Vai trò của công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng điện tử

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử dạy học sinh học 11 nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh (Trang 33)

10. Những đóng góp mới của đề tài

1.1.6. Vai trò của công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng điện tử

Ngày nay do tốc độ phát triển như vũ bão của các ngành khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự bùng nổ trong lĩnh vực CNTT làm cho số lượng tri thức

28

nhân loại tăng lên một cách “chóng mặt” thì PPDH truyền thống (phấn trắng, bảng đen) không thể đáp ứng được. Do vậy việc nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy bằng việc sử dụng hiệu quả CNTT đang là một nhu cầu cấp bách trên phạm vi toàn thế giới. Trong các trường học ở nước ta, việc sử dụng các BGĐT kết hợp với phương pháp giảng dạy truyền thống đang từng bước được nghiên cứu và triển khai ứng dụng, bước đầu đã mang lại kết quả khả quan.

Một số hướng nghiên cứu các BGĐT như:

- Ứng dụng Công nghệ hội tụ đa phương tiện (Multimedia convergence technology) xây dựng trạm học tập tương tác, lớp học ảo, xây dựng mạng trực tuyến (Training-on-line) huấn luyện từ xa qua mạng máy tính.

- Xây dựng phầm mềm dạy học các môn học trên đĩa CD - ROM phục vụ cho việc tự động học trên máy tính.

- Xây dựng BGĐT tạo Website trên mạng phục vụ dạy học trực tuyến. - Mô phỏng các thí nghiệm ảo, phòng thí nghiệm ảo, phòng thực hành ảo

trên máy tính phục vụ học tập.

- Thiết kế BGĐT bằng các phần mềm mô phỏng trên máy tính nhằm hỗ trợ cho phương pháp giảng dạy truyền thống v.v…

PPDH sử dụng BGĐT có nhiều ưu điểm. Trước hết, nó vẫn duy trì được ưu điểm của phương pháp giảng dạy truyền thống là phát huy vai trò chủ đạo của người Thầy, bên cạnh đó BGĐT lại có thế mạnh mà PPDH truyền thống không thể có như sử dụng hình ảnh động, mô phỏng hoạt động “như thật” của thí nghiệm, thực hành ảo... thậm chí HS có thể tương tác với các BGĐT, nên giúp HS nhanh chóng nẵm vững kiến thức.

29

Tác động của CNTT đối với quá trình dạy – học phụ thuộc vào nhiều yếu tố và trong từng điều kiện cụ thể. CNTT cũng có thể không có tác dụng gì hoặc thậm chí có những ảnh hưởng bất lợi. Hơn nữa, hiệu quả của nó đối với GV và HS còn phụ thuộc rất nhiều vào việc nó được ứng dụng như thế nào đối với các chương trình giảng dạy, hướng dẫn và đánh giá. Tác động lớn nhất của CNTT đối với kết quả học tập của HS được ghi nhận trong những trường hợp khi việc sử dụng CNTT phù hợp với nội dung giảng dạy và với việc đánh giá về kết quả dự kiến. Đặc biệt, khi sử dụng giáo án điện tử, GV có thể chia sẻ sản phẩm của mình cho nhiều người cùng sử dụng, cùng đồng nghiệp hoàn thiện, và quan trọng hơn là nhiều lớp học sinh được hưởng lợi.

Việc ứng dụng CNTT trong dạy học sinh học, tập trung ở một số hoạt động: soạn thảo văn bản, báo cáo, quản lý điểm, quản lý học sinh, thiết kế giáo án điện tử...nhưng trong khuôn khổ của đề tài, chỉ giới hạn ở thiết kế bài giảng điện tử tức là sử dụng CNTT và truyền thông như một công cụ dạy học, hỗ trợ quá trình dạy học ở mức độ thấp như nghe nhìn, xem băng, đĩa hình để minh họa cho các tiết dạy hoặc sử dụng tư liệu hình ảnh thay thế tranh vẽ trong dạy học truyền thống. Ở mức độ cao sẽ là giáo án điện tử, giáo viên dạy chủ yếu dựa trên máy tính xách tay, máy chiếu projector và học từ xa qua mạng nội bộ (mạng LAN), mạng internet. Đặc biệt học sinh có thể tương tác trực tiếp với bài giảng.

30

Hình 1.1. Sơ đồ vai trò của CNTT trong thiết kế bài giảng điện tử

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử dạy học sinh học 11 nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)