Quy trình thiết kế bài giảng điện tử

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử dạy học sinh học 11 nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh (Trang 65)

10. Những đóng góp mới của đề tài

2.1.3.Quy trình thiết kế bài giảng điện tử

2.1.3.1 Mẫu kế hoạch xây dựng giáo án điện tử ở trường trung học phổ thông

Dưới đây là một mẫu xây dựng giáo án điện tử cho GV phổ thông được đăng trên website của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên đối với mỗi GV, với mỗi bài dạy và tùy thuộc vào trình độ của HS, cơ sở vật chất của nhà trường,... mà GV có thể linh hoạt trong các bước xây dựng kế hoạch bài dạy của mình sao cho phù hợp nhất.

<TÊN BÀI DẠY>

Trƣờng

Họ tên giáo viên Khối lớp

60 Ngày dạy Môn Năm xuất bản sách Chƣơng số

Mục tiêu bài dạy:

Kiến thức

Kỹ năng

Thái độ

Yêu cầu về kiến thức của học sinh

1. Kiến thức về CNTT

2. Kiến thức chung về môn học

Yêu cầu về trang thiết bị/Đồ dùng dạy học

1. Trang thiết bị/Đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT: a. Phần cứng

b. Phần mềm (Tên phần mềm + số phiên bản) 2. Những trang thiết bị khác/Những đồ dùng dạy học khác:

Chuẩn bị việc giảng dạy

1. Phần chuẩn bị của Giáo viênr: 2. Phần chuẩn bị của Học sinh:

Kế hoạch giảng dạy (chỉ ra chỗ nào cần ứng dụng CNTT) 1. Dẫn nhập

Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới, . . . 2. Thân bài

Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy, bài tập thực hành, câu hỏi, . . .

61

3. Củng cố kiến thức và kết thúc bài

Củng cố kiến thức, kiểm tra/đánh giá mức độ hiểu bài của học sinh, bài tập về nhà, . . .

Lƣu ý: Giáo viên cần cân nhắc và suy nghĩ cẩn thận về

việc nên ứng dụng CNTT cho phần nào là phù hợp. CHỈ ỨNG DỤNG CNTT NẾU THẤY THẬT SỰ CÓ LỢI VÀ TĂNG GIÁ TRỊ VIỆC DẠY VÀ HỌC!

Mở rộng thêm kiến thức Rút kinh nghiệm giờ dạy Liên hệ đến các môn học khác

Nguồn tài liệu tham khảo

Lợi ích của việc ứng dụng CNTT cho bài dạy này

(Chỉ ra được: CNTT đã hỗ trợ/cải thiện việc dạy học sinh như thế nào? Hoặc những lợi ích khác như là tiết kiệm thời gian, học sinh thích và hứng thú tham gia vào bài học,… )

62 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.3.2 Các bước thiết kế bài giảng điện tử

BGĐT có thể được xây dựng theo quy trình gồm 6 bước sau: - Bước 1: Xác định mục tiêu bài học

- Bước 2: Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm

- Bước 3: Multimedia hoá từng đơn vị kiến thức - Bước 4: Xây dựng thư viện tư liệu

- Bước 5: Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể

- Bước 6: Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện. Dưới đây là nội dung cụ thể của từng bước.

a. Xác định mục tiêu bài học

Đây là vấn đề then chốt khi lập kế hoạch bài dạy vì nó quyết định nội dung, các PPDH cùng các hoạt động của GV và HS, nội dung phương pháp đánh giá kết quả học tập.

Mục tiêu phải được xác định cho người học: Sau khi học xong HS phải đạt được kiến thức, kĩ năng, thái độ gì?

Mục tiêu cần được viết bằng ngôn ngữ dễ hiểu, phù hợp.

Mục tiêu phải cụ thể, có thể quan sát, thống kê được, HS có thể đạt được và GV có thể đánh giá được sau khi học xong bài.

Việc xây dựng mục tiêu bài học là một quá trình, gồm 3 giai đoạn:

63

- HS đã có được những kinh nghiệm gì về chủ đề hay nội dung giảng dạy (thường dựa vào chương trình đào tạo của các trình độ trước) để từ đó xác định vấn đề cần giải quyết.

- Vấn đề đó có thể được giải quyết như thế nào?

- Và nếu có thì mục tiêu cần đạt cụ thể của việc giảng dạy là gì?

