Tổng quan về Ngân hàng PGBank chi nhánh Bà Triệu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng PGBank chi nhánh Bà Triệu (Trang 28)

Vị trí của PGBank Hà Nội

Ngày 26 tháng 6 năm 2007, PGBank chính thức khai trương chi nhánh tại Hà Nội. Sự kiện này có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ đánh dấu việc tham gia của PGBank vào thị trường ngân hàng đầy sôi động ở một địa bàn kinh tế trọng điểm là Hà Nội, mà còn sự khởi đầu cho chiến lược phát triển mở rộng các chi nhánh và phòng dao dịch trên toàn quốc.

Nằm trên địa bàn là phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, đây là khu vực trung tâm của thủ đô, dân cư đông đúc, phát triển sầm uất nên có rất nhiều tiềm năng để phát triển dịch vụ ngân hàng. Số lượng các trường đại học, các trung tâm thương mại doanh nghiệp trên địa bàn khá lớn nên PGBank Hà Nội chú tâm vào phát triển dịch vụ liên quan đê thẻ ATM, chuyển tiền qua tài khoản, trả lương, các hoạt động cho vay vốn nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh buôn bán.

Đối với PGBank thì sự phát triển của chi nhánh Hà Nội đóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình phát triển chung của ngân hàng. Một chi nhánh đóng vai trò then chốt ở khu vực phía bắc, sự vững mạnh của PGBank Hà Nội sẽ tạo điều kiện để ngân hàng mở thêm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch ở khu vực phía bắc – vốn là khu vực phát triển đông dân cư, có nhiều nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng. Thông qua đó sẽ tăng cường thêm sự vững mạnh của hệ thống PGBank, đưa PGBank trở thành một trong những ngân hàng

Cơ cấu tổ chức của PGBank

Trước khi tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của chi nhánh Hà Nội, tôi xin trình bày sơ lược về cơ cấu tổ chức của PG Bank nói chung.

Tính đến tháng 12/2012 PG Bank đã có 53 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước. Riêng chi nhánh Hà Nội có 12 phòng giao dịch trực thuộc.

Sơ đồ tổ chức của PG Bank - chi nhánh Hà Nội:

BAN GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH

PHÒNG

TÍN DỤNG PHÒNG KẾ TOÁNVÀ KHO QUỸ

PHÒNG HÀNH CHÍNH Bộ phận hỗ trợ tín dụng Bộ phận tín dụng Bộ phận kế toán tổng hợp Bộ phận quỹ Bộ phận giao dịch Bộ phận kho, quản lý Bộ phận bảo vệ, tạp vụ

Mô hình NH TMCP Xăng dầu Petrolimex được áp dụng theo mô hình quản lý trực tuyến. Ban giám đốc quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh của đơn vị thông qua việc quản lý các phòng ban, người quản lý cao nhất là giám đốc. Mô hình quản lý này đã đảm bảo chế độ một thủ trưởng trong quản trị, cho phép tổ chức sử dụng hợp lý nguồn lực, giao những quyền hạn trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ công nhân viên đảm bảo yêu cầu của tổ chức là tính tối ưu, tính linh hoạt và độ tin cậy cao.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của PGBank Bà Triệu. 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn.

Vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong toàn bộ nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng, nguồn vốn này chi phối trực tiếp tới các mặt hoạt động của ngân hàng. Vốn huy động thể hiện tầm vóc, hình ảnh, uy tín của một ngân hàng. Sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động được cũng thể hiện rõ sự phát triển và lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng. Với vai trò đặc biệt quan trọng của nguồn vốn, trong các báo cáo về phương hướng kinh doanh đầu năm của mình, PGBank Bà Triệu luôn coi công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của mình.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của PGBank Bà Triệu

Đơn vị: triệu đồng.

CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Phân theo khách hàng 2.084.204 100 1.885.775 100 2.442.770 100 Dân cư 1.093.311 52,45 1.206.868 64,0 956.419 60,84 Tổ chức kinh tế 990.893 47,55 678.907 36,0 1.486.351 39,16

(Nguồn:BCHĐKD của PGBank Bà Triệunăm 2010 – 2012)

Phân theo đối tượng khách hàng.

