Carr và cộng sự (1979-1980) đã phân lập được từ hạt cocoa thu được từ quá trình lên men hạt cacao tươi có sự hiện diện của Rhodotorula spp. Khi khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố nhưđộ thoáng khí, độ pH, nồng độ ethanol và nồng độ cơ chất thích hợp cho quá trình lên men cacao, Carr cho rằng trong tự nhiên có nhiều nấm men có khả năng lên men cacao, trong sốđó có Rhodotorula spp. Từ kết quả nghiên cứu này, Carr đưa ra kết luận là nấm men Rhodotorula spp. có khả năng LBR [121].
Nghiên cứu của Jacob (1991) [80] khi LBR nấm men Rhodotorula gracilis trên môi trường cơ chất là cám mì có bổ sung các nguồn dinh dưỡng khác nhau có thể tóm lược như sau: Hàm lượng lipid trong môi trường cơ bản ban đầu (gồm cám mì, mật rỉ có bổ
sung khoáng chất) là 3,5%. Sau lên men hàm lượng lipid tăng lên đến 69,8%. Sản phẩm sau LBR chứa sắc tố carotenoid, tiền vitamin B12, giàu chất béo và nhiều acid béo không bão hòa đã được dùng làm nguyên liệu bổ sung vào thức ăn chăn nuôi. Kaur B. và cộng sự (2009) [86] đã tiến hành LBR để xác định hàm lượng carotenoid do Rho. rubra MTCC 1446 tổng hợp khi nuôi cấy bề mặt trên môi trường thạch MYEBCW chứa 1,5% (w/v) agar, với MYEB (malt extract: 3 g/l, peptone: 5 g/l, yeast extract: 3 g/l, glucose: 10 g/l) được bổ sung 10% v/v nước dừa (CW: coconut water). Qua các tài liệu tổng kết được cho thấy nghiên cứu về LBR nấm men Rhodotorula trên thế giới rất ít và chủ yếu là các nghiên cứu về lên men chìm. Dưới đây, chúng tôi sơ lược qua các yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy nấm men Rhodotorula.