Việc phân tích sơ bộ tình hình giúp GV hoàn chỉnh bài giảng cả về hình thức và nội dung, tránh trường hợp có nội dung HS hoặc thấy không cần thiết, hoặc đã được nghe nói dưới một hình thức khác.

Giai đoạn 2: Xây dựng mục tiêu

- Phác họa những mục tiêu chính của bài giảng đó theo các cấp độ.

- Những mục tiêu “con” có thể điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng cụ thể trên cơ sở những mục tiêu “xương sống” đã dựng sẵn.

Giai đoạn 3: Thực hiện và đánh giá việc đạt mục tiêu

- Giảng dạy bám theo mục tiêu và lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp để đạt được mục tiêu đề ra.

- Nhất thiết phải kiểm tra và đánh giá mục tiêu đã chiếm lĩnh bằng phương pháp đánh giá phù hợp.

Như vậy, mục tiêu bài dạy là sự mô tả kết quả, sản phẩm mà bài dạy muốn đạt được chứ không phải là quá trình dạy học hay các phương pháp, biện pháp sử dụng để dạy học.

Một số động từ có thể tham khảo khi xây dựng các loại mục tiêu của bài dạy:

Về kiến thức: Sắp xếp, liệt kê, đánh dấu, gọi tên, vẽ ra, mô tả, nêu

tên/nêu đặc điểm/nêu ví dụ, xác định, chỉ ra, định nghĩa, giải thích, chứng minh, cho vài ví dụ,...

64

Về kĩ năng: Quan sát, thí nghiệm, so sánh, đối chiếu, phân tích, sắp

xếp, phân loại, báo cáo, trả lời câu hỏi, làm bài tập, áp dụng, xác định vị trí, diễn giải, phê phán, đánh giá,... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về thái độ: Có ý thức, tự giác, giúp đỡ, bảo vệ, tán thành, tham gia,

phản đối, phán xét, tích cực, ủng hộ,...

Lưu ý:

Không nhất thiết bài nào cũng phải nêu đủ các loại mục tiêu. Có bài có thể không có mục tiêu thái độ.

Mỗi mục tiêu chỉ nên chọn 1 động từ, hãn hữu mới dùng 2 (ví dụ liệt kê và so sánh sự giống và khác nhau về đặc điểm cấu tạo ống tiêu hóa của thú ăn thịt và thú ăn thực vật)

Không nên dùng các từ số lượng mơ hồ như: một vài, phần lớn,...khi yêu cầu HS phải liệt kê mà không lượng giá được.

Mỗi tiết học chỉ nên có 1 đến 3 mục tiêu vì nếu quá nhiều mục tiêu sẽ mất ý nghĩa.

Những mục tiêu này được diễn đạt dưới dạng những việc làm, những hành động mà HS phải thực hiện được ở cuối tiết học, GV có thể kiểm tra, đánh giá được.

b. Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm

Những nội dung đưa vào chương trình và SGK phổ thông được chọn lọc từ khối lượng tri thức đồ sộ của khoa học bộ môn, được sắp xếp lôgic, khoa học, đảm bảo tính sư phạm và thực tiễn cao. Đối với bậc học THPT, SGK là tài liệu giảng dạy và học tập chủ yếu. Bởi vậy quá trình dạy – học ở THPT cần bám sát vào chương trình dạy học và nội dung trong SGK. Căn cứ

65

vào đó để lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định những nội dung trọng tâm là nhằm đảm bảo tính thống nhất của nội dung dạy học trong toàn quốc.

Tuy nhiên, để xác định được đúng kiến thức cơ bản, nội dung trọng tâm mỗi bài thì cần phải đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần giảng dạy và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản.

Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài học có thể gắn với việc sắp xếp lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các phần kiến thức của bài, từ đó làm rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài. Việc làm này thực sự cần thiết, tuy nhiên không phải ở bài nào cũng có thể tiến hành được dễ dàng. Cần lưu ý việc cấu trúc lại nội dung bài phải tuân thủ nguyên tắc không làm biến đổi tinh thần cơ bản của bài mà các tác giả sách giáo khoa đã dày công xây dựng.

c. Multimedia hoá kiến thức

Multimedia theo nghĩa đen có nghĩa là phương pháp giới thiệu thông tin bằng máy tính, sử dụng nhiều phương tiện truyền thông tin như văn bản, đồ họa và âm thanh, cùng với sự gây ấn tượng bằng tương tác. Nói gọn hơn, có thể hiểu:

Multimedia = digital text, audio – visual media + hyperlink

Thật vậy, kĩ thuật siêu liên kết (hyperlink) của CNTT đã giúp kết nối với nhau mau lẹ nhiều cơ sở dữ liệu gồm mọi loại văn bản, đồ họa, âm thanh trở thành một nguồn tư liệu đa năng và phong phú, và tăng tốc độ tương tác giữa người sử dụng và nguồn tư liệu.

