình độ và kỹ năng sử dụng CNTT, nhưng lúng túng trong khi thiết kế BGĐT. Hầu hết các giáo viên thiết kế theo quan điểm riêng của mình,
57
do đó một số vấn đề về kỹ thuật thiết kế chưa phù hợp, làm giảm hiệu quả của CNTT.
Sau đây là những vấn đề kỹ thuật cần đạt được với một BGĐT: - Kiến thức tổ chức có hệ thống, làm bật được nội dung trọng tâm
Trong một tiết học kiến thức cần được tổ chức khai thác một cách có hệ thống, cấu trúc chặt chẽ, logic, nhưng phải làm bật được kiến thức trọng tâm của bài. Những kiến thức nào chỉ cần thông báo, những kiến thức nào có thể chuyển thành bài tập cho HS về nhà tự nghiên cứu, kiến thức nào cần tổ chức cho học sinh tìm hiểu, khai thác tại lớp phải được thể hiện rõ trong bài soạn.
- Các thông tin có sự liên kết, dễ dàng chuyển đến các slide, menu cần thiết.
Khi thiết kế BGĐT GV cần thiết kế trên một phần mềm chính, các thông tin, tư liệu hay các phầm mềm chuyên dùng khác được sử dụng với tư cách liên kết hỗ trợ (đa môi trường), các kỹ năng sử dụng phần mềm đó của GV được đánh giá thông qua sự tích hợp trong bài giảng một cách hợp lý.
- Giao diện nhất quán, cấu trúc đề mục bài giảng rõ ràng
Các slide phải có giao diện nhất quán, để khi chuyển slide không làm thay đổi giao diện gây khó chịu cho người theo dõi. Rất nhiều GV khi thiết kế thường không để ý đến điều này. Ví dụ mỗi slide có một nền khác nhau, font chữ khác nhau, cỡ chữ khác nhau...
Các đề mục phải được thể hiện cấu trúc của bài dạy để học sinh dễ theo dõi, dễ ghi chép.
- Đa dạng cách truyền tải thông tin (nghe, nhìn...)
Đây là thế mạnh của công nghệ thông tin, những video clip, thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng, những hình ảnh, âm thanh.. đưa đến cho HS đúng
58
lúc, mặc dầu trong thời gian ngắn nhưng có tác dụng, hiệu quả cao về nhận thức của HS.
- Tổ chức kiến thức trên một silie hợp lý (hình ảnh, bảng biểu, hình vẽ, mô hình hoá kiến thức...)
Thông thường nên bố trí một đơn vị kiến thức nằm gọn trong một slide để dễ quan sát theo dõi.
Hạn chế sử dụng chữ để diễn giải. Đặc biệt không đưa nguyên các ý có trong SGK lên slide để HS xem và chép.
Nên sử dụng các ký hiệu, mô hình hoá kiến thức để HS dễ học, dễ nhớ. Các hình ảnh, bảng biểu, hình vẽ.. có kích thước vừa phải dễ quan sát. - Sử dụng font chữ, cỡ chữ, màu sắc, kỹ thuật xuất hiện thông tin trên
slide hợp lý.
Font chữ, cỡ chữ cần thống nhất, nên sử dụng font Times New Roman, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa nghiêm túc trong văn bản. Không nên sử dụng các kiểu chữ rườm rà.
Màu sắc: cần có sự phối hợp hài hoà giữa các màu trong một slide. Dựa vào khả năng thu nhận ánh sáng của mắt, người ta khuyên nên sử dụng không quá 3 màu trong một slide và các cặp màu có bước sóng ánh sáng không quá gần nhau, cũng không nên quá xa nhau.
Đối với màu chữ: nên chọn một màu chủ đạo xuyên suốt các slide và một màu cho các đề mục, và một màu cho những ý cần làm nổi bật.
Không nên lạm dụng hiệu ứng xuất hiện thông tin trên slide một cách tuỳ tiện, gây mệt mỏi, phân tán sự tập trung của HS. Những thông tin cần xuất hiện một lúc thì cho xuất hiện ngay, không nên cho xuất hiện từ từ, lần lượt,
59
hoặc sử dụng các hiệu ứng xuất hiện thông tin rối rắm, nhiều lần trên một slide không phù hợp cho việc quan sát học tập của HS.
- Tư liệu phục vụ bài giảng.
Tư liệu phải phù hợp với nội dung bài giảng, phong phú, nhưng liều lượng vừa phải, có chọn lựa.
Việc chèn tư liệu hợp lý, khi cần thì kích hoạt để sử dụng.
Như vậy, nguyên tắc khi thiết kế BGĐT có thể tóm tắt lại như sau:
- Đảm bảo truyền đạt được nội dung dạy học - Đảm bảo tính sư phạm của quá trình dạy học
- Kỹ thuật thiết kế phù hợp, phát huy vai trò của CNTT trong dạy học - Kích thích hoạt động nhận thức và trí tuệ của học sinh ở mức độ cao