hàng cá nhân.
Hiện nay, PGBank Bà Triệuđang triển khai các sản phẩm đối với cho vay khách hàng cá nhân sau:
- Sản phẩm cho vay mua ô tô; - Sản phẩm cho vay thấu chi;
- Sản phẩm cho vay hỗ trợ du học sinh; - Sản phẩm ô tô cá nhân kinh doanh;
- Sản phẩm cho vay mua nhà, xây dựng, sửa chữa nhà cửa.
2.2.3. Kết quả hoạt động cho vay KHCN tại PGBank Bà Triệu. 2.2.3.1. Doanh số cho vay KHCN.
Bảng 2.5: Doanh số cho vay KHCN tại PGBank Bà Triệu từ 2010 - 2012
Đơn vị: triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo phòng Phục vụ KHCN)
Bảng 2.5 cho thấy, năm 2010 doanh số cho vay KHCN tại chi nhánh đạt
527.967 trđ, chỉ chiếm tỷ trọng 11,03% trong tổng doanh số cho vay của chi
nhánh là 4.785.928 trđ. Điều này cho thấy tỷ trọng của doanh số cho vay KHCN trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh còn thấp.
Năm 2011, doanh số cho vay KHCN tại chi nhánh giảm so với năm 2010, xuống còn 370.163 trđ. Mặc dù tổng doanh số cho vay của chi nhánh cũng giảm nhưng tốc độ giảm chỉ bằng 8,11%, trong khi đó tốc độ giảm của doanh số cho vay KHCN là gần 30%. Tỷ trọng của doanh số cho vay KHCN tiếp tục sụt giảm, chỉ đạt 8,42% trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh, thấp hơn mức tỷ trọng trong năm 2010.
Năm 2012, doanh số cho vay KHCN có mức tăng trưởng ấn tượng so với năm 2011. Tốc độ tăng trưởng đạt 28,7%, doanh số cho vay đạt 476.486 trđ, chiếm 14,06% trong tổng doanh số cho vay . Với tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2012, mặc dù tổng doanh số cho vay của chi nhánh lại giảm so với 2011. Đó cũng là một dấu hiệu đáng mừng đối với chi nhánh.
2.2.3.2. Tình hình dư nợ cho vay KHCN tại chi nhánh Bà Triệu.
Bảng 2.6: Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại PGBank Bà Triệu.
CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)
Doanh số cho vay
KHCN 527.967 11,03 370.163 8,42 476.486 14,06
Đơn vị: triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)
Dư nợ cho vay
KHCN 449.370 33,46 257.125 11,07 196.441 9,92
Tổng dư nợ 1.342.989 100 2.321.819 100 1.981.203 100
(Nguồn: Báo cáo phòng Phục vụ KHCN)
Nhìn vào bảng ta có thể thấy tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN trên tổng dư nợ của PGBank Bà Triệu có xu hướng giảm, thể hiện việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với KHCN tại chi nhánh còn đang gặp nhiều khó khăn. Năm 2010, tỷ trọng của dư nợ cho vay KHCN trên tổng dư nợ là 33,46%, ở
mức 449.370 trđ. Tới năm 2011, dư nợ cho vay KHCN là 257.125 trđ, giảm
192.245 trđ và chỉ chiếm 11,07% tổng dư nợ. Sang năm 2012, tỷ trọng cho vay KHCN chiếm 9,92% tổng dư nợ, ở mức 196.441 trđ.
Nguyên nhân sự giảm tỷ trọng của dư nợ cho vay KHCN trong giai đoạn 2010 - 2012:
Năm 2012, tỷ trọng của dư nợ cho vay KHCN trên tổng dư nợ tại chi nhánh giảm nhiều so với năm 2010. Giai đoạn 2010 - 2012 có thể nói là giai đoạn có nhiều ảnh hưởng không tốt đến hoạt động cho vay của các ngân hàng như: chỉ số lạm phát tại Việt Nam tăng cao, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới, mặt bằng lãi suất huy động cũng như cho vay tăng cao. Do vậy nhu cầu tín dụng của KHCN đã giảm xuống rõ rệt. Để đối phó với sự biến đổi của thị trường, thích ứng tốt hơn với điều kiện mới, PGBank
các hoạt động tín dụng cơ bản, có mức độ an toàn cao hơn. Đó là lý do làm cho hoạt động tín dụng KHCN tạm thời bị thu hẹp.
Sau đây ta sẽ xem xét cơ cấu dư nợ cho vay KHCN của chi nhánh để có thể có cái nhìn rõ hơn về sự tăng trưởng trong dư nợ cho vay KHCN cũng như nguyên nhân của sự tăng trưởng này.
a) Dư nợ cho vay KHCN theo sản phẩm.