Multimedia hóa kiến thức là bước quan trọng cho việc thiết kế BGĐT, là nét đặc trưng cơ bản của BGĐT để phân biệt với các loại bài giảng truyền thống, hoặc các loại bài giảng có sự hỗ trợ một phần của máy vi tính. Việc multimedia hoá kiến thức được thực hiện qua các bước:

66 - Dữ liệu hoá thông tin kiến thức

- Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, đồ hoạ, ảnh tĩnh, phim, âm thanh...

- Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng mới nguồn tư liệu sẽ sử dụng trong bài học. Nguồn tư liệu này thường được lấy từ một phần mềm dạy học nào đó hoặc từ internet, ... hoặc được xây dựng mới bằng đồ hoạ, bằng ảnh quét, ảnh chụp, quay video, bằng các phần mềm đồ hoạ chuyên dụng như Macromedia Flash...

- Chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong bài học để đặt liên kết.

- Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm thanh. Khi sử dụng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần phải đảm bảo các yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thẩm mỹ và ý đồ sư phạm.

d. Xây dựng các thƣ viện tƣ liệu

Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho BGĐT, phải tiến hành sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lý. Cây thư mục hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip khi sao chép bài giảng từ ổ đĩa nay sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác.

e. Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể

Sau khi đã có các thư viện tư liệu, GV cần lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phầm mềm trình diễn thông dụng để tiến hành xây dựng giáo án điện tử.

67

Trước hết cần chia quá trình dạy học trong giờ lên lớp thành các hoạt động nhận thức cụ thể. Dựa vào các hoạt động đó để định ra các slide (trong PowerPoint) hoặc các trang trong Frontpage. Sau đó xây dựng nội dung cho các trang (hoặc các slide). Tuỳ theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi trang/slide có thể là văn bản, đồ hoạ, tranh ảnh, âm thanh, video clip... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Văn bản cần trình bày ngắn gọn cô đọng, chủ yếu là các tiêu đề và dàn ý cơ bản. Nên dùng một loại font chữ phổ biến, đơn giản, màu chữ được dùng thống nhất tuỳ theo mục đích sử dụng khác nhau của văn bản như câu hỏi gợi mở, dẫn dắt, hoặc giảng giải, giải thích, ghi nhớ, câu trả lời... Khi trình bày nên sử dụng sơ đồ khối để học sinh thấy ngay được cấu trúc logic của những nội dung cần trình bày.

Đối với mỗi bài dạy nên dùng khung, màu nền (backround) thống nhất cho các trang/slide, hạn chế sử dụng các màu quá chói hoặc quá tương phản nhau.

Không nên lạm dụng các hiệu ứng trình diễn theo kiểu "bay nhảy" thu hút sự tò mò không cần thiết của học sinh, phân tán chú ý trong học tập, mà cần chú ý làm nổi bật các nội dung trọng tâm, khai thác triệt để các ý tưởng tiềm ẩn bên trong các đối tượng trình diễn thông qua việc nêu vấn đề, hướng dẫn, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm phát triển tư duy của HS. Cái quan trọng là đối tượng trình diễn không chỉ để thầy tương tác với máy tính mà chính là hỗ trợ một cách hiệu quả sự tương tác thầy-trò, trò-trò.

Cuối cùng là thực hiện các liên kết (hyperlink) hợp lý, logic lên các đối tượng trong bài giảng. Đây chính là ưu điểm nổi bật có được trong BGĐT nên cần khai thác tối đa khả năng liên kết. Nhờ sự liên kết này mà bài giảng được tổ chức một cách linh hoạt, thông tin được truy xuất kịp thời, học sinh dễ tiếp thu.

68

f. Chạy thử chƣơng trình, sửa chữa và hoàn thiện

Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra các sai sót, đặc biệt là các liên kết để tiến hành sửa chữa và hoàn thiện. Kinh nghiệm cho thấy không nên chạy thử từng phần trong quá trình thiết kế.

