BÀN QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường sản phẩm quạt công nghiệp của công ty CP Cơ điện Toàn Cầu trên địa bàn Quảng Ninh (Trang 27)

3.1. Đánh giá tổng quan tình hình kinh doanh của công ty CP Cơ điện Toàn Cầu

3.1.1.Giới thiệu chung về công ty

- Tên giao dịch bằng tiếng Anh: TOANCAU MECHANIC–ELECTRICAL JOIN STOCK COMPANY; Tên viết tắt: TOMECO JSC

- Vốn đăng ký kinh doanh: 12.845.000.000 đồng

- Trụ sở: Số 86 Nguyễn Ngọc Nại, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội

- Văn phòng giao dịch: số 3A Cù Chính Lan, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Nhà máy: Km21+200 Đại lộ Thăng Long, Ngọc Liệp, Quốc Oai, Hà Nội - Điện thoại: (+84) 43.563.1130; Fax: (+84) 43.563.3980

Email: toancau@tomeco.vn

- Lịch sử hình thành và phát triển: Năm 2001, Công ty TNHH Cơ Điện Toàn Cầu chính thức ra đời với tên giao dịch là TOMECO, tiền thân từ xưởng Cơ Điện KDV (thành lập năm 1991), hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo các sản phẩm quạt công nghiệp và thiết bị xử lý môi trường. Năm 2003, đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất và các trang thiết bị tại Cụm Công Nghiệp Ngọc Liệp – Quốc Oai – Hà Nội. Nhà máy có tên gọi Công ty TNHH An Khang. Năm 2004, tiếp cận, xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2000. Ngày 02/06/2009, công ty chính thức được mang tên mới: Công ty Cổ phần Cơ Điện Toàn Cầu. Sau đó, tên nhà máy sản xuất cũng được đổi thành Công ty Cổ phần TOMECO An Khang vào ngày 29/01/2010.

- Một số giải thưởng mà công ty đã vinh dự được nhận:

1. Cúp vàng Doanh nghiệp Hội chợ Hàng Công nghiệp Việt Nam năm 2005, 2006 2. Top ten ngành hàng Thương hiệu Việt năm 2009

3. Cúp vàng chất lượng ISO năm 2006 4. Cúp bạc Chất lượng Quốc gia năm 2009

5. Bằng khen của BCH Liên đoàn Lao động TP Hà Nội ngày 27/12/2012

6. Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Quốc Oai về những thành tích xuất sắc trong công tác thuế năm 2012

Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

(Nguồn: P.tổ chức Hành chính– Kế toán)

- Giám đốc kinh doanh: là người được giám đốc ủy quyền quản lý và thay mặt giám đốc thực hiện các nhiệm vụ trong một số lĩnh vực nhất định, chịu trách nhiệm về kinh doanh.

- Trung tâm TOMECO R&D: là bộ phận nghiên cứu và phát triển thị trường của công ty.

- Phòng Tổ chức Hành Chính–Kế Toán: có nhiệm vụ quản lý cán bộ, công nhân viên và theo dõi tình hình tài chính cũng như các nhiệm vụ liên quan.

- Ban Quản lý Đầu tư xây dựng: là bộ phận có nhiệm vụ đảm bảo mặt bằng hoạt động sản xuất kinh doanh tốt nhất bằng các hoạt động thiết thực như: xây dựng, sửa chữa, nâng cấp...

Nhìn vào bảng Kết quả hoạt động của công ty trong 3 năm gần đây (xem Phụ lục 5), có thể thấy:

Tổng tài sản không ngừng tăng: từ 24.582.900.600 đồng (2011) lên 25.648.817.394 đồng (2012) và đến 2013 là 26. 846.312.273 đồng. Cùng với đó, tổng nợ phải trả qua các năm của TOMECO cũng giảm một cách đáng kể: 7.316.969.563 đồng (2011), xuống 2.919.641.745 đồng (2012) và 2.086.352.413 đồng (2013). Điều đó chứng tỏ công ty đã và đang không ngừng đầu tư thêm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tổng nợ phải trả giảm dần qua các năm cũng là một trong những yếu tố cho thấy hiệu quả làm việc của công ty trong năm đã tăng dần lên.

Trong 3 năm gần đây, Lợi nhuận trước thuế qua các năm đều tăng rõ rệt: từ 66.692.361 đồng (2011) lên 121.301.437 đồng (2012: tăng 37.848.615 đồng, gấp 1,56751 lần; và 104.540.976 đồng (2012) lên 121.301.437 đồng (2013): tăng 16.760.461, gấp 1.16032 lần). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, doanh thu của công ty trong 3 năm gần đây nhìn chung có tăng, nhưng không liên tục. Cụ thể: năm 2012, doanh thu của công ty là 33.767.909.732 đồng, giảm 1.231.426.645 đồng, bằng 0,964816 lần so với năm 2011 (34.999.336.377 đồng); sang năm 2013, doanh thu của công ty là 35.028.267.420 đồng, tăng 1.260.357.688 đồng, gấp 1.03732 lần doanh thu so với cùng kì năm trước.

Tuy nhiên trong bối cảnh không chỉ nền kinh tế trong nước mà cả nền kinh tế thế giới đều phải chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, việc sụt giảm doanh thu là việc khó tránh khỏi, tuy nhiên, điều đáng mừng ở đây chính là việc lãnh đạo công ty đã nhanh nhạy, sớm nhìn nhận được bối cảnh nền kinh tế, từ đó có những điều chỉnh trong quản lý và sản xuất để tránh cho công ty những thiệt hại lớn. Trong khi các công ty và doanh nghiệp khác điêu đứng, thậm chí bị phá sản thì việc vẫn duy trì ổn định hoạt động, doanh thu 2012 vẫn tăng tương đối so với 2010 và chỉ giảm nhẹ so với năm 2011, đó xét cho cùng vẫn là một thành công, là một kết quả đáng ghi nhận mà công ty đã đạt được trong bối cảnh khủng hoảng của nền kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường sản phẩm quạt công nghiệp của công ty CP Cơ điện Toàn Cầu trên địa bàn Quảng Ninh (Trang 27)