III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.5.1. Xây dựng mô hình thử nghiệm
Dùng chế phẩm Limo NI bao phân đạm urê theo các tỷ lệ khác nhau và bón phân urê có bao Limo NI cho cây cải ngọt và cây dưa chuột. Đo hàm lượng nitrat do các cây này hấp thu để đánh giá tác dụng khử vi sinh vật nitrit hóa của chế phẩm Limo NI.
3.5.1.1. Các điều kiện thử nghiệm
Thử nghiệm được thực hiện trên 2 luống rau thuộc nhóm đất thịt pha cát chuyên canh rau, mỗi luống có diện tích 70m2và đươc chia làm 7 ô, mỗi ô có diện tích 10m2 đánh số từ số 1 đến số 7.
Thay đổi tỷ lệ bao Limo NI/urê (%) : 0 (đối chứng), 0.2, 0.4, 0.6, 0.8, 1.0, 1.2 (7 nghiệm thức) để bón cho 7 ô trồng cải ngọt và dưa chuột như sau:
Tỷ lệ bao Limo NI/urê (%): 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 Bón cho cải ngọt và dưa chuột, ô số: 1 2 3 4 5 6 7
a. Đối tượng thử nghiệm
Giống cải ngọt: Giống Greenboy nhập của Nhật. Khoảng cách trồng cây: 15cm x 30cm. Mật độ: 177.400 cây/ha.
Giai đoạn sinh trưởng của cây: 9 ngày sau khi gieo, cây có 4 lá thật. Thu hoạch: 30 ngày sau khi gieo.
Giống dưa chuột: Giống PC1 do Viện cây Lương thực và cây Thực phẩm lai tạo. Khoảng cáchtrồng cây: 30cm x 80cm.
Mật độ: 35.400 cây/ha.
Thu hoạch: 35-40 ngày sau khi gieo.
76 Cây cải ngọt TT Hạng mục ĐVT Khối lƣợng Bón lót Bón thúc Đợt 1 Đợt 2
1 Phân hữu cơ Kg 100 100% - -
2 Urê có bao Limo NI (7 nghiệm thức trên)
Kg 4 30% 40% 30%
3 Superphosphat Kg 2 100% - -
4 Sulfat kali Kg 0,8 50% 30% 20%
Bón lót: Bón 100% lượng phân hữu cơ sinh học + 30% urê bao Limo NI + 100% superphosphat + 50% sulfat kali.
Bón thúc đợt 1: Khi hồi xanh (sau khi trồng 7 ngày) bón 40% urê bao + 30% sulfat kali.
Bón thúc đợt 2: Sau khi trồng 15 ngày, dùng hết lượng urê bao và sulfat kali còn lại.
Cây dưa chuột
TT Hạng mục ĐVT Khối lƣợng Bón lót Bón thúc Đợt 1 Đợt 2
1 Phân hữu cơ Kg 100 100% - -
2 Urê có bao Limo NI (7 nghiệm thức trên)
Kg 4 30% 50% 20%
3 Superphosphat Kg 0,8 100% - -
4 Sulfat kali Kg 4 20% 30% 50%
Bón lót: Bón 100% lượng phân hữu cơ + 30% urê bao Limo NI + 100% superphosphat + 20% sulfat kali.
Bón thúc đợt 1: Khi cây có 2-3 lá thật, bón 50% urê bao Limo NI + 30% sulfat kali.
Bón thúc đợt 2: Sau khi cây có hoa đến khi bắt đầu thu quả, bón 20% urê bao Limo NI + 50% sulfat kali.
77
c. Chăm sóc và thu hoạch
Trong thời gian khảo nghiệm, các khâu chăm sóc như phòng trừ sâu bệnh, bón phân, tưới nước…, được thực hiện như nhau ở tất cả các nghiệm thức.
Thu hoạch:
Khi thu hoạch cây cải ngọt, cắt toàn bộ cây, làm sạch, tỉa bỏ lá vàng úa, rũ sạch bụi bẩn, sau đó cân trọng lượng để xác định và so sánh năng suất sản phẩm của 7 ô trồng khảo nghiệm cây cải ngọt.
Thu hoạch dưa chuột khi các u ở quả còn nổi rõ tức là sau khi hoa cái tàn, vỏ trái có màu xanh mượt còn lớp phấn trắng. Sau đó cân trọng lượng dưa chuột thu hoạch trên mỗi ô để so sánh năng suất sản phẩm của 7 ô trồng dưa chuột.
3.5.1.2. Định lƣợng nitrat trong cây cải ngọt và trái dƣa chuột
a. Nghiền thật nhuyễn cây cải ngọt và trái dưa chuột, ép kiệt lấy nước trong cây cải ngọt và trái dưa chuột.
b. Định lượng nitrat trong dung dịch này theo TCVN 7323-1:2004 dựa vào phản ứng của nitrat với 2,6-dimethylphenol cho ra 4-nitro-2,6-dimethylphenol có màu. Đo độ hấp thu A của sản phẩm màu sinh ra trong nước bằng quang phổ kế tử ngoại UV ở bước song 324nm và suy ra nồng độ nitrat trong mẫu thử dựa vào đường chuẩn có phương trình: (Xem 3.3.2.)
y = 1,027x
y là độ hấp thu A của nitrat trong mẫu thử.
x là nồng độ nitơ của nitrat c(N) tính bằng mg/lit.
Kết quả cũng có thể được biểu thị bằng nồng độ nitrat c(NO3–): c(N) = 4,427c(NO3–)