Tóm lại, khi thiết kế BGĐT việc xác định mục tiêu là vấn đề then chốt; Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định những nội dung trọng tâm là nhằm đảm bảo tính thống nhất của nội dung dạy học trong toàn quốc; Multimedia hóa kiến thức, xây dựng thư viện tư liệu, lựa chọn phần mềm thiết kế BGĐT, chạy thử chương trình là các bước tạo nên điểm khác biệt của BGĐT. Trong đó, mutimedia hóa kiến thức là bước quan trọng cho việc thiết kế BGĐT, là nét đặc trưng cơ bản của BGĐT để phân biệt với các loại bài giảng truyền thống, hoặc các loại bài giảng có sự hỗ trợ một phần của máy vi tính.

2.1.4.Quy trình thiết kế bài giảng điện tử trên Powerpoint

2.1.4.1 Phân tích nội dung bài dạy

- Xác định kết cấu bài học, bài học có bao nhiêu đơn vị kiến thức, thuộc những lĩnh vực nào, đặc điểm của từng đơn vị kiến thức, quan hệ giữa các đơn vị kiến thức.

- Xác định đặc điểm các phương pháp bộ môn được vận dụng để dạy học.

- Xác định các tư liệu tích hợp, đặc điểm của các tư liệu (thuộc cả 3 kênh: chữ/ hình/ tiếng).

2.1.4.2 Xây dựng kịch bản sư phạm cho việc thiết kế bài giảng trên máy tính

Việc xây dựng kịch bản dựa trên cơ sở xác định: - Giao diện của Slide truy nhập (Slide chủ).

69 - Giao diện các trang thiết kế. - Bài học (số + tiết + tên bài học).

- Đặc điểm bài học (kết cấu, các đơn vị kiến thức,...) - Mục đích yêu cầu (mục tiêu bài học).

- Công việc chuẩn bị (của giáo viên và của học sinh). - Các bước lên lớp.

Ví dụ:

(Công cụ “Mindjet MindManager”)

2.1.4.3 Thiết kế kịch bản trên máy tính

a. Những chuẩn bị cần thiết

Máy tính có cài đặt Microsoft Office PowerPoint 2010 (hoặc phiên bản 2003/2007), phầm mềm quản lí mô hình trí tuệ (Mindjet MindManager), phần mềm quay phim màn hình (CamStudio), Violet,... Nếu muốn kết hợp cả kênh tiếng và kênh hình cần một micro phù hợp với máy.

70

b. Các thao tác trên máy

Lưu ý: những thao tác sau đây chúng tôi thực hiện trên nền Windows 7, thao tác trên các windows khác tương tự.

Thao tác 1: Khởi động chương trình

Tùy theo phiên bản Windows mà bạn đang sử dụng mà đường dẫn đến chương trình PowerPoint sẽ khác nhau đôi chút. Trong Windows XP, Windows Vista và Windows 7 thì đường dẫn truy cập đến chương trình là giống nhau. Các bước khởi động như sau:

1. Từ cửa sổ Windows bạn chọn Start 2. Chọn All Programs

3. Chọn Microsoft Office (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Nhấp chuột lên Microsoft Office PowerPoint 2010

71

Thao tác 2: Thoát Powerpoint

Thoát chương trình PowerPoint rất đơn giản, chúng ta làm theo các cách sau:

- Cách 1: Nhấp vào nút Close ( ) ở góc trên cùng bên phải cửa sổ PowerPoint, hoặc

- Cách 2: Vào ngăn File chọn Exit, hoặc - Cách 3: Dùng tổ hợp phím tắt <ALT+F4>

Khi có sự thay đổi trong nội dung bài thuyết trình mà bạn chưa lưu lại thì PowerPoint sẽ hiện hộp thoại nhắc nhở bạn.

- Chọn Save: sẽ lưu lại các thay đổi trước khi thoát PowerPoint

- Chọn Don’t Save: sẽ thoát PowerPoint mà không lưu lại các thay đổi

- Chọn Cancel: để hủy lệnh thoát PowerPoint

Hình 2.3. Hộp thoại nhắc nhở lưu các thông tin trong bài thuyết trình

Thao tác 2: Thêm Slide mới

Khi mở PowerPoint ra chỉ có một slide trên màn hình. Nếu muốn thêm

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử dạy học sinh học 11 nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh (Trang 65)