10. Cấu trúc luận văn
1.6.3 Sử dụng phần mềm Cabri II Plus trong dạy học theo quan điểm
tương tác
CNTT và truyền thông nhƣ công cụ dạy học là "tạo môi trường tương tác để người học hoạt động và thích nghi với môi trường. Việc dạy học diễn ra trong quá trình hoạt động và thích nghi đó" [14, tr.412]. Với các đặc điểm phần mềm nêu trong 1.6.2, đặc biệt là tính tƣơng tác cao, Cabri II Plus có thể tạo ra một môi trƣờng tƣơng tác đa chiều, giúp HS khám phá ra các tri thức mới thông qua các HĐ.
Để sử dụng hiệu quả phần mềm Cabri II Plus theo hƣớng HĐ hóa ngƣời học, chúng ta cần xây dựng các tình huống dạy học. "Những tình huống dạy học mà hạt nhân là một tình huống lý tưởng, có dự kiến một hệ thống giúp đỡ phân bậc được thực hiện với sự kiềm chế tối đa có thể được, là phương tiện quan trọng để tổ chức cho HS học tập trong HĐ và bằng HĐ" [14, tr.227]. Nếu coi Cabri II Plus là phần cứng đƣa cho GV thì các tình huống dạy học chính là phần mềm mà GV cần thiết kế để có thể tận dụng một cách hiệu quả phần cứng đó.
Theo Nguyễn Chí Thành [20] ý tƣởng chủ đạo khi xây dựng các HĐ trong các tình huống là tạo ra một môi trƣờng cho sự tƣơng tác giữa Cabri II Plus và HS. Sự tƣơng tác đó có thể mô tả trong sơ đồ sau :
Hình 1.2 Sự tương tác giữa HS và phần mềm
Theo sơ đồ trên, trong môi trƣờng của Cabri II Plus, HS sẽ dịch chuyển hình vẽ hoặc các đối tƣợng, quan sát các phản hồi của môi trƣờng, sử dụng kiến thức đã có để giải thích cho các thông tin phản hồi của môi trƣờng, mặt khác qua các phản hồi HS có thể thay đổi các hành động của mình để tiến gần
Kiến thức cần lĩnh hội Các phản hồi của môi trƣờng
Dịch chuyển hình
HS Cabri
đến kết quả cần tìm (kiến thức cần lĩnh hội) theo dụng ý của GV. Chính điều này gây nên sự hình thành kiến thức mới, trong đó HS đóng vai trò chủ động. Các phản hồi cũng giúp GV điều khiển, hƣớng dẫn quá trình học tập của HS.
Khi sử dụng Cabri II Plus trong dạy học, sự lựa chọn các tình huống đóng vai trò quan trọng vì các tình huống phải cho phép HS đƣa ra các dự đoán khi thao tác trên các đối tƣợng cũng nhƣ phải gây ra sự ngạc nhiên cho HS đủ để HS cảm thấy cần thiết phải vận dụng các kiến thức đã biết để chứng minh nhận định dựa trên các quan sát, hay thay đổi những suy đoán cảm tính.
Môi trƣờng tƣơng tác tạo ra bởi Cabri II Plus, tích hợp trong các tình huống học tập nếu đƣợc xây dựng và tổ chức tốt sẽ nâng cao đƣợc tính tích cực và chủ động của HS. Các tình huống nhƣ vậy sẽ góp phần làm giảm thiểu một xu hƣớng sử dụng PMDH khá phổ biến hiện nay là chỉ tận dụng chủ yếu các khả năng mô phỏng của phần mềm.
Kết luận chương 1
Qua phân tích về bản chất của quá trình dạy học chúng tôi thấy PPDH là một thành tố của quá trình dạy học, vì vậy xét trên quan điểm hệ thống muốn đổi mới PPDH cần coi trọng tất cả các yếu tố còn lại. Điều căn bản của PPDH là khai thác những HĐ tiềm tàng trong mỗi nội dung dạy học để đạt đƣợc mục tiêu dạy học nên định hƣớng đổi mới PPDH hiện nay là “học tập trong hoạt động và bằng hoạt động”. Điều đó hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tâm lý của HS THPT.
