2.1.5.1. Khái quát chung kết quả kinh doanh
Trong 13 năm qua, với sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên, Agribank Văn Lâm đã và đang tiếp tục khẳng định vị trí của mình, trở thành 1 chi nhánh vững mạnh trong hệ thống chi nhánh NHNN& PTNT. Kết quả kinh doanh của chi nhánh luôn tăng trưởng mạnh mẽ trong các năm với quy mô vốn ngày càng được mở rộng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn cho bản thân chi nhánh. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Văn Lâm được thể hiện tóm tắt trên bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tổng huy động vốn 371.600 411.800 452.980 Tổng tài sản 451.120 508.715 559.586 Tổng dư nợ 282.100 371.100 408.210 Tỷ lệ nợ quá hạn 1,3% 1,15% 1,1% LNTT 21.000 27.800 34.750
( Nguồn: BCKQKD qua các năm tại NHNo & PTNT huyện Văn Lâm)
Qua bảng số liệu, ta thấy được các chỉ tiêu tài chính của Ngân hàng đều tăng qua các năm. Tuy vậy, tốc độ tăng của các năm là khác nhau, có sự khác biệt về tốc độ tăng này là do khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng ngày càng sâu sắc tới hoạt động của đất nước trên nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó có cả hoạt động trong ngành tài chính - ngân hàng. Nhìn chung, tốc độ tăng của năm 2010 so với năm 2009 nhiều hơn tốc độ tăng của năm 2012 so với năm 2011. Tuy vậy, tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng lại được giảm theo chiều hướng tốt, cụ thể tỷ lệ nợ quá hạn năm 2010 giảm dần đến năm 2012 từ 1,3% đến 1,1%. Có được điều này là nhờ Ngân hàng có nhiều chính sách đưa ra nhằm làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn, làm hoạt động của Ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn.
2.1.5.2. Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng vốn huy động
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Tổng vốn huy động 371.600 441.800 452.980
Mức chênh lệch tuyệt đối - 70.200 11.180
Mức chênh lệch tương đối - 18,89% 2,53%
( Nguồn: BCKQKD từ 2010 – 2012 của NHNo và PTNT huyện Văn Lâm) Agribank huyện Văn Lâm đã có nhiều thành tích trong việc tăng quy mô nguồn vốn huy động, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Do có chính sách và biện pháp huy động cùng với lãi suất huy động hợp lý, đa dạng hóa các hình thức sản phẩm, dịch vụ huy động vốn thông qua nhiều kênh huy động vốn khác nhau đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, thêm vào đó chất lượng hoạt động hiệu quả và tình hình tài chính lành mạnh, uy tín ngày càng tăng nên lượng vốn huy động không ngừng tăng, nên trong 3 năm 2010 – 2012 nguồn vốn huy động của chi nhánh ngày một tăng. Cụ thể như sau:
- Tổng nguồn vốn huy động năm 2010 đạt 371,6 tỷ đồng, tăng 31,6 tỷ đồng tương ứng với 9,29% so với năm 2009.
- Năm 2011, tổng nguồn tiếp tục đạt 441,8 tỷ đồng, tăng 70,2 tỷ đồng tương ứng với 18,89% so với năm 2010, gấp 2 lần so với mức tăng năm 2010.
tương ứng với 2,53% so với năm 2011. Tốc độ có tăng nhưng có giảm so với năm 2011 do năm 2012 là năm khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế của thế giới cũng như Việt Nam.
2.1.5.3. Hoạt động cho vay
Nhiều năm qua, hoạt động tín dụng vẫn chiếm một vị trí rất quan trọng, mang lại cho ngân hàng một nguồn thu nhập đáng kể. Đây sẽ là mảng hoạt động rất được Ngân hàng chú trọng đầu tư cả về thị trường sản phẩm và chất lượng kinh doanh. Cụ thể, về tổng dư nợ từ năm 2010 – 2012:
Bảng 2.3: Tổng dư nợ và tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng trong 2009 -2012
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
Tổng dư nợ 197.300 282.100 371.100 408.201
Mức chênh lệch tương đối - 42,98% 31,55% 10,00%
Tỷ lệ nợ quá hạn 1,2% 1,3% 1,15% 1,1%
(Nguồn: BCKQKD qua các năm từ 2009 – 2012 của NHNo huyện Văn Lâm) Tổng dư nợ của chi nhánh Văn Lâm đều tăng qua các năm, năm 2012 đạt 408.201 triệu đồng, trong khi năm 2009 chỉ là 197.300 triệu đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2009. Cơ cấu cho vay của chi nhánh ngân hàng cũng ngày càng đa dạng, bên cạnh các sản phẩm truyền thống, Agribank Văn Lâm còn phát triển thành công một loạt các sản phẩm mới như cho vay tiêu dùng, cho vay mua ô tô trả góp, cho vay du học, đi lao động nước ngoài,… chất lượng tín dụng luôn được chi nhánh quan tâm chú trọng, tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh luôn ở mức thấp và nhỏ hơn mức 2%, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh.
2.1.5.4. Kết quả tài chính
* Tổng thu
Thu nhập của Agribank Văn Lâm bao gồm: thu từ lãi và thu ngoài lãi. Trong đó, thu ngoài lãi chỉ bao gồm thu nhập từ hoạt động dịch vụ và các khoản thu khác.
