III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.6. NỘI DUNG 6: XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG
LÀM TĂNG NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG CỦA LIMO NI – NGHIÊN CỨU CÁC TỶ LỆ PHỐI TRỘN LIMO NI VỚI URÊ VÀ VÀ XÁC ĐỊNH NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG (DƢA CHUỘT, CẢI NGỌT)
Đơn vị thực hiện: Viện Công Nghệ Hóa Sinh ứng dụng kết hợp với Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Ninh Thuận.
Địa điểm thực hiện: Xã Hồ Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Thời gian thử nghiệm: 04/07/2013 đến 18/08/2013.
3.6.1. Xây dựng mô hình thử nghiệm
Phân đạm là một loại phân rất quan trọng trong nông nghiệp được nông dân sử dụng rộng rãi để bón cho cây trồng. Tuy nhiên phân đạm ngay sau khi bón vào đất bị các vi sinh vật trong đất phân giải làm thất thoát một lượng lớn đạm trong phân. Chỉ có một phần nhỏ đạm NH3 được cây trồng hấp thu, còn phần lớn NH3 bị thất thoát do bốc hơi vào không khí và bị nitrit hóa thành nitrit NO2–và nitrat NO3–.
Mô hình này nhằm nghiên cứu các tỷ lệ phối trộn Limo NI với urê và xác định năng suất cây trồng (dưa chuột, cải ngọt) được bón với phân urê có bao Limo NI.
80
81
82
3.6.1.1. Các điều kiện thử nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện trên 2 luống rau thuộc nhóm đất thịt pha cát chuyên canh rau, mỗi luống có diện tích 70m2, luống 1 trồng cải ngọt, luống 2 trồng dưa chuột; mỗi luống chia làm 7 ô, mỗi ô có diện tích 10m2 đánh số từ số 1 đến số 7.
Thay đổi tỷ lệ bao Limo NI/urê (%) : 0 (đối chứng), 0.2, 0.4, 0.6, 0.8, 1.0, 1.2 (7 nghiệm thức) để bón cho 7 ô trồng cải ngọt và dưa chuột như sau:
Tỷ lệ bao Limo NI/urê (%): 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 Bón cho cải ngọt và dưa chuột, ô số: 1 2 3 4 5 6 7
3
70m2 70m2.
a. Đối tượng thử nghiệm
Giống cải ngọt Tosakan (cải ngọt 2 mũi tên đỏ) Khoảng cách trồng cây: 15cm x 30cm. Mật độ: 177.400 cây/ha.
Giống dưa chuột HAPPY 14 (nhập từ Hà Lan) Khoảng cách trồng cây: 30cm x 80cm. Mật độ: 35.400 cây/ha.
b. Lượng phân bón và phương cách bón
Cây cải ngọt TT Hạng mục ĐVT Khối lƣợng Bón lót Bón thúc Đợt 1 Đợt 2
1 Phân hữu cơ Kg 100 100% - -
2 Urê có bao Limo NI (7 nghiệm thức trên)
Kg 4 30% 40% 30%
3 Superphosphat Kg 2 100% - -
4 Sulfat kali Kg 0,8 50% 30% 20%
Bón lót: Bón 100% lượng phân hữu cơ NT + 30% urê bao Limo NI + 100% superphosphat + 50% sulfat kali.
Bón thúc đợt 1: Khi hồi xanh (sau khi trồng 7 ngày) bón 40% urê bao + 30% sulfat kali.
83
Bón thúc đợt 2: Sau khi trồng 15 ngày, dùng hết lượng urê bao và sulfat kali còn lại.
Cây dưa chuột
TT Hạng mục ĐVT Khối lƣợng Bón lót Bón thúc Đợt 1 Đợt 2
1 Phân hữu cơ Kg 100 100% - -
2 Urê có bao Limo NI (7 nghiệm thức trên)
Kg 4 30% 50% 20%
3 Superphosphat Kg 0,8 100% - -
4 Sulfat kali Kg 4 20% 30% 50%
Bón lót: Bón 100% lượng phân hữu cơ + 30% urê bao Limo NI + 100% superphosphat + 20% sulfat kali.
Bón thúc đợt 1: Khi cây có 2-3 lá thật, bón 50% urê bao Limo NI + 30% sulfat kali.
Bón thúc đợt 2: Sau khi cây có hoa đến khi bắt đầu thu quả, bón 20% urê bao Limo NI + 50% sulfat kali.
c. Chăm sóc và thu hoạch
Trong thời gian khảo nghiệm, các khâu chăm sóc như phòng trừ sâu bệnh, bón phân, tưới nước…, được thực hiện như nhau ở tất cả các nghiệm thức.
Thu hoạch:
Khi thu hoạch cây cải ngọt, cắt toàn bộ cây, làm sạch, tỉa bỏ lá vàng úa, rũ sạch bụi bẩn, sau đó cân trọng lượng để xác định và so sánh năng suất sản phẩm của 7 ô trồng khảo nghiệm cây cải ngọt.
Thu hoạch dưa chuột khi các u ở quả còn nổi rõ tức là sau khi hoa cái tàn, vỏ trái có màu xanh mượt còn lớp phấn trắng. Sau đó cân trọng lượng dưa chuột thu hoạch trên mỗi ô để so sánh năng suất sản phẩm của 7 ô trồng dưa chuột.
3.6.1.2. Diễn biến thời tiết trong quá trình thí nghiệm.
Trong thời gian thí nghiệm từ tháng 6 đến cuối tháng 8 năm 2013, chủ yếu có gió Tây Nam cấp 2, cấp 3; nhiệt độ trung bình khoảng 28,6-29,3oC, chênh lệch không đáng kể; độ ẩm không khí trong tháng 8 là 78% cao hơn các tháng còn lại. Nhìn chung điều kiện thời tiết, khí hậu thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cải ngọt và dưa chuột (Bảng 6.1).