Nhìn vào bảng 2.6 có thể thấy, về cơ bản, cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo sản phẩm tại PGBank Bà Triệu không có sự thay đổi nhiều trong 3 năm qua. Các sản phẩm cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân chủ yếu là sản phẩm cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh đối với các khách hàng cá nhân, cho vay mua, sửa chữa nhà cửa
Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo sản phẩm tại PGBank Bà Triệu giai đoạn 2010 - 2012.
(Nguồn: Báo cáo phòng Phục vụ KHCN)
Cho vay khách hàng cá nhân chia thành cho vay tiêu dùng và cho vay kinh doanh.
Cho vay tiêu dùng gồm:
Sản phẩm cho vay mua, sửa chữa nhà cửa: Dư nợ cho vay mua nhà tại
chi nhánh năm 2010 đạt 229.785 trđ, chiếm 51,13% tổng dư nợ cho vay KHCN. Năm 2011, dư nợ cho vay mua nhà tại chi nhánh có giảm đáng kể, dư nợ đạt 93.279 trđ, chỉ chiếm 36,28% tổng dư nợ cho vay KHCN. Năm 2012 tỷ trọng này lại sụt giảm xuống còn 23,6%, đạt 46.352 trđ.
Năm 2010, dư nợ cho vay mua nhà đạt 229,785 trđ lớn nhất trong 3 năm. Nguyên nhân chủ yếu là do phần lớn các trường hợp cho vay mua nhà tại chi nhánh đều có bảo đảm bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay, do đó loại hình cho vay này phụ thuộc rất nhiều vào thị trường bất động sản. Theo đó trong năm 2010, với việc hàng loạt dự án đầu tư xây dựng đi vào hoạt động,
Sản phẩm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Cho vay tiêu dùng
Cho vay mua nhà 229.785 51,13 93.279 36,28 46.352 23,6 Cho vay mua ô tô 29.096 6,47 18.546 7,21 9.811 4,99 Cho vay khác ( du học, tiêu dùng khác….) 173.62 1 38,65 123.953 48,21 117.224 59,67 Cho vay kinh doanh
Cho vay hộ kinh
doanh cá thể 16.868 3,75 21.347 8,3 23.054 11,74
giá vẫn chưa có dấu hiệu giảm song nhu cầu mua bất động sản vẫn tăng rất cao. Năm 2011, do chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khiến cho thị trường bất động sản Việt Nam trầm lắng sau một thời gian dài sôi động, kéo theo thị trường nhà cũng đi xuống, giá nhà đất giảm 20 – 30% nhưng vẫn rất ít người mua, các dự án khu đô thị mới bị bỏ ngỏ, nhu cầu vay vốn ngân hàng để đầu tư vào lĩnh vực này của khách hàng giảm sút. Thêm vào đó cùng với chính sách thắt chặt cho vay trong các lĩnh vực chứng khoán, bất động sản của NHNN Việt Nam trong năm 2011 cũng khiến cho nhiều ngân hàng trên địa bàn, trong đó có PGBank Bà Triệu cũng không mặn mà với các khoản cho vay này. Đến năm 2012, thị trường bất động sản vẫn kém sôi động, tàn dư của cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn còn khiến dư nợ cho vay tiếp tục giảm.
Sản phẩm cho vay mua ô tô: Sản phẩm này chiếm tỷ trọng không cao
trong tổng dư nợ cho vay KHCN của chi nhánh và có sự biến đổi qua các năm. Năm 2010, dư nợ cho vay mua ô tô đạt 29.096 trđ, chiếm 6,47% dư nợ cho vay KHCN. Năm 2011, dư nợ cho vay mua ô tô của chi nhánh giảm xuống còn 18.546 trđ nhưng tỷ trọng lại tăng lên 7,21%. Năm 2012, dư nợ cho vay mua ô tô lại tiếp tục giảm còn 9.811 trđ , chiếm 4,99% dư nợ cho vay KHCN. Số liệu 3 năm trên cho thấy sản phẩm cho vay mua ô tô ở PGBank còn chưa phát triển. Nguyên nhân chủ yếu cũng là do sự bất ổn định của môi trường kinh tế trong những năm qua làm thu nhập của người dân cũng trở nên bấp bênh, làm giảm nhu cầu mua sắm ô tô để đi lại, di chuyển. Nhưng đây cũng là một sản phẩm tín dụng đang bắt đầu được chú trọng phát triển tại chi nhánh.
