Các yếu tố của nóng lên toàn cầu và hủy hoại tầng ôzôn

Một phần của tài liệu Giáo trình khoa học môi trường phần 2 (Trang 25)

Khí quyển trái đất là một tấm màn mỏng của các khí bảo vệ trái đất khỏi tác hại của các tia tử ngoại từ mặt trời. Do giữ nhiệt của trái đất, khí quyển đã giữ cho sông và đại d−ơng không bị đóng băng. CO2 và hơi n−ớc là những khí quan trọng nhất tạo sự cách ly hay “hiệu ứng nhà kính” của khí quyển.

Khối l−ợng của CO2 trong khí quyển đang tăng lên rất nhanh, các hoạt động của con ng−ời cũng tạo ra các “khí nhà kính” khác nh− mêtan, ôzôn, chlorofluoro carbons (CFCs). Các khí này làm tăng tính chất giữ nhiệt của khí quyển. CFCs cũng bốc lên tầng khí quyển, tầng bình l−u, hủy hoại tấm lá chắn ôzôn làm cho tia tử ngoại lọt xuống trái đất gây hại cho đời sống sinh vật, trong đó có con ng−ời.

Từ giữa những năm 1970, thế giới đã phát thải vào khí quyển khoảng 1 triệu tấn CFCs/năm. ở tầng thấp của khí quyển, CFCs góp phần làm nóng lên toàn cầu, còn ở tầng bình l−u nó kết hợp với các phân tử ôzôn làm suy giảm lá chắn bảo vệ. Vào năm 1991, các nhà khoa học đã có kết luận : tầng ôzôn bình l−u bị suy giảm sẽ gây một hiệu ứng lạnh ở tầng thấp khí quyển và hiệu ứng có thể đủ để trung hòa một phần

làm nóng của các khí nhà kính khác. Đó cũng là một giải pháp để bảo vệ tầng ôzôn bình l−u.

Năm

Hình 14 : Nhiệt độ trung bình hàng tháng của các năm có và không có Elnino

Hình 15 : Các khí nhà kính và hoạt động của con ng−ời

góp phần làm nóng lên toàn cầu

a) Do các khí nhà kính b) Do hoạt động của con ng−ời

Một phần của tài liệu Giáo trình khoa học môi trường phần 2 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)