84
Bảng 6.1: Một số chỉ tiêu về thời tiết, khí hậu trong vụ Hè Thu 2013 tại Ninh Thuận.
Chỉ tiêu Tháng/năm 6/2013 7/2013 8/2013 Nhiệt độ trung bình (oC) 29,3 28,6 28,8 Nhiệt độ cao nhất (oC) 38,0 36,1 37,4 Nhiệt độ thấp nhất (oC) 24,4 23,4 24,2 Độ ẩm trung bình (%) 74,0 74,0 78,0 Tổng lượng bốc hơi nước (mm) 145,9 145,6 162,0 Tổng số giờ nắng (h) 243,0 219,0 276,0
3.6.2. Kết quả thử nghiệm
3.6.2.1. Năng suất cây cải ngọt
Ảnh hưởng của chế phẩm Limo NI đến năng suất của cây cải ngọt được trình bày trong bảng sau đây.
Bảng 6.2: Ảnh hưởng của chế phẩm Limo NI đến chiều cao và số lá trên thân cây cải ngọt.
Ngày sau gieo hạt (NSG) 15 NSG 30 NSG
Tỷ lê bao Limo NI/urê (%)
0 0,2 0,4 0,6 0,8 1,0 1,2 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1,0 1,2
Chiều cao (cm) 21,2 23,3 25,1 26,8 24,1 22,9 21,7 46,5 52,7 58,6 65,1 61,8 58,7 55,8
Số lá/cây 4,6 5,2 5,6 6,0 5,7 5,4 5,1 7,2 7,9 8,7 9,7 9,2 8,8 8,3
Nhận xét:
Ở thời điểm 15 NSG và 30 NSG chiều cao và số lá trên cây cải ngọt đạt cao nhất khi tỷ lệ bao Limo NI/urê = 0,6%.
Ở thời điểm 15 NSG và 30 NSG chiều cao của cây cải ngọt bón phân urê không bao Limo NI thấp hơn cây cải ngọt bón phân urê có bao Limo NI tỷ lệ bao 0,6% lần lượt là: 21% và 29%.
Ở thời điểm 15 NSG và 30 NSG số lá trên cây cải ngọt bón phân urê không bao Limo NI ít hơn trên cây cải ngọt bón phân urê có bao Limo NI tỷ lệ bao 0,6% lần lượt là: 23% và 26%.
85
Bảng 6.3: Ảnh hưởng của chế phẩm Limo NI đến năng suất thu hoạch của cây
cải ngọt. TT Limo NI/urê (%) /m 2 10 cây (kg) (kg/10m2) 1 0 22 0,61 10,74 a 2 0,2 22 0,79 13,51 b 3 0,4 22 0,83 14,65 c 4 0,6 22 0,87 15,79 d 5 0,8 22 0,85 14,95 de 6 1,0 22 0,83 14,09 ef 7 1,2 22 0,80 13,45 f CV = 1,05% LSD (α = 0,01) = 0,99
Trong cùng một cột những số có cùng chữ, không có sự khác biệt ý nghĩa mức độ 1% theo Least Significant Difference Test.
Nhận xét:
Ở 7 nghiệm thức của thí nghiệm, số cây cải ngọt trên 1m2 đều bằng nhau, 22 cây/m2 nhưng trọng lượng trung bình của cây cải ngọt trong mỗi nghiệm thức đều khác nhau. Các cây cải ngọt trồng trên ô số 4 được bón phân urê bao Limo NI tỷ lệ bao 0,6% có trọng lượng cao nhất 15,79 kg/10m2 còn các cây cải ngọt trồng ở ô số 1 được bón phân urê không bao Limo NI có trọng lượng thấp nhất 10,74 kh/10m2.
Năng suất thực tế (kg/10m2
) của cây cải ngọt bón phân urê bao Limo NI tỷ lệ bao 0,6% cao hơn cây cải ngọt bón phân urê không bao Limo NI 32%. (Hình 6.1)
3.6.2.2. Năng suất của cây dƣa chuột
.
Bảng 6.4: Ảnh hưởng của chế phẩm Limo NI đến năng suất thu hoạch trái dưa
chuột. TT Limo NI/urê (%) /m2 trái trên 10 cây (kg) (kg/10m2 ) 1 0 4 10,5 33,6 a 2 0,2 4 12,0 39,4 b
86 3 0,4 4 12,9 43,3 c 4 0,6 4 13,8 47,5 d 5 0,8 4 13,4 45,6 de 6 1,0 4 12,9 43,8 e 7 1,2 4 12,3 41,5 f CV = 2,25% LSD (α = 0,01) = 2,10
Trong cùng một cột những số có cùng chữ, không có sự khác biệt ý nghĩa mức độ 1% theo Least Significant Difference Test.
Nhận xét:
Ở 7 nghiệm thức của thí nghiệm số cây dưa chuột trên 1m2 đều bằng nhau, 4 cây/m2 nhưng trọng lượng trung bình của trái trên cây dưa chuột trong mỗi nghiệm thức đều khác nhau. Các cây dưa chuột trồng trên ô số 4 được bón phân urê bao Limo NI tỷ lệ bao 0,6% có trọng lượng trái cao nhất 47,5 kg/10m2 còn các cây dưa chuột trồng ở ô số 1 được bón phân urê không bao Limo NI có trọng lượng trái thấp nhất 33,6 kg/10m2.
Năng suất thực tế (kg/10m2
) của trái trên cây dưa chuột bón phân urê bao Limo NI tỷ lệ bao 0,6% cao hơn trái trên cây dưa chuột bón phân urê không bao Limo NI 29,3%. (Hình 6.2)
87
88