Bảng 2.1 Nguồn phân lập nấm men sinh sắc tố carotenoid
TT Nguồn gốc Tên mẫu
1 Nguồn lá Lá dâm bụt, lá lúa LA, lá sứ, lá me, lá xương rồng, rong biển, lá phượng VT, lá huệ, lá rau muống, lá rau lang, lá lưỡi cọp, lá trắc bá diệp, rau dền, rau mồng tơi, lá xoài VT, rau càng cua, lá bạc hà, lá khoai môn, lá đu đủ, lá tre, cỏ vườn trái cây VT.
2 Nguồn hoa, vỏ quả
Hoa dâm bụt, hoa giấy, lan ngọc điểm, hoa hồng đỏ, hoa trang, hoa sứ VT, vỏ mít, vỏ dưa lê, vỏ dưa gang, mãng cầu xiêm VT, mãng cầu ta VT, vỏ cà chua, vỏ chanh dây, vỏ thơm, vỏ sầu riêng, vỏ mía bệnh đốm đỏ.
3 Nguồn đất, cát
Đất nhiễm dầu cảng VT, đất vườn táo, đất vườn nhãn, đất vườn mãng cầu, đất vườn nho, đất vườn sầu riêng LA, đất phơi bã dừa LA, đất phơi vỏ dừa khô LA, đất vườn LA, cát biển VT.
4 Nguồn nước Nước ao VT, nước sông Thị Vải, nước biển VT. 5 Nguồn rác Rác vườn trái cây, rác rau chợ VT, bã mía. 6 Nguồn thực
phẩm
Mía bệnh đốm đỏ, táo bệnh đốm đỏ, dưa hấu, xoài, vỏ tôm sắc, cá hường, sữa chua, chao, cơm phơi, dưa giá.
Theo nhiều tài liệu ghi nhận được nấm men Rhodotorula thường phân bố trên bề mặt hoa lá [21, 54], trái cây [54, 62, 75], thực phẩm [61, 115, 148], nguồn đất [78, 122] và nguồn nước [24, 91]. Trên cơ sở đó, chúng tôi chọn nguồn phân lập là các loại hoa lá, trái cây, các nguồn nước sông, biển, nguồn đất vườn trái cây, đất bị nhiễm dầu, … Các nguồn phân lập này chủ yếu được lấy tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Vũng Tàu (VT) và Long An (LA). Tổng cộng 64 mẫu có nguồn gốc được mô tả như bảng 2.1.
2.1.2 Môi trường phân lập và giữ giống 2.1.2.1 Môi trường phân lập 2.1.2.1 Môi trường phân lập
Mỗi mẫu được phân lập lần lượt trên 3 môi trường có thành phần như sau:
Môi trường YMPG (Yeast extract- Malt extract- Peptone- Glucose- agar) có thành phần gồm: cao nấm men 3 g, cao malt 3 g, pepton 5 g, glucose 10 g, thạch 15 g, nước cất 1000 ml [51].
Môi trường YPG (Yeast extract- Peptone- Glucose- agar) có thành phần gồm: cao nấm men 10 g, pepton 20 g, glucose 20 g, thạch 15 g, nước cất 1000 ml, chỉnh môi trường về pH 6,5 [51].
Môi trường PGA (Potatoes- Glucose- agar) có thành phần gồm: khoai tây 200 g, glucose 20 g, thạch 15 g, nước cất 1000 ml [51].
2.1.2.2 Môi trường giữ giống
Giống được bảo quản trên môi trường YMPG ở nhiệt độ 4oC và được cấy chuyền định kỳ sau 2 tuần để giữ giống.
2.1.3 Các thí nghiệm định danh nấm men
Từ 64 nguồn phân lập, sau khi tiến hành phân lập, chọn và giữ lại các mẫu có khuẩn lạc từ màu kem đến đỏ (sắc tố carotenoid). Căn cứ vào khóa phân loại của Kreger-van Rij (1984) [95] lần lượt tiến hành thực hiện các quan sát các đại thể, vi thể cần thiết cho công tác định danh nấm men đến giống (genus) Rhodotorula sau đó tiến hành nhiều phản ứng sinh hóa đểđịnh danh đến loài (species).
Các thí nghiệm dùng trong định danh nấm men có thành phần môi trường và thể thức nghiên cứu như trình bày ở phụ lục 5.1.3.
