Khái niệm phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Giáo trình khoa học môi trường phần 2 (Trang 36)

Phát triển bền vững là một khái niệm rất mới nảy sinh từ cuộc khủng hoảng môi tr−ờng. Do đó, cho đến nay ch−a có một định nghĩa nào đầy đủ và thống nhất. Một định nghĩa th−ờng gặp trong các tài liệu khoa học môi tr−ờng về phát triển bền vững nh− sau :

− “Phát triển bền vững là sự phát triển kéo dài” (Báo cáo về phát triển môi tr−ờng Thế giới, 1992, tr. 34).

− “Phát triển bền vững là sử dụng các tài nguyên để đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm ph−ơng hại đến khả năng của thế hệ t−ơng lai, đáp ứng các nhu cầu của họ” (Báo cáo của Bruntland về “T−ơng lai chung của chúng ta”).

− “Phát triển bền vững là mô hình phát triển mới trên cơ sở sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu của con ng−ời thế hệ hiện nay mà không làm hại cho thế hệ mai sau” (Nguyễn Mạnh Huấn... :

Những vấn đề kinh tế xã hội văn hóa trong phát triển bền vững. Hà Nội, 3 − 1993, tr.17 − 18).

− “Phát triển bền vững là mô hình chuyển đổi mà nó tối −u hóa các lợi ích kinh tế và xã hội trong hiện tại nh−ng không hề gây hại cho tiềm năng của những lợi ích t−ơng tự trong t−ơng lai” (Godian và Ileduc, 1988).

Các định nghĩa nêu trên bao gồm hai nội dung then chốt :

− Các nhu cầu của con ng−ời.

− Những giới hạn đối với khả năng của môi tr−ờng đáp ứng các nhu cầu hiện tại và t−ơng lai của con ng−ời.

Phát triển bền vững có thể đ−ợc xem là một tiến trình đòi hỏi sự phát triển đồng thời của bốn lĩnh vực : kinh tế, nhân văn, môi tr−ờng và kỹ thuật. Giữa các lĩnh vực này có mối liên hệ chặt chẽ có tính chất thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình phát triển.

a) Lĩnh vực kinh tế

− Giảm đều mức tiêu phí năng l−ợng và những tài nguyên khác qua các công nghệ tiết kiệm và thay đổi lối sống.

− Thay đổi các mẫu hình tiêu thụ ảnh h−ởng đến đa dạng sinh học cho các quốc gia khác.

− Đi đầu và hỗ trợ phát triển bền vững cho các n−ớc khác.

− Giảm hàng rào nhập khẩu hay chính sách bảo hộ mậu dịch làm hạn chế thị tr−ờng cho sản phẩm của các n−ớc nghèo.

− Sử dụng tài nguyên nhân văn, kỹ thuật và tài chính để phát triển công nghệ sạch và dùng ít tài nguyên.

− Giảm chênh lệch về thu nhập và tiếp cận về y tế.

− Chuyển tiền từ chi phí quân sự và an ninh cho các yêu cầu về phát triển.

− Sử dụng tài nguyên cải thiện mức sống th−ờng xuyên.

− Loại bỏ nghèo nàn tuyệt đối.

− Cải thiện việc tiếp cận ruộng đất, giáo dục và các dịch vụ xã hội.

− Thiết lập một ngành công nghiệp có hiệu quả để tạo công việc và sản xuất hàng hóa cho th−ơng mại và tiêu thụ.

b) Lĩnh vực nhân văn

−ổn định dân số.

− Giảm di c− đến các thành phố qua ch−ơng trình phát triển nông thôn.

− Xây dựng các chính sách và kỹ thuật để giảm nhẹ hậu quả môi tr−ờng của đô thị hóa.

− Nâng cao tỷ lệ dân số biết chữ.

− Tiếp cận dễ dàng hơn với chăm sóc sức khỏe ban đầu.

− Cải thiện phúc lợi xã hội, bảo vệ tính đa dạng văn hóa và đầu t− vào vốn ng−ời.

− Đầu t− vào sức khỏe và giáo dục phụ nữ.

− Khuyến khích sự tham gia vào các quá trình làm quyết định.

c) Lĩnh vực môi tr−ờng

− Sử dụng có hiệu quả hơn đất canh tác và cung cấp n−ớc.

− Cải thiện canh tác nông nghiệp và kỹ thuật để nâng cao sản l−ợng.

− Tránh dùng quá mức phân hóa học và thuốc trừ sâu.

− Bảo vệ nguồn n−ớc, chấm dứt lãng phí n−ớc và nâng cao hiệu suất của các hệ thống n−ớc.

− Cải thiện chất l−ợng n−ớc và hạn chế rút n−ớc bề mặt.

− Bảo vệ đa dạng sinh học.

− Bảo vệ sự ổn định của khí hậu, tránh hủy hoại tầng ôzôn do hoạt động của con ng−ời.

− Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho sản xuất l−ơng thực và chất đốt khi phải mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của tăng dân số.

− Sử dụng n−ớc t−ới thận trọng.

− Tránh mở đất nông nghiệp trên đất dốc hoặc bạc màu.

− Làm chậm và chặn đứng sự hủy hoại rừng nhiệt đới, hệ sinh thái san hô, rừng ngập mặn ven biển... để bảo vệ đa dạng sinh học.

d) Lĩnh vực kỹ thuật

− Chuyển dịch sang nền kỹ thuật sạch, có hiệu suất hơn để giảm tiêu thụ năng l−ợng và các tài nguyên thiên nhiên khác, không gây ô nhiễm không khí, n−ớc, đất.

− Giảm phát thải CO2 để giảm tỷ lệ tăng khí nhà kính toàn cầu, giảm nồng độ chúng trong khí quyển.

− Tìm ra nguồn năng l−ợng mới thay cho năng l−ợng hóa thạch.

− Loại bỏ sử dụng CFCs.

− Bảo tồn các kỹ thuật truyền thống với ít chất thải và chất ô nhiễm, mở rộng kỹ thuật tái chế chất thải phù hợp hoặc hỗ trợ các hệ tự nhiên.

− Nhanh chóng ứng dụng các kỹ thuật đã đ−ợc cải tiến, các quy chế của Chính phủ đã đ−ợc cải thiện và thực hiện chúng.

Một phần của tài liệu Giáo trình khoa học môi trường phần 2 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)