Đánh giá tác động môi tr−ờng (EIA : environmental impact ssessment)

Một phần của tài liệu Giáo trình khoa học môi trường phần 2 (Trang 48)

Để ngăn chặn suy thoái môi tr−ờng và tạo điều kiện cải thiện môi tr−ờng, tất cả các dự án kinh tế − xã hội phải đ−ợc tiến hành EIA. Luật môi tr−ờng đã đ−ợc Quốc hội thông qua coi quy định này là bắt buộc. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi tr−ờng đã ban hành h−ớng dẫn tạm thời thực hiện quy định này.

EIA là công cụ quản lý môi tr−ờng. Nó cho phép dự đoán tác động môi tr−ờng của dự án, giúp tìm ra cách để giảm thiểu các tác hại không thể chấp nhận và giúp các nhà quản lý quyết định vấn đề. EIA là b−ớc cần thiết và quan trọng khi xây dựng một dự án đầu t−. Các vấn đề mà các thành EIA th−ờng quan tâm là :

− Môi tr−ờng địa ph−ơng có thể khắc phục vấn đề chất thải và nạn ô nhiễm.

− Mâu thuẫn cục bộ với các chủ sở hữu đất lân cận.

−ảnh h−ởng đến các vùng thủy sản tự nhiên hoặc trang trại nuôi công nghiệp.

− N−ớc, điện và các nguồn tài nguyên khác sẽ tiêu thụ nh− thế nào ?

− Các thiệt hại có thể gây ra cho các khu rừng nguyên sinh, các điểm du lịch, các di tích lịch sử − văn hóa.

− Hệ thống giao thông và thoát n−ớc có đủ cho dự án không ?

EIA cần đ−ợc mở rộng cho các nhà máy, xí nghiệp đang hoạt động, các ch−ơng trình, kế hoạch phát triển kinh tế − xã hội các cấp,... EIA cần tiếp tục đ−ợc theo dõi khi các dự án đã thực hiện và hoạt động (thanh soát môi tr−ờng).

Muốn tiến hành EIA tốt phải có đầy đủ cán bộ khoa học môi tr−ờng có chất l−ợng, có điều kiện làm việc tốt ; cơ quan thẩm định việc đánh giá phải khách quan theo đúng Luật Môi tr−ờng và Tiêu chuẩn Môi tr−ờng Việt Nam hiện hành.

Một phần của tài liệu Giáo trình khoa học môi trường phần 2 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)