Cho vay tiêu dùng khác ( Cho vay du học, cho vay mua các vận dụng tiêu dùng khác…. ): Bảng số liệu cho thấy dư nợ cho vay tiêu dùng có xu
hướng gia tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ cho vay KHCN. Năm 2010 đạt 173.621 trđ, chiếm 38,65% dư nợ cho vay nhưng đến năm 2012, tỷ trọng này đã tăng lên 59,67% tương ứng đạt 117.224
trđ. Mặc dù tổng dư nợ cho vay KHCN của chi nhánh có xu hướng giảm nhưng dư nợ cho vay tiêu dùng khác lại tăng điều này cho thấy ngân hàng đang chú trọng phát triển sản phẩm cho vay này. Đời sống ngày càng nâng cao, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng càng lớn. Hơn nữa, ngân hàng còn có vị trí địa lý hết sức thuận lợi, nằm ngay giữa trung tâm thủ đô Hà Nội – đây là khu vực đông dân cư, hơn nữa lại rất phát triển, mức thu nhập cao nên nhu cầu vay tiêu dùng ngày càng gia tăng.
Cho vay kinh doanh gồm:
Sản phẩm cho vay hộ kinh doanh cá thể: Bao gồm cho vay bổ sung
vốn lưu động, cho vay mua thiết bị, sửa chữa, hoàn thiện cửa hàng, nhà xưởng, cho vay mua, xây dựng nhà xưởng, cửa hàng. Đây là sản phẩm chiếm tỷ trọng không cao trong dư nợ cho vay KHCN của chi nhánh, nhưng lại có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2010 dư nợ cho vay HKDCT là 16.868 trđ, chiếm 3,75% tổng dư nợ. Đến năm 2011 con số này tăng lên 21.347 trđ, chiếm 8,3% tổng dư nợ. Và năm 2012 tỷ trọng này là 11,74%. Con số trên cho thấy ngân hàng đang có xu hướng phát triển các sản phẩm cho vay hộ kinh doanh cá thể.
Dư nợ cho vay KHCN theo kỳ hạn.
Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo kỳ hạn tại PGBank Bà Triệu.
Đơn vị: triệu đồng
KỲ HẠN Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 229.300 51,02 117.506 45,7 103.447 52,66
Trung hạn 161.274 35,89 110.224 42,87 84.407 42,97 Dài hạn 58.796 13,09 29.395 11,43 8.587 4,37
Tổng dư nợ
CVKHCN 449.370 100 257.125 100 196.441 100
(Nguồn: Báo cáo phòng PVKH cá nhân từ năm 2010 – 2012)
Nhìn vào bảng 2.8 Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo kỳ hạn của chi nhánh có thể thấy những khoản cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay KHCN.
Đối với những khoản cho vay ngắn hạn: Đến hết năm 2010, dư nợ các
khoản cho vay KHCN ngắn hạn tại chi nhánh đạt 299.300 trđ, chiếm tỷ trọng 51,02% tổng dư nợ cho vay KHCN.
Năm 2011, dư nợ cho vay KHCN tại chi nhánh đạt 117.506 trđ, giảm so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 45,7% trong tổng dư nợ. Tỷ trọng của các khoản cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm trong năm 2011 là phù hợp với bối cảnh lãi suất cho vay trong năm 2010 của các NHTM bị đẩy lên rất cao khiến cho ngân hàng hạn chế các khoản vay trung dài hạn để hạn chế rủi ro lãi suất. Hơn nữa trong thời gian này lãi suất huy động biến động mạnh, tăng lên rất cao, nếu cho vay với thời hạn dài sẽ gây bất lợi với ngân hàng.
Năm 2012, dư nợ các khoản cho vay ngắn hạn tiếp tục có xu hướng giảm, dư nợ các khoản cho vay KHCN ngắn hạn đạt 103.447 trđ. Tuy nhiên, tỷ trọng của các khoản vay ngắn hạn trong tổng dư nợ cho vay KHCN lại tăng so với năm 2011, chủ yếu là do sự giảm của các khoản cho vay trung hạn và đặc biệt là các khoản cho vay dài hạn.
Đối với các khoản cho vay trung hạn: Các khoản cho vay trung hạn của
chi nhánh phần nhiều là các khoản cho vay mua ô tô, một phần các khoản cho vay hỗ trợ SXKD.
Các khoản cho vay trung hạn của KHCN tại chi nhánh có xu hướng tăng về tỷ trọng trong năm 2011 và 2012 (so với năm 2010), nguyên nhân chủ yếu do trong thời gian này lãi suất huy động có xu hướng hạ nhiệt so với thời gian trước, nên lãi suất cho vay cũng có xu hướng giảm theo. Mặc dù vậy nhưng quy mô cho vay trung hạn của KHCN lại giảm. Dư nợ cho vay trung hạn KHCN năm 2010 là 161.247 trđ nhưng 2012 lại giảm xuống 84.407 trđ. Nguyên nhân là do dư nợ cho vay KHCN của toàn chi nhánh giai đoạn này bị giảm sút.
