Tổng quan thị trường càphê Việt Nam.

Một phần của tài liệu Những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh Công ty cà phê Trung Nguyên tại Hà Nội (Trang 43)

B NLCT hiển thị

3.2.1. Tổng quan thị trường càphê Việt Nam.

Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê thứ nhì trên thế giới, chỉ sau Braxin với tổng sản lượng xuất khẩu năm 2009 đạt 1.18 triệu tấn, tương đương 1,73 tỷ USD. Việc tiêu thụ sản phẩm cà phê lại đặt cả vào thị trường nước ngoài, trong khi đó, thị trường trong nước đầy tiềm năng lại bỏ ngỏ. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê Robusta, một dạng cà phê có tiêu chuẩn thấp hơn cà phê Arabica

mà các nước châu Âu thường sử dụng. Bình quân các nước thành viên của Tổ chức cà phê Quốc tế (ICO) tiêu thụ nội địa mỗi năm lên đến 25,16% sản

lượng, trong khi Việt Nam (là thành viên của tổ chức) hiện nay mới chỉ đạt 5% sản lượng thu hoạch.

Bảng 1.3: Thị trường xuất khẩu cà phê tháng 3/2011 và 3 tháng 2011

Thị trường

T3/11 % T3/11 so với T2/11 % T3/11 so với T3/10 3T11 %3T11 so với 3T10 Lượng

(tấn) Trị giá (USD) % lượng % trị giá % lượng % trị giá Lượng (tấn) Trị giá (USD) % lượng % trị giá

Bỉ 28.092 61.626 405,71 472,5 651,52 1.071,60 58.005 119.112 286,01 474,26 Mỹ 23.403 58.269 45,72 62,51 67,21 187,20 57.072 133.149 44,02 120,61 Đức 19.172 44.047 12,43 22,45 27,98 113,25 49.249 105.707 2 55,77 Italia 14.396 31.934 51,15 70,67 94,91 210,16 42.037 84.215 93,19 179,97 Tây Ban Nha 29.102 60.217 - 356,04-294, 181,80 366,11 29.102 60.217 61,50 144,84 Hà Lan 5.838 13.235 75,53 95,49 150,02 321,36 16.338 33.736 127,01 227,41 Nhật Bản 4.947 12.941 30,77 26,56 -17,88 40,42 13.990 35.229 -16,82 34,44 Thụy Sĩ 3.691 8.270 10,64 20,13 46,06 135,61 11.428 23.673 73,52 168,22 Anh 4.737 10.510 138,64 163,2 81,01 181,69 11.374 24.801 -2,43 60,66 Singapo 2.011 4.532 -44,36 -38,07 -34,09 11,13 9.917 19.991 458,70 716,96 Hàn Quốc 3.217 6.563 44,84 47,32 16,56 65,19 9.350 17.918 23,92 69,07 Nga 2.628 5.625 -21,79 -21,53 -34,66 5,99 8.935 18.338 -9,80 36,55 Pháp 3.387 7.329 44,56 52,31 270,16 521,63 7.597 15.915 123,84 243 ấn độ 6.791 11.490 -417,48-456,39218,83 312,12 6.791 11.490 -3,01 23,55 Philippin 3.305 7.633 76,17 98,98 -40,87 1,75 6.576 14.128 50 155,34 Malaixia 2.631 6.080 89,83 110,38 -25,61 28,76 6.439 13.274 5,14 56,39 Trung Quốc 2.244 5.116 24,05 13,14 154,71 307,97 5.983 12.212 -2,70 45,38 Mehico 1.743 3.964 -28,33 -17,26 212,93 476,16 4.175 8.755 97,87 225,46 Inđônêxia 1.519 3.378 27,86 36,26 253,26 391,70 3.667 7.723 -61,65 -41,74 Nam Phi 3.495 7.362 -654,76-693,23-12,10 209,20 3.495 7.362 -24,04 26,28 Ba Lan 1.154 2.365 2,30 10,36 2,85 61,43 3.385 6.670 95,33 206,53 Bồ Đào Nha 1.245 3.044 40,68 59,96 54,08 172,27 2.991 6.572 13,17 74,05 Ôxtrâylia 1.041 2.419 32,61 39,26 -32,36 13,04 2.979 6.422 -38,77 -3,03 Thai Lan 882 1.646 251,39 157,19 189,18 291,90 2.393 4.554 68,40 123,89