Bảng 2.1 cho thấy tình hình huy động vốn của PGank có xu hướng tăng từ năm 2010 đến 2012, mặc dù 2011 giảm xuống nhưng nguyên nhân chủ yếu là do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế làm cho con số huy động giảm năm 2011. Trong đó huy động vốn từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh và có xu hướng tăng từ năm 2010 đến năm 2011: năm 2010, tỷ trọng của nguồn vốn huy động từ dân cư là 52,45%, đến năm 2011, con số này là 64%. Mặc dù năm 2012 con số này giảm xuống nhưng không đáng kể (gần 4%). Điều này chứng tỏ một bộ phận dân cư tin tưởng khi gửi tiền vào chi nhánh đã tăng lên. Tỷ trọng nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế có giảm từ năm 2010 đến 2012, (2010: 47,55%; đến 2011 giảm xuống còn 36%). Do năm 2011 kinh tế gặp nhiều khó khăn nên làm giảm lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế vào ngân hàng, nhưng tới 2012 tỷ lệ này lại tăng lên 39,16% chứng tỏ chi nhánh đã thiết lập được một mối

quan hệ tốt với các tổ chức kinh tế khi gửi tiền vào chi nhánh để đảm bảo an toàn cũng như sử dụng các dịch vụ đi kèm.

2.1.3.2. Hoạt động cho vay.

Cho vay là hoạt động sử dụng vốn mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng thương mại, đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển, lớn mạnh của mỗi ngân hàng, đồng thời cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro nhất. Nhận thức được tầm quan trọng của điều này, chi nhánh luôn quan tâm đến việc mở rộng quy mô cho vay, đồng thời cũng đặc biệt chú ý đến chất lượng các khoản vay. Tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh luôn có sự tăng lên qua từng năm thể hiện quy mô hoạt động trong lĩnh vực tín dụng của chi nhánh ngày càng được mở rộng .

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động cho vay tại PGBank Bà Triệu từ 2010-2012

Đơn vị: triệu đồng

CHỈ TIÊU

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) So với 2010 +/- (Trđ) +/- (%) Theo kỳ hạn 2.349.05 4 100 2.321.819 100 1.981.203 100 -367.851 -15,66 Ngắn hạn 1.342.98 9 57,18 1.559.643 67,17 1.542.777 77,78 199.788 14,87 Trung, dài hạn 1.006.06

5 42,82 762.176 32,83 438.426 22,12 -567.639 -56,42 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo loại tiền 2.349.05

4 100 2.321.891 100 1.981.203 100 -367.851 -15,66

VND 1.926.542 82,01 1.880.355 80,99 1.446.581 73,01 -479.961 -24,91 Ngoại tệ quy đổi 422.512 17,99 441.464 19,01 534.622 26,99 112.110 26,53

(Nguồn: Báo cáo các phòng PVKH từ năm 2010 – 2012)

Phân theo kỳ hạn.

Bảng 2 cho thấy dư nợ ngắn hạn, của chi nhánh có sự tăng trưởng. Tuy nhiên dư nợ trung và dài hạn lại có sự giảm sút. Năm 2012, dư nợ tín dụng

trung dài hạn giảm 567.639 trđ so với năm 2010, tương ứng với mức giảm 56,42% , do đó dư nợ của năm 2012 so với năm 2010 thì bị giảm 15,6%, tức từ 2.349.054 trđ xuống 1.981.203 trđ . Điều này hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh của nền kinh tế đất nước. Khoảng 80% các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản, làm giảm nhu cầu vay vốn dài hạn của các doanh nghiệp để đầu tư, mở rộng sản. Năm 2009, việc Chính phủ quyết định hỗ trợ lãi suất cho các khoản vốn vay trung, dài hạn theo quyết định số 443/QĐ - Ttg cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh. Do đó năm 2010 dư nợ tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh lên tới 1.006.065 trđ. Nhưng trước tình hình khó khăn của nền kinh tế vào năm 2012, dư nợ tín dụng trung và dài hạn của chi nhánh giảm. Các khoản tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay của chi nhánh và tỷ trọng này tăng dần qua các năm, đến năm 2012 vào khoảng 77%. Năm 2012 tăng 14,87% so với 2010, đạt 1.542.777 trđ. Cơ cấu này là hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu vẫn là nguồn vốn ngắn hạn, nếu tập trung quá mức vào cho vay trung, dài hạn có thể dẫn đến rủi ro về lãi suất cũng như thanh khoản cho chi nhánh. Điều này chứng tỏ chi nhánh đã có một cơ cấu cho vay theo kỳ hạn hợp lý, hài hòa giữa sự an toàn trong kinh doanh với lợi nhuận mà các khoản vay đem lại.

