Kết quả thử nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu sản xuất limo ni trích từ hạt neem azadirachtin indica dùng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời nâng cao hiệu quả phân đạm và thương mại hóa sản phẩm (Trang 77)

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.5.2. Kết quả thử nghiệm

3.5.2.1. Định lƣợng nitrat trong cây cải ngọt

Trên mỗi ô trong 7 ô thử nghiệm được bón phân urê bao Limo NI với tỷ lệ Limo NI/urê khác nhau, lấy 1kg cải ngọt thu hoạch để xác định hàm lượng nitrat. Kết quả được ghi trong bảng sau đây: (Phụ lục 14)

Phân tích thống kê bằng chương trình MSTATC.

Bảng5.1: Hàm lượng c(N) và c(NO3–) trong cây cải ngọt thay đổi theo tỷ lệ bao

Limo NI/urê.

TT Limo NI/urê (%) c(N) (mg/l) c(NO3–) (mg/l)

78 2 0,2 13,9b 61,43 3 0,4 10,9c 48,18 4 0,6 7,2 d 31,73 5 0,8 9,1 d 40,25 6 1,0 11,6 e 51,54 7 1,2 14,1 f 62,38 CV = 1,43% LSD (α = 0,01) = 2,12

Trong cùng một cột những số có cùng chữ, không có sự khác biệt ý nghĩa mức độ 1% theo phép thử Least Significant Difference Test.

Nhận xét:

 Hàm lượng nitrat trong cây cải ngọt thấp nhất ở ô số 4 được bón phân urê bao Limo NI, tỷ lệ bao 0,6%.

 Hàm lượng nitrat trong cây cải ngọt ở ô số 1 được bón phân urê không bao Limo NI (đối chứng) cao hơn 2,7 lần so với cây cải ngọt ở ô số 4 được bón phân urê bao Limo NI tỷ lệ bao 0,6%. (Hình 5.1)

3.5.2.2. Định lƣợng nitrat trong trái dƣa chuột

Trên mỗi ô trong 7 ô thử nghiệm được bón phân urê bao Limo NI với tỷ lệ Limo NI/urê khác nhau, lấy 1kg trái dưa chuột thu hoạch để xác định hàm lượng nitrat. Kết quả được ghi trong bảng sau đây: (Phụ lục 15)

Bảng 5.2: Hàm lượng c(N) và c(NO3–) trong trái dưa chuột thay đổi theo tỷ lệ

bao Limo NI/urê.

TT Limo NI/urê (%) c(N) (mg/l) c(NO3–) (mg/l)

1 0 14,7 a 65,27 2 0,2 11,0b 48,53 3 0,4 7,8c 34,72 4 0,6 4,6 d 20,14 5 0,8 6,4 de 28,37 6 1,0 8,1 e 35,68 7 1,2 10,2 f 45,17

79 CV = 1,72%

LSD (α = 0,01) = 1,87

Trong cùng một cột những số có cùng chữ, không có sự khác biệt ý nghĩa mức độ 1% theo Least Significant Difference Test.

Nhận xét:

 Hàm lượng nitrat trong trái dưa chuột thấp nhất ở ô số 4 được bón phân urê bao Limo NI tỷ lệ bao 0,6%.

 Hàm lượng nitrat trong trái dưa chuột ở ô số 1, được bón phân urê không bao Limo NI (đối chứng), cao hơn 3,24 lần so với trái cây dưa chuột ở ô số 4 được bón phân urê bao Limo NI tỷ lệ bao 0,6%. (Hình 5.2)

Một phần của tài liệu nghiên cứu sản xuất limo ni trích từ hạt neem azadirachtin indica dùng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời nâng cao hiệu quả phân đạm và thương mại hóa sản phẩm (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)