Canađa 422 947 46,53 61,05 4,71 93,66 1.155 2.316 100,52 184,87 Hy Lạp 338 803 -11,75 6,92 18,60 95,85 721 1.554 -10,43 37,28 Ai cap 178 318 -33,83 -46,73 -74,93 -66,53 447 915 -88,15 -81,91 Đan Mạch168 390 700 1.200 14,29 100 357 724 5,31 63,80 Theo Tin Thương Mại

Nước ta là nước có nền văn hóa cà phê, tuy nhiên lượng cà phê sử dụng đầu người chỉ vào khoảng 0.7kg/người /năm, thấp hơn nhiều so với các nước dẫn đầu là Phần Lan (11kgs/người /năm), và so với nước cao nhất trong khu vực là Nhật Bản (3.3kgs) không đủ để tạo sự tự chủ của sản lượng tiêu dùng nội địa so với xuất khẩu; cà phê vẫn chỉ là cà phê, chúng ta vẫn chưa biết khai thác các giá trị về văn hóa, du lịch, đầu tư, tài chính, kho vận, khoa học kĩ thuật, kinh tế tri thức,…là những ngành, những lĩnh vực có liên quan mật thiết với ngành cà phê.

Mức cầu cà phê liên tục tăng từ 1,7- 2,6% từ năm 2000 đến 2010 và tiếp tục tăng trong năm nay. Trong khi các nhà kinh doanh cà phê đang lo lắng sản lượng cà phê thế giới tăng mạnh sẽ gây ảnh hưởng tới giá cả. Mức tiêu thụ cà phê làm thức uống thay chè ở Châu á đang tăng.

Thực tế, trong mấy năm qua, cả nước hầu như không có một hoạt động xúc tiến thương mại tích cực nào nhằm thúc đẩy tiêu dùng cà phê trong nước. Tuy nhiên sau sự kiện Trung Nguyên ra mắt sản phẩm G7, Đắc Lắc mở Festival cà phê Buôn Ma Thuột, tuy thực chất chỉ là một hoạt động triển lãm hơn là tính chất thương mại, nhưng cũng từ đó, mỗi năm cũng tiêu thụ được gần 10.000 tấn cà phê nhân. Cà phê cũng đã và đang trở thành thức uống ưa chuộng của nhiều người từ thị thành đến nông thôn.

Theo nghiên cứu về thói quen sử dụng cà phê, 65% người tiêu dùng có sử dụng cà phê Việt Nam uống cà phê bảy lần trong tuần, nghiêng về nam giới (59%). Riêng về cà phê hòa tan thì có 21% người tiêu dùng sử dụng cà phê

hòa tan từ 3 đến 4 lần trong tuần và hơi nghiêng về nhóm người tiêu dùng là nữ(52%)

Tỷ lệ sử dụng cà phê tại nhà (in home) và bên ngoài (Out of home) là ngang nhau 49%/50%. Thời gian uống cà phê phổ biến nhất là từ 7-8 giờ sáng. Quán cà phê tại Việt Nam có thể tìm thấy tại mọi ngóc ngách, phổ biến đa dạng, đa kiểu tạo sự thuận tiện nhất cho người uống cà phê.

Trước năm 2003 thị trường cà phê hoà tan Việt Nam còn khá nghèo nàn về chủng loại sản phẩm và ít được nhà đầu tư quan tâm , lúc đó chỉ có 2 ông lớn chiếm lĩnh thị trường là Nescafe ( Nesle) và Vinacafe. Trong đó, Nescafe là “kẻ thống trị” với thị phần chiếm gần 60% toàn thị trường. Với vị thế tuyệt đối đó của Nescafe, người tiêu dùng bị áp đặt chất lượng, khẩu vị sản phẩm vì không có nhiều lựa chọn khác. Đứng sau Nescafe khi ấy là Vinacafe với 38,45% thị phần. 5,6 % thị phần còn lại là khoảng trống dành cho các thương hiệu khác. Nhưng kể từ khi cà phê Trung Nguyên tung ra sản phẩm cà phê hoà tan G7 vào ngày 23/11/2003 thì thị trường Việt Nam kể từ lúc đó bắt đầu diễn ra sôi nổi hơn khi Trung Nguyên liên tục đưa ra các chiến lược Marketing thu hút nhiều khách hàng và chính thức tuyên bố đối đầu trực diện với Nescafe của Nestle.

