B NLCT hiển thị
2.5.1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
• Môi trường kinh tế.
Các yếu tố của nền kinh tế như : tốc độ tăng trưởng GDP, GNP, lãi suất, tỉ giá hối đoái, cán cân thanh toán, tỉ lệ thất nghiệp….tác động thường xuyên liên tục lên một doanh nghiệp. Nó không chỉ là những biểu hiện hiện tại mà những xu hướng của chúng trong tương lai cũng không kém phần quan trọng. Nó có thể tạo ra cơ hội hay nguy cơ cho doanh nghiệp. Do vậy, việc nắm bắt
và đánh giá đúng có tác động giúp doanh nghiệp có phản ứng đúng và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
• Môi trường chính trị và pháp luật.
Mỗi quốc gia gắn liền với một thể chế Chính trị và hệ thống Pháp luật riêng quy định các hành vi ứng xử của doanh nghiệp. Do vậy nó có thể kìm chế sự phát triển của doanh nghiệp hay thúc đẩy phát triển năng lực cạnh tranh. Vì thế, các doanh nghiệp cần phải nắm bắt tốt các quy định này cũng như các xu hướng chính trị, ngoại giao thương mại như: chính sách đầu tư, thành lập và phá sản, tiền lương công nhân, tiếp thị, các quy định về cạnh tranh…Một nền chính trị ổn định luôn tạo cơ hội cạnh tranh cho các doanh nghiệp và ngược lại, chính điều này ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư của doanh nghiệp.
• Môi trường văn hóa xã hội.
Văn hóa xã hội là yếu tố tác động nhanh và nhạy cảm tới doanh nghiệp. Bên cạnh những chuẩn mực chung của một quốc gia, dân tộc, nó còn tồn tại những chuẩn mực riêng của từng vùng miền và của nhiều tầng lớp khác nhau. Doanh nghiệp có thể dựa vào điều này để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình và tránh được các tác động không mong muốn từ thị trường. Các điểm văn hóa xã hội cần chú ý là:
- Những quan điểm về đạo đức, thẩm mỹ, nghề nghiệp, lối sống.
- Những phong tục, tập quán truyền thống.
- Các quan tâm và ưu tiên xã hội.
- Trình độ học vấn và nhận thức.
• Môi trường công nghệ.
Đây là yếu tố rất lớn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Nó có thể tạo ra các lợi thế cạnh tranh trong việc tạo ra các sản phẩm có chất lượng, chi phí thấp với nhiều tính năng vượt trội tạo điều kiện
cho doanh nghiệp thực hiện các chiến lược về chi phí hay khác biệt hóa như những lợi thế cạnh tranh. Khi doanh nghiệp không theo kịp xu thế công nghệ trong khi đối thủ cạnh tranh có khoa học công nghệ phát triển thì doanh nghiệp sẽ đi đến bờ phá sản. Vì thế doanh nghiệp không ngừng cải tiến khoa học công nghệ, nắm bắt các xu hướng công nghệ tiến tiến và xem đây như một năng lực cạnh tranh cốt lõi trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh ngiệp.
Như vậy các yếu tố môi trường vĩ mô rất rộng lớn và tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là không nhỏ. Vì vậy, doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một hệ thống thông tin bên ngoài đầy đủ và cập nhật, thông qua đó phân tích giúp cho doanh nghiệp vận dụng tốt các cơ hội bên ngoài để gia tăng khả năng cạnh tranh.