Chương 4 BÀN LUẬN
4.1.1.4. Vị trí NMCT
NMCT thành trước là 1 yếu tố tiên lượng nặng ở BN NMCT cấp [6]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ BN bị NMCT thành trước là 56,9 % (91/160 BN). Tỷ lệ này không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với của Văn Đức Hạnh (89/166; 53,6 %) [1] (p > 0,05) nhưng cao hơn có ý nghĩa so với của Byrne (509/1237; 41,1 %) [18] (p < 0,001).
4.1.1.5. Một số yếu tố tiên lượng khác trong NMCT cấp
Tiến hành so sánh đặc điểm của một số yếu tố tiên lượng khác trong NMCT cấp với nghiên cứu của Văn Đức Hạnh cũng trên nhóm đối tượng BN NMCT cấp có đoạn ST chênh lên được điều trị can thiệp ĐMV qua da thì đầu, chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 4.1. So sánh đặc điểm của một số yếu tố tiên lượng trong NMCT cấp
Yếu tố Văn Đức Hạnh
(2010) [1] Chúng tôi Chúng tôi (2012) p Hút thuốc (n, %) 76/166 (45,8 %) 99/154 (64,3 %) p<0,001 THA (n, %) 77/166 (46,4 %) 71/154 (46,1 %) p>0,05 HATT nhập viện
(x ± sx) (mmHg)
120,6 ± 24,6 126 ± 23,1 p=0,04
Tần số tim nhập viện (x ± sx) (CK/ph)
83,0 ± 19,6 80,55 ± 17,4 p>0,05 Rối loạn nhịp tim (n, %) 22/166 (13,3 %) 42/160 (26,2 %) p=0,003
Killip ≥ II (n, %) 24/166 (14,5 %) 21/160 (13,1 %) p>0,05 Bạch cầu nhập viện
(x ± sx) (G/L)
13,2 ± 3,9 13,08 ± 4,9 p>0,05 Glucose nhập viện
(x ± sx) (mmol/L)
8,9 ± 3,1 9,11 ± 4,3 p>0,05
EF (Simpson) (x ± sx) (%) 44,5 ± 10,0 44,98 ± 8,6 p>0,05 Như vậy, tỷ lệ BN hút thuốc, bị rối loạn nhịp tim lúc nhập viện trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn có ý nghĩa thống kê so với trong nghiên cứu của Văn Đức Hạnh; HATT trung bình lúc nhập viện cũng cao hơn có ý nghĩa thống kê; không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ BN bị THA, có độ Killip ≥ II cũng như tần số tim, số lượng bạch cầu, nồng độ Glucose lúc nhập viện và phân số tống máu thất trái (EF) đo bằng phương pháp Simpson.