2.2 THU NHẬN CHẾ PHẨM SINH HỌC TỪ NẤM MEN RHODOTORULA
THEO KỸ THUẬT NUÔI CẤY BÁN RẮN
2.2.1 Khảo sát phương pháp phá vỡ thành tế bào nấm men
Thí nghiệm này phục vụ cho việc xác định hàm mục tiêu trong thí nghiệm tối ưu các chất dinh dưỡng bổ sung và điều kiện LBR nấm men Rhodotorula nên chúng tôi xin
trình bày phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật xử lý mẫu trước khi tiến hành thực nghiệm tối ưu thành phần dinh dưỡng bổ sung và điều kiện nuôi cấy.
2.2.1.1 Khảo sát dung môi trích ly và bước sóng hấp thu cực đại
Các hệ dung môi (DM) khảo sát có thành phần theo tỷ lệ thể tích như sau: - DM1 gồm acetonitril: 2-propanol: methanol = 85: 10: 5 [149]; - DM2 gồm acetonitrile: methanol: 2-propanol = 75: 17,5: 7,5 [142]; - DM3 gồm acetonitrile: 2-propanol: ethyl acetate = 40: 40: 20 [29]; - DM4 gồm acetonitrile: methanol: chloroform = 45: 45: 10 [34]; - DM5 gồm acetone: light petroleum = 75: 25 [73].
Khảo sát bước sóng cực đại của mỗi DM với chất chuẩn beta-carotene có nồng độ beta-carotene lần lượt là 10 ppm và 20 ppm. Dò bước sóng và ghi nhận giá trị bước sóng λmax (nm) tại đó dung dịch beta-carotene chuẩn có giá trị OD là cực đại.
2.2.1.2 Xác định hàm lượng beta-carotene bằng phương pháp UV-Vis
Xây dựng đường chuẩn với hệ DM3 tại bước sóng λmax = 454 nm. Từ mật độ quang OD của dung dịch màu thu được, dựa vào phương trình đường chuẩn để xác định hàm lượng beta-carotene (ppm theo CK) có trong mẫu khảo sát.
2.2.1.3 Khảo sát phương pháp phá vỡ thành tế bào nấm men
Dùng hệ DM3 chọn được ở thí nghiệm trên để khảo sát phương pháp phá vỡ tế bào theo các phương pháp sau:
− Phương pháp vật lý gồm: nghiền, siêu âm và nhiệt độ (nhiệt độ cao, lạnh đông, cấp đông, rã đông).
- Nghiền: Mẫu được nghiền với bột thủy tinh, tỷ lệ mẫu: bột thủy tinh là 1: 2 (theo Klg).
- Siêu âm: Quá trình đánh sóng siêu âm được thực hiện trên máy Vibra Cell VCX 500 với các thông số kỹ thuật vận hành máy như sau: thời gian 15 phút, nhiệt độ 4oC, thời gian tự động là 5 phút hoạt động và 10 giây nghỉ (pulse 5, pulse off 10s) và mức biên độ năng lượng (amplitude) là 50%.
- Lạnh đông: Thực hiện ở ngăn đá tủ lạnh có nhiệt độ từ -5 đến -1oC, thời gian lưu của mẫu trong tủ lạnh đông là 24 giờ.
- Cấp đông: Thực hiện trong máy cấp đông Ultra Low ở nhiệt độ -70oC, thời gian lưu của mẫu trong máy cấp đông là 12 giờ.
- Lạnh đông và rã đông: Mẫu sau khi đã lạnh đông được đánh tơi và rã đông nhiệt ở 55 ± 1oC trong bểđiều nhiệt, thời gian lưu của mẫu trong bể từ 6 ÷ 8 phút.
- Ủ: Mẫu được ủ trong bểđiều nhiệt có nhiệt độ 55 ± 1oC trong thời gian 1 giờ. − Phương pháp hóa học
Dùng dimethyl sulfoxit (DMSO) với tỉ lệ 1% (ml/g). Khi xử lý mẫu ở nhiệt độ thấp, chúng tôi đưa mẫu vào tủ mát có nhiệt độ 15 ± 1oC trong thời gian 1 giờ.