Để tham gia vào cuộc chơi này nhiều thương hiệu đã quyết định đầu tư lớn như VinaCafe với một nhà máy cà phê hoà tan 20 triệu USD, với công suất 3.000 tấn/năm, Trung Nguyên thì có một dây chuyền sản xuất cà phê hoà tan G7 lên tới 10 triệu USD, công suất 2.000 tấn/năm…

3.2.2. Tổng quan năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam.

Theo số liệu Bộ NN-PTNT, diện tích cà phê của Việt Nam đạt 525.000ha chủ yếu tập trung tại các tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng và Đắc Nông, với sản lượng đạt gần 1 triệu tấn/năm, giá trị xuất khẩu năm 2008 đạt trên 2 tỷ USD.Việt

Nam đã xuất khẩu cà phê đến 88 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 2 thế giới.

Sản lượng của Việt Nam trong niên vụ 2010/2011 tăng 1,2 đạt 18,7 triệu bao nhờ thời tiết thuận lợi trong thời kỳ ra hoa và đậu trái. Niên vụ 2010/11 ở Việt Nam tính từ tháng 10/2010 đến hết tháng 9/2011. Sản lượng cà phê Việt nam giữ mức ổn định suốt 5 năm qua và giao động ở mức 17,5-19,5 triệu bao/năm. Trong đó Robusta ước đạt 18,2 triệu bao, do đó trong năm 2010/11 Việt nam tiếp tục là nước có sản lượng cà phê loại này lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, việc sản xuất và chế biến cà phê tại Việt Nam còn nhiều bất cập khiến chất lượng cà phê Việt Nam chưa cao, kéo theo giá trị xuất khẩu thấp hơn so với một số nước trên thế giới. Trong báo cáo mới đây nhất của Tổ chức Cà phê thế giới (ICO) đã chỉ ra 75% cà phê Việt Nam không đạt chuẩn CQP (Coffee Quanlity-Improbement Program). Nguyên nhân chủ yếu được chỉ ra là do thiếu kỹ năng chế biến, phát triển cà phê chưa theo quy hoạch, thiếu khả năng tiếp cận kiến thức kỹ thuật, thị trường và tài chính dẫn đến khả năng cạnh tranh của ngành bị hạn chế.

Hình 1.3:Biểu đồ sản lượng cà phê thế giới và phần đóng góp của các nước qua các năm.

Theo nghiên cứu cho thấy, cà phê liên tục đứng trong top 5 mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD/năm. Riêng năm 2011, kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt con số 2,5 tỉ USD. Tuy vậy, xét tiềm lực của ngành thì giá trị đó vẫn chưa tương xứng; nguyên nhân là do cà phê nước ta luôn bị "lép vế" trên thị trường nước ngoài. Muốn khắc phục tình trạng này, ngành phải tính đến việc sản xuất và chế biến sao cho bền vững, xây dựng được thương hiệu riêng.

Vào tháng 10/2011, vượt qua 20 tiêu chí kiểm định khắt khe của các đơn vị kiểm định quốc tế, cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên đã chính thức có mặt trong hệ thống siêu thị Cosco của Hoa Kỳ và Tập đoàn bán lẻ hàng đầu châu Á E-Mart (Hàn Quốc) . Từ đó cũng cho thấy việc kết nối trực tiếp giữa doanh nghiệp sản xuất với hệ thống siêu thị là cách làm hay để hàng Việt Nam phát triển các thương hiệu của mình ra quốc tế.

Nhiều chuyên gia nông nghiệp cho rằng, kinh nghiệm chinh phục thị trường Hoa Kỳ của cà phê hòa tan G7 là một gợi ý tốt giúp ngành cà phê Việt

Nam chuyển từ hình thức "xuất khẩu thô" sang "xuất khẩu tinh". Nếu chuyển đổi thành công, 15 năm tới, giá trị xuất khẩu càphê sẽ tăng 10 lần so với hiện nay, đạt khoảng 20 tỷ USD.

Một phần của tài liệu Những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh Công ty cà phê Trung Nguyên tại Hà Nội (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w