Thiết kế bài giảng điện tử nội dung sinh trưởng và phát triển

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử dạy học sinh học 11 nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh (Trang 105)

10. Những đóng góp mới của đề tài

2.2.3.Thiết kế bài giảng điện tử nội dung sinh trưởng và phát triển

vật: Bài 37 – Sinh trưởng và phát triển ở động vật

2.2.3.1. Mục tiêu

- Phân biệt và lấy được ví dụ về phát triển qua biến thái và không qua biến thái.

- Phân biệt và lấy được ví dụ về phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.

- Nêu được khái niệm biến thái.

2.2.3.2. Đặc điểm bài học

a. Phân tích cấu trúc nội dung của bài

Bài 37 gồm các vấn đề chính sau:

- Khái niệm về sinh trưởng, phát triển ở động vật.

- Sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn. - Sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn.

Về khái niệm sinh trưởng, phát triển đã được học, do đó trong bài này chỉ cần nêu giống như ở thực vật.

Thực ra ở thực vật trong một đời cá thể cũng trải qua nhiều giai đoạn mà trong đó mỗi giai đoạn cũng rất khác nhau về hình thái, cấu tạo cũng như chức năng, nghĩa là lúc mới sinh ra nhiều loài cũng hoàn troàn khác khác cây trưởng thành, coi đó cũng là biến thái. Ví dụ như rêu và dương xỉ. Nhưng cũng có cây mới sinh ra đã có hình thái giống cây trưởng thành như nhãn, vải, mít,...Ở động vật sự khác biệt và bểu hiện về hình thái qua các giai đoạn trong một đời cá thể cũng biểu hiện ở nhiều mức độ. Hình thái được biến đổi dần từ khi mới sinh ra đến giai đoạn trưởng thành được gọi là biến thái. Khi nghiên cứu phát triển của một đời cá thể, tất yếu phải nghiên cứu đặc điểm hình thái,

100

qua mỗi giai đoạn và tìm hiểu nguyên nhân chi phối sự phát triển ở mỗi giai đoạn đó.

Đời cá thể phải được tính từ khi thụ tinh xong và kết thúc lúc chết sinh lí, nghĩa là mọi tế bào không còn khả năng hoạt động. Nhưng xét tính biến thái chỉ tính từ khi cơ thể được sinh ra đến lúc trưởng thành. Như vậy mỗi giai đoạn có đặc điểm sinh lí khác nhau, con người nắm vững đặc điểm biến thái của mỗi giai đoạn để có biện pháp tác động phù hợp. Từ những phân tích trên cho thấy: nội dung của bài này là:

- Các giai đoạn phát triển ở động vật.

- Phân biệt được phát triển qua biến thái và không qua biến thái, biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn.

- Đặc điểm của mỗi giai đoạn trong phát triển qua biến thái. - Những yếu tố chi phối quá trình biến thái.

b. Phân tích kết cấu của bài

- Mục I: Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật

- Mục II: Phát triển không qua biến thái - Mục III: Phát triển qua biến thái

Mục II và III là nội dung trọng tâm của bài

2.2.3.3. Xây dựng kịch bản sư phạm

a. Đặt vấn đề

Sinh trưởng và phát triển ở động vật giống và thực vật ở những điểm nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay (ghi tiêu đề lên bảng, chiếu slide tiêu đề bài giảng).

101

Hình 2.34. Slide mở đầu – Sinh trưởng và phát triển ở động vật

b. Tiến trình dạy học

* Mục I: Khái niệm sinh trƣởng và phát triển ở động vật

Về khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật, GV chỉ cần nêu giống như ở thực vật.

Để HS hiểu được từ khi thụ tinh đến khi chết sinh lí (đời cá thể) trải qua các giai đoạn khác nhau, đặc biệt là dựa vào cơ sở (hay căn cứ) quan trọng để phân chia. Có thể hướng dẫn HS bằng các gợi ý sau:

- Theo em, trong đời cá thể (từ khi thụ tinh đến khi chết) trải qua những giai đoạn phát triển nào? Dựa vào căn cứ nào mà chia làm các giai đoạn đó? (dựa vào đặc điểm biến đổi làm mốc để phân chia).

- Qua thông tin ở hình 37.1; 37.2; 37.3; 37.4 và sự hiểu biết của mình em thấy giai đoạn phôi, sau phôi lại có thể chia thành những giai đoạn nhỏ nào? Dựa vào cơ sở nào lại chia như vậy?

102

Hình 2.35. Silde 1 – Sinh trưởng và phát triển ở động vật

*Mục II: Phát triển không qua biến thái

GV hỏi: Quan sát hình 37.1. Quá trình phát triển phôi thai người ta thấy từ hình nhỏ 1 đến hình nhỏ 8 rất kkhác nhau, sao lại nằm trong mục phát triển không qua biến thái?

Hình 2.36. Slide 2 - Sinh trưởng và phát triển ở động vật

103

Hình 2.37. Silde 3 - Sinh trưởng và phát triển ở động vật

*Mục III: Phát triển qua biến thái

GV nêu câu hỏi: Phát triển qua biến thái có những kiểu nào? Mỗi kiểu có những điểm nào giống nhau? Điểm nào khác nhau?

HS tự nghiên cứu SGK và mục III trả lời câu hỏi. GV ghi các ý trả lời đúng lên bảng và tổng kết lại:

104

c. Củng cố

Củng cố và mở rộng, nâng cao kiến thức bằng các câu hỏi sau:

- Quá trình phát triển ở động vật trải qua những giai đoạn lớn nào? Mỗi giai đoạn lớn lại có thể chia thành những giai đoạn nhỏ như thế nào?

- Qua các giai đoạn như hình 37.2, 37.3 sự phát triển thể hiện như thế nào qua mỗi giai đoạn?

- Biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn khác nhau ở đặc điểm cơ bản nào?

d. Dặn dò, bài tập về nhà

- So sánh sự phát triển không qua biến thái, biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn.

- Trả lời câu hỏi và bài tập SGK/tr.151.

2.2.4. Thiết kế bài giảng điện tử nội dung sinh sản ở động vật: Bài 44 – Sinh sản vô tính ở động vật

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử dạy học sinh học 11 nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh (Trang 105)