− Phương pháp vi sinh
- Tự phân: Canh trường sau LBR được ủ ở nhiệt độ 55 ± 1oC trong thời gian 24 giờđể nấm men tự phân hủy.
- Dùng chế phẩm chitinase với tỉ lệ 1% (ml/g) sau đó ủở nhiệt độ 55 ± 1oC trong thời gian 1 giờ, sau đó ủ tiếp ở 37oC trong thời gian 2 giờ.
− Phương pháp kết hợp các phương pháp vật lý, hóa học và vi sinh
Bảng 2.2 Bố trí thí nghiệm khảo sát phương pháp phá vỡ thành tế bào
Số TT Phương pháp Số TT Phương pháp
NT 1
Tự phân - Nghiền NT 12 L
ạnh đông - Rã đông - Tự phân - Nghiền - Siêu âm
NT 2 Tự phân - Nghiền - Siêu âm NT 13 Lạnh đông - Rã đông - Siêu âm
NT 3 Tự phân - Siêu âm NT 14 Cấp đông
NT 4 DMSO 1% NT 15 Cấp đông - Tự phân - Nghiền
NT 5
DMSO 1% - Tự phân - Nghiền NT 16 C
ấp đông - Tự phân - Nghiền - Siêu âm
NT 6 DMSO 1% - Tự phân - Nghiền -
Siêu âm NT 17 C
ấp đông - Rã đông - Tự phân - Nghiền
NT 7 DMSO 1% ủ ở nhiệt độ thấp - Tự
phân - Nghiền - Siêu âm NT 18
Cấp đông - Rã đông - Tự phân - Nghiền - Siêu âm
NT 8 Lạnh đông NT 19 Cấp đông - Rã đông - Siêu âm
NT 9 Lạnh đông - Tự phân - Nghiền NT 20 Chế phẩm chitinase - Ủ nhiệt
NT 10 Lạnh đông - Tự phân - Nghiền -
Siêu âm NT 21
Chế phẩm chitinase - Ủ nhiệt - Nghiền
NT 11 Lạnh đông - Rã đông - Tự phân -
Bố trí 21 nghiệm thức (NT) phá vỡ thành tế bào như mô tả trong bảng 2.2. Sau khi xử lý mẫu theo các NT đã trình bày, bổ sung vào 25 ml hỗn hợp hệ DM3, tiến hành chiết tách rồi ly tâm lạnh với tốc độ 4500 vòng/phút trong thời gian 10 phút. Thu dịch trong để xác định hàm lượng beta-carotene trong mẫu.
Đối với các mẫu phân tích bằng kỹ thuật HPLC, chúng tôi gửi mẫu đến Trung tâm phân tích sắc ký Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc Gia TP. HCM và Trung tâm Đào tạo và Phát triển sắc ký TP. HCM thực hiện.
Sau khi chọn được Rhodotorula làm nguồn giống nghiên cứu chính và phương pháp phá vỡ thành tế bào hiệu quả, chúng tôi đã tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm theo sơ đồ tóm tắt như sơđồ 2.1.
Sơđồ 2.1 Sơđồ khảo sát và thu nhận chế phẩm sinh học βCR từRhodotorula
Ngâm Gạo tấm Hồ hóa Phối trộn Bã đậu nành, dầu Dung dịch dưỡng chất Thanh trùng LBR Rhodotorula pH nước ngâm: 3 Thời gian ngâm: 12 giờ
Cấy giống (cấp 2) + Tvà đốii ều kiưu thành phện nuôi cần dinh dấy với hàm ưỡng mục tiêu là hàm lượng beta- carotene (ppm theo CK) + Khảo sát khả năng sinh tổng hợp sinh khối và các sản phẩm trao đổi chất Chế phẩm từ Rho.(βCR)
+ Phân tích thành phần dinh dưỡng + Thử nghiệm tính an toàn trên chuột + Thử nghiệm hiệu quả lên năng suất và phẩm chất trứng trên gà đẻ + Xác định quan hệ giữa carotenoid tổng và năng suất trứng Hoạt hóa Rho. sp.3 Giống cấp 1 Gia nhiệt 50oC +Khảo sát sự tự phân +Thời gian gia nhiệt
2.2.2 Thành phần môi trường cơ bản cho quá trình LBR nấm men Rhodotorula 2.2.2.1 Thành phần môi trường cơ bản
Theo công bố của Jacob (1991) [80], nấm men Rhodotorula có khả năng LBR trên nguồn cơ chất cám mì. Kết quả nghiên cứu này cho thấy Rhodotorula có khả năng sử dụng nguồn glucid có nguồn gốc tinh bột và nguồn nitơ hữu cơ trong cám mì. Do đó, với mục đích chọn nguồn cơ chất lên men rẻ tiền đồng thời phải là nguồn nguyên liệu làm thức ăn cho gà nên chúng tôi đề xuất thành phần cơ chất của môi trường cơ bản gồm các nguyên liệu gạo tấm, bã sắn và dầu.
