− Với mục đích điều trị : Chất phóng xạ có thể gây tổn th−ơng cho các cơ quan của cơ thể nếu nh− không áp dụng các biện pháp bảo vệ thích hợp. Khả năng phát sinh tổn th−ơng do phóng xạ và thời gian xuất hiện triệu chứng th−ờng khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố nh− l−ợng chất tiếp xúc với cơ thể, thời gian bán phân hủy, loại tia, mức năng l−ợng của tia phát ra, sự chuyển động của nó...
− Tia phóng xạ có thể bẻ gãy liên kết hóa học của ADN trong tế bào hoặc tức thời hoặc sau một thời gian dài và chậm. Khi tiếp xúc 100 − 250Rad (1Rad = 1,07R) ng−ời không bị chết nh−ng mệt mỏi, nôn mửa, rụng tóc. ở c−ờng độ 400 − 500Rad tuỷ x−ơng bị tác động mạnh, tế bào máu giảm ; ở mức độ 1000Rad sẽ gây chết do các mô tim và não bị hủy hoại. Một trong các ảnh h−ởng của tác động chậm là mầm mống của bệnh ung th−.
− Tác động của tia gamma từ 60Co hoặc 137Cs (Cedi) ở các nồng độ cao nhất có thể gây chế động − thực vật ở gần điểm phát xạ. ở nồng độ thấp (10Rad) làm tăng khả năng nhiễm bệnh của thực vật. Ví dụ bệnh rệp ở cây sồi tăng từ 100 − 200 lần. Sự phát tán chất phóng xạ (ô nhiễm) cũng theo quy luật “phóng đại sinh học”.
− Bụi phóng xạ gây tác động có hại qua chuỗi thức ăn. Ph−ơng thức xâm nhập chất phóng xạ vào cơ thể ng−ời qua n−ớc là chủ yếu : nguồn chất phóng xạ ở trong đất và bụi phóng xạ xâm nhập vào đất từ khí quyển, cuối cùng đều xâm nhập vào n−ớc bề mặt và n−ớc ngầm. N−ớc bề mặt qua sinh vật phù du (Plankton) hoặc qua hệ thực vật lớn (Macrophytes) tới cá và sau đó tới ng−ời. Một phần của n−ớc bề mặt và n−ớc ngầm đ−ợc sử dụng làm n−ớc uống, t−ới cây và do đó cuối cùng lại tới ng−ời.
Riêng đối với con ng−ời : Nếu bị chiếu xạ liều cao hoặc chiếu xạ liên tục trong thời gian dài thì bị mắc bệnh phóng xạ. Khi chiếu xạ liều thấp có tác dụng kích thích sinh tr−ởng và phục hồi chức năng. Con ng−ời mỗi năm hấp thụ một l−ợng bức xạ ion nền ≈ 30mR. Uỷ ban Quốc tế bảo vệ phóng xạ đặt ra tiêu chuẩn phóng xạ cho phép đối với một số chất phóng xạ nh− sau : Stronti : 90 − 270pCi/g St ; Canxi : 127 −
Xử lý các phế thải phóng xạ :
− Phế thải lỏng : chia làm ba loại và ph−ơng pháp xử lý cho mỗi loại là khác nhau :
+ Hoạt độ thấp : xử lý n−ớc và sau đó tách riêng các vật liệu phóng xạ. + Hoạt độ trung bình : dùng ph−ơng pháp làm đứt đoạn thủy động học.
+ Hoạt độ cao : cần sự cẩn thận trong quá trình xử lý, đặc biệt là công đoạn bể chứa chất phóng xạ ở sâu d−ới lòng đất.
− Phế thải rắn :
+ Hoạt độ thấp : phân loại, tách chất phế thải có khả năng gây nổ và cho qua lò đốt hóa tro.
+ Hoạt độ cao : đ−ợc chôn sâu tới 400m và có theo dõi quang trắc định kỳ mức độ an toàn các container phế thải này.
Một số l−u ý cần thiết đối với phế thải phóng xạ :
− Quan trắc hoạt độ phóng xạ qua các điểm chôn vùi.
− Ngăn ngừa xói mòn, khoan, đào bới sâu ở xung quanh và ở điểm chôn vùi.
− Quan trắc định kỳ nghiêm ngặt mức độ an toàn của các container chôn vùi.