Đối với các khoản cho vay dài hạn: Các khoản cho vay dài hạn của chi
nhánh phần lớn bao gồm các khoản cho vay mua nhà, một phần các khoản cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh.
Các khoản cho vay dài hạn đối với KHCN tại chi nhánh cũng có sự sụt giảm cả về quy mô và tỷ trọng trong dư nợ cho vay KHCN trong giai đoạn 2010 - 2012. Khi môi trường kinh doanh có nhiều yếu tố không thuận lợi, bất động sản đóng băng, nhu cầu mua mới nhà cửa cũng không tăng làm cho các khoản vay dài hạn giảm. Trong khi năm 2010 dư nợ cho vay dài hạn là 58.796
trđ, chiếm 13,709% tổng dư nợ thì đến năm 2012 tỉ lệ này chỉ còn 4,37% tương ứng với 8.587 trđ.
Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN.
Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tại PGBank
Nguồn: Báo cáo phòng PVKH cá nhân từ năm 2010– 2012.
Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay KHCN tại PGBank Bà Triệu.
Đơn vị: triệu đồng
NHÓM NỢ Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nợ xấu CVKHCN 3.336,4 0,74 7.693 3 3.243,84 1,65 Dư nợ CVKHC 449.370 100 257.125 100 196.441 100
Nguồn: Báo cáo phòng PVKH cá nhân từ năm 2010 – 2012.
Nhìn vào bảng 2.9 và bảng 2.10 ta thấy tỉ lệ nợ xấu cho vay KHCN cả 3 năm đều nhỏ hơn tỉ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ của toàn chi nhánh. Năm 2010 tỉ lệ nợ xấu cho vay KHCN là 0.74% trong khi tỉ lệ nợ xấu của toàn chi nhánh là 1.56%. Năm 2012, khi tỷ lệ nợ xấu là 2.15% thì tỉ lệ nợ xấu cho vay KHCN chỉ là 1.65%. Cho thấy, ngân hàng nên đầu tư, mở rộng cho vay kHCN.
Nhìn vào bảng 10 có thể thấy nợ xấu trong cho vay KHCN của chi nhánh có xu hướng tăng về tỷ trọng trên tổng dư nợ cho vay KHCN. Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu trong cho vay KHCN tại chi nhánh là 0.74%. Đây là con số khá ấn
2010 2011 2012
NHÓM NỢ Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nợ xấu 20.950,63 1.56 82.656,75 6 3.56 42.595,87 2.15 Tổng dư nợ 1.342.989 100 2.321.819 100 1.981.203 100
tượng vào thời điểm đó, khi mà tỷ lệ nợ xấu trung bình trong ngành ngân hàng khi đó là 2.5%. Điều đó chứng tỏ chi nhánh Bà Triệu đã thực hiện rất tốt việc kiểm soát chất lượng khoản tín dụng. Tới năm 2011, con số này tăng lên 3%, tuy nhiên đây là thời điểm khó khăn chung của hệ thống ngân hàng. Nguyên nhân sâu sa là khi kinh tế khó khăn, doanh nghiệp làm ăn bế tắc trước khủng hoảng và lạm phát, chi phí vào tăng, đầu ra khó. Trong khi đó chi phí vốn mà doanh nghiệp phải trả ngày càng tăng cao, thì doanh nghiệp hoạt động cầm chừng lợi nhuận không trang trải nổi chi phí vốn và không có khả năng thanh toán nợ ngân hàng. Do vậy những khoản vay của họ lần lượt được thành các khoản nợ xấu. Đồng thời trong thời gian này cũng hạn chế cho cá nhân vay kinh doanh chứng khoán hay kinh doanh bất động sản làm cho tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân giảm đáng kể. Trong khi đó nợ xấu lại tăng dẫn đến tỷ lệ nợ xấu CVKHCN tăng đột biến.Các ngân hàng lớn khác đều có tỷ lệ nợ xấu rất cao trong khoảng thời gian năm 2011, Agribank tỷ lệ nợ xấu là 6.67%, Vietcombank là 3.47%. Năm 2012 tỷ lệ nợ xấu là 1.65% giảm so với năm 2011, đây thật sự là nỗ lực rất lớn và PGBank đã được đánh giá rất cao trong việc kiểm soát các khoản nợ quá hạn, qua đó cho thấy hoạt động cho vay KHCN tại chi nhánh đã hiệu quả hơn rất nhiều. Như vậy so với mặt bằng