BNP (NT-proBNP) trong đánh giá chức năng tim sau NMCT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ và giá trị tiên lượng của một số dấu ấn sinh học ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp động mạch vành qua da_luận văn thạc sĩ y học (Trang 29)

Nghiên cứu của Talwar thấy NT-proBNP xét nghiệm ở thời điểm 73- 120h có giá trị tiên lượng tốt nhất WMI trong thời gian nằm viện (R2 = 39 %, p < 0,005) cũng như WMI sau 6 tuần (R2 = 15 %). Nồng độ NT-proBNP lúc 73-120h (R2 = 17,7 %, p = 0,005) cùng với tiền sử NMCT trước đó (R2 = 5,3 %, p < 0,05) là các yếu tố độc lập dự đoán kết cục không tốt (WMI ≤ 1,2 hoặc tử vong sau 6 tuần) [68].

Crilley [22] nghiên cứu trên 133 bệnh nhân NMCT cấp có đoạn ST chênh lên được điều trị tiêu sợi huyết, những bệnh nhân này được xét nghiệm BNP và siêu âm tim qua thành ngực đánh giá chỉ số vận động vùng

(WMI), chỉ số thể tích cuối tâm thu thất trái (ESVi), chỉ số thể tích cuối tâm trương thất trái (EDVi), phân số tống máu thất trái (LVEF) sau 3-7 ngày (sớm) và sau 2 tháng (muộn). Biến cố lâm sàng chính là tử vong tim mạch sau 1 năm. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 1.5. Nồng độ BNP ở các phân nhóm [22] Biến số Phân nhóm BNP sớm (pg/mL) p BNP muộn (pg/mL) p Vị trí NMCT Thành trước 453±37,8 0,026 Thành dưới 336±28,1 Tử vong sau 1 năm Tử vong 675±134,5 < 0,003 737±293 0,06 Sống 365±21,8 368±24,8

WMI sớm ≤ 1,2 Có ý nghĩa Có ý nghĩa

> 1,2

WMI muộn ≤ 1,2 Không có ý

nghĩa 558±95,7 0,049 > 1,2 349±24,7 EF sớm Không có ý nghĩa Không có ý nghĩa EF muộn Không có ý nghĩa Không có ý nghĩa Δ ESVi Tăng > 10 % p = 0,034 P = 0,001 Tăng ≤ 10 %

Δ EDVi Tăng > 10 % Không có ý nghĩa

Không có ý nghĩa Tăng ≤ 10 %

3.3.3. BNP (NT-proBNP) trong dự đoán tình trạng tắc nghẽn vi mạch sau can thiệp sau can thiệp

Nghiên cứu của Kim và cộng sự nghiên cứu trên 41 BN NMCT cấp được can thiệp ĐMV qua da thì đầu. Xét nghiệm NT-proBNP lúc nhập viện, chụp cộng hưởng từ tim có đối quang được thực hiện trong vòng 4 ngày sau can thiệp nhằm đánh giá tình trạng tắc nghẽn vi mạch. Ngưỡng cut-off tối ưu để dự đoán tình trạng tắc nghẽn vi mạch độ 3 được xác định nhờ đường cong ROC, phân tích hồi quy đa biến được thực hiện nhằm xác định các yếu tố tiên lượng tình trạng này. Kết quả cho thấy mức độ tắc nghẽn vi mạch tương

quan với phân số tống máu thất trái (r = -0,383; p = 0,013), nồng độ CK-MB đỉnh (r = 0,470; p = 0,002) và nồng độ NT-proBNP (r = 0,357; p = 0,022). Ngưỡng cut-off tối ưu của NT-proBNP lúc nhập viện là ≥ 80 pg/mL. Phân tích đa biến với 3 yếu tố trên cho thấy chỉ NT-proBNP ≥ 80 pg/mL là yếu tố tiên lượng độc lập liên quan đến tình trạng tắc nghẽn vi mạch độ 3 [39].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ và giá trị tiên lượng của một số dấu ấn sinh học ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp động mạch vành qua da_luận văn thạc sĩ y học (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w