Hình 2.1 Gạo tấm và bã đậu nành dùng trong nghiên cứu
-Gạo tấm: là cơ chất chính của quá trình LBR nấm men Rhodotorula. Chúng tôi sử dụng loại gạo tấm thứ phẩm dùng trong chăn nuôi. Gạo tấm ngâm trong nước có pH 3 (dùng HCl 0,1N điều chỉnh pH) khoảng 12 giờ. Tỷ lệ gạo tấm: nước là 1: 1,2 ÷ 1,3 (Kg/lít) để đảm bảo hạt tấm sau khi hồ hóa không nhão và ướt. Thành phần gạo tấm nguyên liệu sử dụng trong nghiên cứu xem bảng 2.3.
Bảng 2.3 Thành phần nguyên liệu sử dụng [12] Số TT Chỉ tiêu Gạo tấm (% Klg) Bã đậu nành (% Klg) 1 Chất khô (%) 86,90 86,46 2 Hàm lượng đạm tổng 6,70 42,57 3 Hàm lượng lipid 1,90 7,40 4 Dẫn xuất không đạm 72,60 24,65 5 Hàm lượng xơ thô 2,90 5,86 6 Hàm lượng tro tổng số 2,60 5,97
-Bã đậu nành: sử dụng bã đậu nành phụ phẩm của Công ty cổ phần sữa Việt Nam (viết tắt Vinamilk). Nguyên liệu thu mua ở dạng khô, có màu vàng rơm và có mùi đặc trưng của đậu nành, quy cách đóng bao 25 Kg/bao. Thành phần bã đậu nành sử dụng trong nghiên cứu xem bảng 2.3.
-Dầu: sử dụng dầu cọ thô của Công ty TNHH Thương mại Denali, Malaysia. Trên cơ sở nghiên cứu của Bensoussan L. và cộng sự (1997) [22] và Lambraki M. và cộng sự (1997) [92] khi khảo sát ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng bổ sung vào cơ chất trong LBR, chúng tôi đề xuất thành phần môi trường cơ bản (môi trường tổng hợp) ban đầu cho quá trình LBR nấm men Rhodotorula gồm cơ chất và các chất dinh dưỡng bổ sung (gồm dung dịch khoáng chất và dầu cọ thô).
Để chuẩn bị 100 Kg cơ chất chúng tôi sử dụng:
- Gạo tấm: 45 Kg
- Nước 55 ÷ 60 lít
- Bã đậu nành: 3 Kg
Sau khi hồ hóa gạo, phối trộn bã đậu nành lần lượt bổ sung vào 1% dung dịch các chất dinh dưỡng. Dung dịch các chất dinh dưỡng bổ sung có thành phần gồm NaNO3: 10g; KH2PO4: 2,5g; MgSO4.7H2O: 1,75g; saccharose: 30g; nước cất: 1000 ml. Chúng tôi bổ sung thêm 1% dầu cọ thô (ml/g) vì theo Khaled M. và cộng sự [87] các loại dầu thực vật có tác dụng làm tăng khả năng tổng hợp sắc tố và chất béo của Rhodotorula.
Phối trộn môi trường có thành phần như trên vào các khay lên men, bề dày lớp cơ chất rắn trung bình 1,5 cm. Hấp khử trùng môi trường ở nhiệt độ 121 ± 1oC, áp suất 1atm, thời gian 35 ÷ 40 phút.
2.2.2.2 Tuyển chọn chủng Rhodotorula có khả năng sinh tổng hợp beta-carotene cao trên môi trường cơ bản
Cấy cùng tỷ lệ giống và nuôi 8 nấm men Rhodotorula phân lập được trên môi trường cơ bản và nuôi theo phương pháp LBR, so sánh hàm lượng beta-carotene của các chủng Rhodotorula và chọn ra chủng có khả năng sinh tổng hợp beta-carotene cao
nhất làm nguồn giống nghiên cứu chính trong luận án.
