Quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng có sự tham gia đồng thời của cả khách hàng, cơ sở vật chất và nhân viên ngân hàng. Trong đó, nhân viên ngân hàng giữ vai trò quyết định đến số lượng, chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng và cả mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng. Chính nhân viên ngân hàng cũng là yếu tố tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm và tăng khả
năng cạnh tranh của ngân hàng. Vì vậy, nguồn nhân lực của chi nhánh cần được phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ nhân viên để thực hiện tốt việc cung ứng sản phẩm hiện đại cho khách hàng, bao gồm nâng cao trình độ nghiệp vụ tín dụng, thẩm định, nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ,… Chi nhánh có thể mời các chuyên gia trong nước và nước ngoài trực tiếp đến giảng dạy tại chi nhánh cho cán bộ nhân viên hay gửi cán bộ đi học tại các lớp do PGBank mở tại Trung tâm đào tạo. Từ đó giúp cán bộ, nhân viên có thể tiếp cận với các nghiệp vụ mới, nâng cao trình độ nghiệp vụ.
Ngoài việc đào tạo về chuyên môn, chi nhánh cũng cần chú ý tới việc hướng dẫn cán bộ công nhân viên trong cách giao tiếp với khách hàng. Chi nhánh có thể thực hiện việc này thông qua việc ban hành Bảng trách nhiệm công việc trong đó có quy định về thái độ của nhân viên cần phải có khi xử sự, giao tiếp với khách hàng, hàng tháng có thể lấy ý kiến của khách hàng với cán bộ, nhân viên giao dịch, lấy đó làm tiêu chí để xét thưởng thi đua trong các nhân viên.
Tiếp tục tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ, được đào tạo trình độ nghiệp vụ một cách căn bản, năng động trong công việc. Theo đó, chi nhánh cần có một kế hoạch tuyển dụng khách quan và khoa học để có thể thu hút được những cán bộ, nhân viên có năng lực, đáp ứng được yêu cầu công việc. Bên cạnh yếu tố vật chất về mức lương thưởng, ngân hàng cần xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, công bằng, hiệu quả giúp phát huy tối đa khả năng của các cán bộ, nhân viên trong công việc của họ.
phạt để kích thích nhân viên làm việc. Tiền lương, tiền thưởng chỉ là một yếu tố chứ không phải tất cả các yếu tố để cán bộ ngân hàng gắn bó lâu dài với chi nhánh. Một chiến lược quản trị nhân lực bao gồm tổng hợp các yếu tố về chính sách động viên, khen thưởng, bổ nhiệm, đề bạt với những cán bộ ngân hàng làm việc hiệu quả, có đủ phẩm chất và năng lực.
Tăng cường trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm giữa các cán bộ trong phòng và trong toàn chi nhánh. Phòng PVKH cá nhân có thể đứng ra tổ chức các buổi gặp mặt, nói chuyện với nhân viên các phòng khác trong chi nhánh về từng chuyên đề cụ thể về các sản phẩm cho vay KHCN, từ đó giúp cho các nhân viên trong chi nhánh hiểu rõ các sản phẩm cho vay KHCN mà chi nhánh đang cung cấp, cũng như xu hướng tất yếu của việc mở rộng hoạt động cho vay KHCN.