Quan điểm xuyên suốt của kế hoạch hành động là sự phát triển lâu bền nhằm sử dụng tổng hợp tài nguyên, liên kết chặt chẽ tài nguyên với quá trình phát triển kinh tế − xã hội của đất n−ớc trên cơ sở nhận thức đúng về giá trị của tài nguyên. Phải đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ giữa dân số và kinh tế − xã hội. Tăng dân số dẫn đến tăng mức độ khai thác tài nguyên, tăng ô nhiễm môi tr−ờng, tăng nguy cơ phá vỡ cân bằng sinh thái.
Mục tiêu của kế hoạch là duy trì các quá trình sinh thái thiết yếu và các hệ thống đảm bảo cuộc sống, duy trì tính đa dạng di truyền của các loài hoang dại và nuôi trồng, đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn tài nguyên, duy trì chất l−ợng tổng thể về nuôi trồng và đạt mức tăng dân số cân bằng với khả năng sản xuất.
Nội dung cơ bản của kế hoạch hành động nh− sau :
− Thực hiện chính sách ổn định dân số, đặc biệt ở vùng nông thôn.
− Tập trung thâm canh tăng năng suất, tăng vụ, thực hiện nông lâm kết hợp và canh tác bền vững, đặc biệt ở các vùng miền núi, trung du ; sử dụng hợp lý phân bón vô cơ và thuốc trừ sâu.
− Ưu tiên các ch−ơng trình trồng lại rừng, tăng c−ờng bảo vệ rừng, thực hiện ph−ơng thức lâm nghiệp xã hội và hệ thống nông lâm truyền thống, bảo vệ đa dạng sinh học.
− Phát triển bền vững trong công nghiệp và đô thị, −u tiên phát triển công nghệ ít chất thải, quản lý tốt đời sống đô thị, kiểm soát ô nhiễm.
− Sử dụng năng l−ợng với hiệu suất cao, tập trung vào các nguồn năng l−ợng ít gây hậu quả xấu cho môi tr−ờng, đánh giá tác động môi tr−ờng các dự án về năng l−ợng.
− Tăng c−ờng quản lý l−u vực, xây dựng các tiêu chuẩn chất l−ợng n−ớc uống và ô nhiễm n−ớc. Bảo vệ tốt các l−u vực bằng trồng rừng và bảo vệ rừng.
− Khai thác hợp lý và phát triển bền vững vùng ven biển.
− Hoàn thiện hệ thống v−ờn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, kiểm soát việc buôn bán các động vật quý hiếm và đang bị tiêu diệt (đe dọa).
− Xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn môi tr−ờng, căn cứ vào đó để tổ chức kiểm soát và quản lý môi tr−ờng. Đồng thời, phải có biện pháp xử lý chất thải, đặc biệt là n−ớc thải và chất thải rắn ; chú trọng việc tái sử dụng chất thải. Các chất thải độc hại, phải có quy chế nghiêm ngặt về l−u trữ và chôn lấp.
Các biện pháp thực hiện bao gồm :
− Giáo dục môi tr−ờng và nâng cao nhận thức môi tr−ờng cho mọi ng−ời ở mọi lứa tuổi, mọi cấp học, mọi nghề nghiệp ; đào tạo đủ đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ môi tr−ờng phục vụ cho sự phát triển kinh tế − xã hội bền vững.
− Xây dựng hệ thống cơ quan quản lý môi tr−ờng từ trung −ơng xuống địa ph−ơng để thực hiện chức năng nhà n−ớc trong việc lập kế hoạch, đề xuất chính sách, xây dựng tiêu chuẩn môi tr−ờng, ban hành pháp luật kiểm soát môi tr−ờng.
− Xây dựng đ−ờng lối và chính sách môi tr−ờng, quy chế quản lý và cải thiện môi tr−ờng.
− Xây dựng hệ thống quan trắc môi tr−ờng, trang bị dụng cụ, đào tạo cán bộ cho các trạm này.
− Tổ chức nghiên cứu môi tr−ờng. Các đề tài nghiên cứu phải tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách về môi tr−ờng. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu bảo vệ môi tr−ờng.