Phân theo loại tiền

Dư nợ cho vay bằng VND chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu dư nợ của chi nhánh và có xu hướng giảm qua các năm:

- Năm 2010, dư nợ cho vay VND đạt 1.926.542 triệu đồng, chiếm 82,01% tổng dư nợ.

- Năm 2012, dư nợ cho vay VND đạt 1.446.581 triệu đồng, chiếm 73,02% tổng dư nợ của chi nhánh, giảm 24,91% so với năm 2010.

Trong khi đó, dư nợ cho vay bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng thấp hơn và có xu hướng tăng trưởng trong giai đoạn 2010 - 2012 song tốc độ tăng chưa lớn. Năm 2010 dư nợ ngoại tệ đạt 422.512 trđ và con số này đến năm 2012 là

534.622 trđ, tăng 112.110 trđ. Điều này có thể giải thích do huy động ngoại tệ của NH chưa phải là thế mạnh nên khả năng cung ứng ngoại tệ cho vay của PGBank vẫn ở mức hạn chế. Và trong những khoảng thời gian này thì khả năng tiếp cận với nguồn ngoại tệ từ ngân hàng cũng là rất khó khăn.

2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh.

Kết quả hoạt động kinh doanh mà chi nhánh đã đạt được trong những năm qua:

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của PGBank Bà Triệu

Đơn vị: triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Số tiền Số tiền Chênh lệch với 2010

Triệu đồng %

Thu nhập thuần 79.168 114.695 106.566 27.398 34,60

Chi phí hoạt động 52.439 89.454 87.198 34.759 66,11

Lợi nhuận trước thuế 26.729 25.241 19.368 -7.361 -27,39

Về thu nhập :

Bảng 2.3 chi thấy thu nhập thuần của chi nhánh có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010 - 2012. Năm 2012 tăng 34,60% so với năm 2010, ở mức 106.566 trđ. Năm 2011, thu nhập thuần của chi nhánh cao nhất trong 3 năm, đạt 114.695 trđ. Điều này chứng tỏ thu nhập của chi nhánh đã có mức tăng rất ấn tượng trong năm 2011, kết quả kinh doanh rất khả quan trước những khó khăn chung của nền kinh tế.

Về chi phí :

Cùng với thu nhập, chi phí của chi nhánh cũng có xu hướng tăng trong năm 2011 và 2012. Năm 2012, chi phí hoạt động của chi nhánh là 87.198 trđ, tăng 66,11% so với năm 2010 (52.439trđ). Năm 2011, cùng với mức tăng ấn tượng của thu nhập thì chi phí hoạt động của chi nhánh đạt 89.454 trđ. Như vậy là bên cạnh mức doanh thu ấn tượng thì giai đoạn này cũng chứng kiến mức chi phí tăng vọt, điều này có thể lý giải vì các chi phí đặc biệt là chi phí huy động đều ở mức cao để đảm bảo tăng trưởng thực hiện mục tiêu đề ra.

Về lợi nhuận :

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy lợi nhuận của chi nhánh trong giai đoạn này có xu hướng giảm. Năm 2012 đạt 19.368 trđ, trong khi đó lợi nhuận năm 2010 của chi nhánh ở mức 26.729 trđ, năm 2012 giảm 7.361 trđ so với năm 2010, tương đương với mức 27,39%. Như vậy thì do chi phí hoạt động tăng cao nên mức lợi nhuận trước thuế của chi nhánh bị giảm xuống. Trong giai đoạn kinh tế gặp nhiều khó khăn như vậy, việc lợi nhuận giảm là một điều dễ hiểu.

2.2. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại PGBank Bà Triệu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng PGBank chi nhánh Bà Triệu (Trang 28)