Chính sách môi tr−ờng của Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình khoa học môi trường phần 2 (Trang 46)

a) Các luật và pháp lệnh về tài nguyên và môi tr−ờng

− Luật đất đai (1958) ;

− Luật đầu t− (1988) ;

− Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân (1989) ;

− Luật bảo vệ và phát triển rừng (1991) ;

− Pháp lệnh tài nguyên khoáng sản (1989)

− Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản (1989) ;

− Pháp lệnh thuế tài nguyên (1990) ;

− Pháp lệnh bảo vệ lao động (1991) ;

b) Luật bảo vệ môi tr−ờng và Nghị định 26/CP

Luật Môi tr−ờng đ−ợc Quốc hội thông qua ngày 27/12/1993 và đ−ợc Chủ tịch n−ớc công bố ngày 10/1/1994. Luật gồm 7 ch−ơng, 55 điều.

− Ch−ơng I (9 điều) : Các quy định chung nêu lên những khái niệm cơ bản về môi tr−ờng, các yếu tố cấu thành môi tr−ờng, xác định trách nhiệm của cơ quan nhà n−ớc và nhân dân trong việc bảo vệ môi tr−ờng.

− Ch−ơng II (20 điều) : Phòng chống suy thoái − ô nhiễm môi tr−ờng, sự cố môi tr−ờng ; quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà n−ớc và nhân dân trong khai thác và bảo vệ tài nguyên. Xác định trách nhiệm tuân thủ các tiêu chuẩn môi tr−ờng, không đ−ợc gây ô nhiễm môi tr−ờng. Phải tiến hành đánh giá tác động môi tr−ờng đối với tất cả các dự án phát triển kinh tế − xã hội trong và ngoài n−ớc.

− Ch−ơng III (7 điều) : Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi tr−ờng ; quy định việc xử lý ô nhiễm và giải quyết các sự cố xảy ra và gây tác hại tới môi tr−ờng.

− Ch−ơng IV (8 điều) : Quản lý Nhà n−ớc về bảo vệ môi tr−ờng ; xác lập hệ thống quản lý nhà n−ớc đối với môi tr−ờng và quy định rõ nhiệm vụ của các cấp chính quyền trong việc quản lý, thanh tra và bảo vệ môi tr−ờng.

− Ch−ơng V (4 điều) : Quan hệ quốc tế về bảo vệ môi tr−ờng : nêu rõ trách nhiệm của Việt Nam đối với môi tr−ờng toàn cầu cũng nh− của các tổ chức và ng−ời n−ớc ngoài đối với môi tr−ờng Việt Nam.

− Ch−ơng VI : Khen th−ởng và xử lý vi phạm, nhấn mạnh trách nhiệm hình sự trong vấn đề bảo vệ môi tr−ờng.

− Ch−ơng VII : quy định hiệu lực pháp lý của “Luật Môi tr−ờng”.

Luật Môi tr−ờng là văn bản pháp lý cơ bản, là chỗ dựa của các tổ chức, cá nhân về vấn đề môi tr−ờng. Chính phủ và các Bộ chức năng sẽ có các quy định và h−ớng dẫn cụ thể thi hành luật. Trong thời gian qua, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi tr−ờng, Uỷ ban Nhà n−ớc về Hợp tác và Đầu t− đã ban hành nhiều chỉ dẫn cụ thể. Gần đây Chính phủ cũng ra Nghị định 26/CP nhằm cụ thể hóa nội dung của luật vào đời sống thực tiễn.

Một phần của tài liệu Giáo trình khoa học môi trường phần 2 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)