Tính tích cực của HS sẽ đƣợc phát huy nếu kiến thức đƣợc trình bày dƣới dạng HĐ, phát triển và mâu thuẫn với nhau, tập trung vào những vấn đề then chốt, sử dụng phối hợp nhiều PPDH, phƣơng tiện hiện đại và hình thức dạy học. HS trở thành chủ thể, thành trung tâm, đƣợc định hƣớng để tự mình xây dựng kiến thức, chứ không phải thụ động chấp nhận những kiến thức có sẵn của SGK, hay bài giảng áp đặt của GV.
Tiếp cận khái niệm theo con đƣờng suy diễn tiết kiệm thời gian và thuận lợi cho việc HS tự học khái niệm, tuy nhiên con đƣờng này lại không khuyến khích HS phát triển những năng lực trí tuệ chung. Để phát huy tính tích cực của HS khi học tập các khái niệm đồng thời nâng cao hiệu quả dạy học, hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học đề ra, GV cần tăng cƣờng tổ chức cho HS tiếp cận khái niệm theo con đƣờng quy nạp và con đƣờng kiến thiết.
Phần mềm Cabri II Plus với tính “động”, tính trực quan, tính tƣơng tác cao và đặc biệt là tính bảo toàn thuộc tính của các đối tƣợng phụ thuộc khi dịch chuyển các đối tƣợng chứa chúng, giúp ích rất nhiều trong việc mô phỏng các tƣơng ứng hàm số, giúp HS nhanh chóng nhận ra thuộc tính bản chất của sự vật khi thay đổi các đối tƣợng. Vì vậy, sử dụng phần mềm Cabri II Plus trong dạy học khái niệm sẽ giúp HS tiếp cận khái niệm theo con đƣờng quy nạp và suy diễn mà không tốn nhiều thời gian. Hơn nữa, phần mềm Cabri II Plus có thể tạo ra một môi trƣờng học tập mới, cung cấp các phản hồi thông qua các HĐ của HS. Các phản hồi này cho phép HS có thể đánh giá các hành động của mình và từ đó có các thích ứng với môi trƣờng, nhƣ vậy tạo ra một sự tƣơng tác giữa ngƣời học và môi trƣờng. Chính điều này sẽ góp phần tạo nên các kiến thức mới của HS.
Từ thực tế dạy học lƣợng giác và sử dụng CNTT trong dạy học lƣợng giác hiện nay chúng tôi thấy cần đặt ra các câu hỏi: Chƣơng trình và SGK lƣợng giác hiện nay nhƣ thế nào? Những đặc điểm của phần mềm Cabri II Plus có thể đƣợc phát huy trong việc giảng dạy lƣợng giác nhƣ thế nào? Sử dụng phần mềm Cabri II Plus nhƣ thế nào cho hiệu quả? Những câu hỏi đó sẽ đƣợc chúng tôi nghiên cứu và giải đáp trong các chƣơng tiếp theo.
Chương 2: PHÂN TÍCH CHƢƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA THPT
NĂM 2005 PHẦN LƢỢNG GIÁC
Kết quả nghiên cứu của chƣơng 1 cho thấy tồn tại những khó khăn trong thực tế dạy học lƣợng giác và sử dụng CNTT dạy học lƣợng giác hiện nay. Vì vậy, trong chƣơng này chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu chƣơng trình và SGK để phân tích những khó khăn do cách trình bày nội dung lƣợng giác trong SGK gây nên và những khó khăn do cách tổ chức dạy học lƣợng giác. Từ sự phân tích đó chúng tôi sẽ đề xuất những giả thuyết khoa học về việc sử dụng phần mềm Cabri II Plus trong dạy học lƣợng giác. Đồng thời chúng tôi cũng nghiên cứu các vấn đề liên quan đến sử dụng Cabri II Plus trong dạy học lƣợng giác đạt hiệu quả cao nhƣ xây dựng qui trình, phƣơng án sử dụng Cabri II Plus, thời lƣợng sử dụng phần mềm và cách thiết kế các phiếu học tập.