Bố trí thí nghiệm trên đàn gà

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN RHODOTORULA CÓ KHẢ N ĂNG SINH TỔNG HỢ P BETACAROTENE TRÊN MÔI TRƯỜNG BÁN RẮ N LÀM THỨC ĂN BỔ SUNG CHO GÀ ĐẺ TRỨNG (140 trang) (Trang 65)

Gà thí nghiệm được chia làm 6 lô, mỗi lô 40 con gồm 10 chuồng, mỗi chuồng 4 con. Khảo sát các chỉ tiêu năng suất trứng, khối lượng của gà thí nghiệm trước khi bắt đầu thí nghiệm. Gà ở các lô thí nghiệm được ăn thức ăn có thành phần như sau:

2.4.4.1 Lô đối chng

Gà ở lô ĐC được ăn 100% thức ăn do doanh nghiệp Mai Thuỷ phối trộn. Thành phần thức ăn phối trộn gồm thức ăn đậm đặc GD26 Star Feed, bắp vàng xay, tấm, cám gạo, vỏ sò. Tỷ lệ (%) các thành phần thay đổi theo từng giai đoạn tuổi. Kết quả tính toán năng lượng và thành phần dinh dưỡng của thức ăn từ phầm mềm Ultramix như bảng 2.12 (xem phụ lục 5.18).

Bng 2.12 Công thc thc ăn cho gà mái đẻởđối chng

La tui gà 19 ÷ 35 tun tui 36 ÷ 50 tun tui GD26 Star Feed (Kg) 35 31 Bắp (Kg) 30 30 Tấm (Kg) 20 23 Cám gạo (Kg) 8 9 Vỏ sò (Kg) 7 7 Tổng khối lượng (Kg) 100 100 Chất khô (%) 87,84 87,87 Protein thô (%) 18,19 18,00 Năng lượng ME (kCal/kg) 2 769 2 809 2.4.4.2 Lô thí nghim

Ở các lô thí nghiệm từ lô 1 đến lô 5, gà được ăn thức ăn hỗn hợp do chúng tôi xây dựng, khẩu phần đáp ứng nhu cầu 18% protein cho gà đẻ trứng nâu trong thời kỳ năng suất trứng cao. Thành phần phối trộn thức ăn gồm: bắp vàng, bã đậu nành, cám gạo, chế phẩm βCR, bột cá, bột vỏ sò, muối NaCl. Cốđịnh các thành phần cám gạo, bột cá,

muối NaCl và bột vỏ sò với tỷ lệ (%) như sau:

− Cám gạo (loại 12% đạm): 20% − Bột cá (loại 53% đạm): 5%

− NaCl: 0,5%

− Bột vỏ sò: 0,5%

Thay đổi tỷ lệ chế phẩm βCR sử dụng trong các lô 1 đến lô 5 lần lượt là 5, 10, 15, 20 và 25%. Từ tỷ lệ chế phẩm βCR sử dụng trong các lô, tiến hành tính toán thành phần cần phối trộn của bắp vàng, bã đậu nành và đề xuất thành phần thức ăn phối trộn cho gà ở các lô thí nghiệm.

Gà được nuôi trong cùng điều kiện nuôi trong chuồng (như nhiệt độ, ánh sáng). Kỹ thuật chuyển đổi thức ăn từ loại cũ sang loại mới phải từ từ, tránh thay thức ăn đột ngột. Lúc đầu, trộn ¼ thức ăn mới với ¾ loại cũ. Sau 4 ngày, thay đổi tỷ lệ là ½ mới và ½ cũ. Sau 8 ngày trộn ¾ mới với ¼ cũ [9]. Sau 2 tuần kế tiếp mới thay đổi hoàn toàn thức ăn mới. Việc thay đổi chậm này rất quan trọng giúp gia cầm tránh được bệnh tiêu chảy, hay các ảnh hưởng khác như giảm tăng trưởng, giảm sản lượng trứng và trứng sinh ra có vỏ mỏng [71]. Do đó, bắt đầu thực nghiệm khi gà được 26 tuần tuổi nhưng đến khi gà được 34, 38 và 42 tuần tuổi chúng tôi mới ghi nhận các số liệu khảo sát về năng suất và phẩm chất trứng.

Gà được theo dõi tình trạng sức khỏe hằng ngày, tiêm phòng đầy đủ. Cho gà ăn thức ăn hai lần/ngày vào 6 giờ sáng và 15 giờ 30 chiều. Lượng thức ăn dùng cho tất cả các lô là giống nhau và thay đổi tùy theo giai đoạn tuổi của gà.

2.4.5 Các ch tiêu kho sát năng sut và phm cht trng 2.4.5.1 Năng sut trng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN RHODOTORULA CÓ KHẢ N ĂNG SINH TỔNG HỢ P BETACAROTENE TRÊN MÔI TRƯỜNG BÁN RẮ N LÀM THỨC ĂN BỔ SUNG CHO GÀ ĐẺ TRỨNG (140 trang) (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)