Trong các khoản mục thu nhập thì thu từ lãi có quy mô, cơ cấu lớn nhất và ổn định ở mức trên 70% tổng thu qua các năm, cụ thể: năm 2010 là 56.986 triệu đồng tương ứng 75,18%, năm 2011 là 71.605 triệu đồng tương ứng là 73,87%, năm 2012 là 85.910 triệu đồng tương ứng là 71%
Bảng 2.4: Cơ cấu tổng thu của Ngân hàng từ 2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
1. Tổng thu 75.800 100% 96.800 100% 121.000 100%
2. Thu từ lãi 56.986 75,18% 71.605 73,87% 85.910 71%
3. Thu ngoài lãi 18.814 24,82% 25.294 26,13% 35.090 29%
3.1. Thu từ hoạt động dịch vụ 15.691 20,7% 19.834 20,49% 24.200 20%
3.2. Thu khác 3.123 4,12% 5.460 5,64% 10.890 9%
4. Mức chênh lệch - - 21.000 27,7% 24200 25%
(Nguồn: BCKQKD qua các năm 2010 – 2012 của Agribank huyện Văn Lâm) Qua các năm thì số tiền thu từ lãi vẫn tăng về số tuyệt đối nhưng lại giảm về số tương đối, điều này là do ngân hàng đang ngày càng mở rộng rất nhiều các loại dịch vụ đến với khách hàng làm tăng doanh thu trên những hoạt động dịch vụ và hoạt động khác lên, nhưng vẫn chú trọng vào thu từ lãi. Thu từ lãi tăng nhanh và mạnh qua các năm là do cơ chế cho vay theo thỏa thuận của Agribank Văn Lâm, do vậy, chi nhánh luôn không ngừng nỗ lực mở rộng dư nợ tín dụng.
Thu ngoài lãi của chi nhánh Agribank Văn Lâm chỉ gồm thu nhập từ hoạt động dịch vụ và hoạt động khác. Khoản thu này cũng tăng qua các năm, tuy nhiên chiếm một tỷ trong không lớn lắm chỉ dưới 30%. Trong các khoản thu ngoài lãi, thì khoản thu từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng là chủ yếu. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2010 -2012 thì thu từ hoạt động dịch vụ lại có xu hướng giảm còn thu từ hoạt động khác lại có xu hướng tăng. Mặc dù vậy nhưng cơ cấu tổng thu vẫn ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình. Nên tổng thu của Ngân hàng vẫn tăng đều qua các năm.
* Chi phí
Các khoản mục chi phí của Agribank Văn Lâm bao gồm: chi phí huy động vốn (chi trả lãi) và chi phí ngoài lãi.
Tương ứng với sự tăng trưởng của thu nhập, tổng chi phí của Agribank Văn Lâm cũng tăng dần qua các năm. Tổng chi phí năm 2011 tăng 28% so với năm 2010; Tổng chi phí năm 2012 tăng 29% so với năm 2011.
Bảng 2.5: Cơ cấu về chi phí
ĐVT: Triệu đồng
Năm Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
1. Tổng chi 53.900 100% 69.000 100% 89.010 100%
2. Chi trả lãi 35.822 66,46% 44.940 65,13% 56.967 64,00%
3. Chi ngoài lãi 18.078 33,54% 24.064 34,87% 32.043 36,00%
3.1. Chi cho hoạt động khác 6.306 11,7% 3.181 4,61% 3.739 4,20%
3.2. Chi nộp thuế 11.772 21,83% 20.879 30,26% 28.304 31,80%
( Nguồn: BCKQKD qua các năm từ 2010 – 2012 của Agribank huyện Văn Lâm) Trong các khoản mục chi phí thì chi trả lãi có quy mô, cơ cấu lớn nhất chiếm từ 64% – 67%, chi phí tăng chủ yếu là do chi phí trả lãi tăng. Chi phí ngoài lãi tăng lên cả về quy mô lẫn tỷ trọng trung bình từ 33% - 36%. Trong giai đoạn 2010 – 2012 thị trường tiền tệ nói riêng và thị trường tài chính nói chung có rất nhiều biến động. Năm 2010 chính sách tiền tệ có nhiều thay đổi ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng: 10 tháng đầu năm chính sách tiền tệ nới lỏng nhưng do lạm phát có diễn biến tiêu cực nên Ngân hàng nhà nước đột ngột chuyển sang chính sách tiền tệ thắt chặt và được duy trì ở năm 2011, 2012. Tình hình huy động vốn của các ngân hàng đã khó khăn nay càng trở nên khó khăn hơn.
* Lợi nhuận sau thuế
Bảng 2.6: Lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng trong giai đoạn 2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Tổng thu 75.800 96.800 121.000
Tổng chi 53.900 69.000 89.010
Lợi nhuận trước thuế 21.900 27.800 31.990
Thuế thu nhập doanh nghiệp 5.475 6.950 7.997,5
Lợi nhuận sau thuế 16.425 20.850 23.992,5
(Nguồn: BCKQKD qua các năm 2010 – 2012 của Agribank Văn Lâm) Lợi nhuận sau thuế của Agribank Văn Lâm đều tăng trưởng ổn định. Mức lợi nhuận của chi nhánh tăng từ 16.425 triệu lên đến 23.992,5 triệu, tăng 7.567,5 triệu trong 2 năm, tương ứng 46,07%
Đây là giai đoạn nền kinh tế nói chung, Ngân hàng nói riêng gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế gây ra, để làm được điều này thì ngân hàng đã không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ, nghiệp vụ của nhân viên, cũng như đưa ra nhiều chiến lược, chính sách phát triển đúng đắn cho chi nhánh.