2.2.3 Tối ưu hàm lượng các chất dinh dưỡng cần bổ sung cho quá trình sinh tổng hợp beta-carotene của Rhodotorula theo qui hoạch thực nghiệm Box-Hunter
2.2.3.1 Tìm thí nghiệm tại tâm cho bài toán tối ưu hàm lượng saccharose, nitơ, phosphor và lưu huỳnh bổ sung
Dùng phương pháp cổ điển, khảo sát sơ bộ quá trình sinh tổng hợp beta-carotene ở các hàm lượng saccharose, nitơ, phosphor và lưu huỳnh bổ sung khác nhau để chọn điểm ở tâm cho giai đoạn quy hoạch thực nghiệm quay bậc hai của Box - Hunter.
Bảng 2.4 Mức khảo sát của hàm lượng saccharose, nitơ , phosphor và lưu huỳnh để
tìm thí nghiệm tại tâm Các mức Sac. (ppm) Nitơ (ppm) Phosphor (ppm) Lưu huỳnh (ppm) Mức 1 4000 4000 1000 400 Mức 2 7000 6000 2000 700 Mức 3 10000 8000 3000 1000 Mức 4 13000 10000 4000 1300
Nuôi Rhodotorula trong môi trường cơ bản có thành phần như trình bày ở mục 2.2.2.1. Thay đổi nồng độ của yếu tố khảo sát theo từng mức biến thiên riêng, các thành phần còn lại như môi trường cơ bản. Tiến hành khảo sát lần lượt ảnh hưởng hàm lượng của saccharose, nitơ, phosphor và lưu huỳnhbổ sung đến quá trình sinh tổng hợp beta-carotene theo các mức biến thiên được trình bày như bảng 2.4.
Cố định các điều kiện ban đầu như sau: nhiệt độ nuôi cấy (nhiệt độ phòng thí nghiệm) 28 ÷ 32oC; độ ẩm tương đối của không khí 65 ÷ 75% RH; độ ẩm môi trường 60 ± 1%; pH 5,5 ± 0,05 và tỷ lệ giống trung bình 4 x 107 CFU/g MT chúng tôi tiến hành thực nghiệm khảo sát ảnh hưởng của từng yếu tố saccharose, nitơ, phosphor và lưu huỳnh bổ sung đến khả năng sinh tổng hợp beta-carotene. Từ thực nghiệm trên, xác định hàm lượng beta-carotene (ppm theo CK) trong canh trường ở ngày lên men thứ 7 để tìm ra điểm ở tâm cho bài toán qui hoạch thực nghiệm bậc 2 của Box - Hunter.
2.2.3.2 Ma trận thực nghiệm để tối ưu hàm lượng saccharose, nitơ, phosphor và lưu huỳnh cần bổ sung vào cơ chất
Tối ưu 4 yếu tố thành phần môi trường dinh dưỡng bổ sung theo phương pháp quy hoạch thực nghiệm quay bậc hai của Box-Hunter [1] với hàm mục tiêu là hàm lượng beta-carotene (ppm theo CK) do nấm men tổng hợp được ở ngày lên men thứ 7. Sau khi tìm được thí nghiệm tại tâm, phương án thí nghiệm được thiết lập theo phương pháp quy hoạch thực nghiệm quay bậc hai của Box-Hunter. Tiến hành thực hiện tối ưu bốn yếu tố hàm lượng saccharose, nitơ, phosphor và lưu huỳnh cần bổ sung vào cơ chất. Các thí nghiệm được bố trí trong bảng 2.5, với hệ số cánh tay đòn sao α = 2 và số thí nghiệm ở tâm là 7. Tổng số 31 TN: 16TN ma trận (TN: 1 ÷ 16), 8 TN quay (TN: 17 ÷ 24), 7 TN tại tâm (TN: 25 ÷ 31).
Thiết lập mô hình thí nghiệm và thí nghiệm theo mô hình như bảng 2.5 sau:
Bảng 2.5 Ma trận qui hoạch thực nghiệm 4 yếu tố theo phương án quay bậc 2