CRP trong tiên lượng biến cố lâm sàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ và giá trị tiên lượng của một số dấu ấn sinh học ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp động mạch vành qua da_luận văn thạc sĩ y học (Trang 25)

Trong NMCT có đoạn ST chênh lên, nồng độ CRP đạt đỉnh sau 2-4 ngày, sau đó thường giảm dần. CRP giảm nhanh hơn hoặc thấp hơn khi nhánh động mạch vành gây nhồi máu được tái thông [59]. CRP tăng là nguyên nhân hay kết quả của quá trình hoại tử cơ tim vẫn đang được tranh luận rộng rãi [45].

Các nghiên cứu đã chứng minh CRP dự đoán các biến cố lâm sàng ở bệnh nhân NMCT có đoạn ST chênh lên. Pietila nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân được dùng tiêu sợi huyết thấy đỉnh nồng độ tương quan với nguy cơ tử vong sau 6 tháng theo dõi [58]. Anzai và cộng sự thấy ở những bệnh nhân bị các biến chứng nặng sau NMCT như sốc tim, vỡ tim hay tử vong trong năm đầu có nồng độ CRP đỉnh cao hơn [13].

Nồng độ CRP lúc nhập viện tăng (đặc biệt > 2,55 mg/dL) ở những trường hợp NMCT không biến chứng (không có thiếu máu cục bộ tồn dư và chức năng thất trái bình thường) có tỷ lệ biến cố thiếu máu cục bộ (tử vong, đau thắt ngực tái phát, NMCT) cao hơn và tỷ lệ sống sót không biến cố sau 1 năm thấp hơn [70].

Biểu đồ 1.2. Tỷ lệ sống sót không biến cố theo nồng độ CRP lúc nhập viện ở BN NMCT [70]

Biểu đồ 1.3. Tỷ lệ biến cố thiếu máu cục bộ theo nồng độ CRP lúc nhập viện ở BN NMCT [70]

Dimitrijevic tiến hành định lượng CRP nhiều mẫu trên 31 BN NMCT cấp có đoạn ST chênh lên, với 3 giá trị được xác định gồm: lúc nhập viện (trong vòng 12h đầu kể từ khi khởi phát triệu chứng); giá trị cấp sớm (là giá

trị cao nhất thu được trong vòng 24-72h kể từ khi khởi phát triệu chứng) và giá trị cấp muộn (96-120h kể từ khi khởi phát triệu chứng). Kết cục chính phối hợp là bất kỳ biến cố tim mạch mới nào, bao gồm cả tử vong. Tỷ lệ biến cố cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm tăng CRP cấp sớm và tăng CRP cấp muộn. Phân tích hồi quy logistic sau khi hiệu chỉnh với các yếu tố nguy cơ đã biết, chỉ có CRP cấp sớm là yếu tố tiên lượng độc lập kết cục không mong muốn sau 1 năm [26].

Roubille và cộng sự [63] nghiên cứu trên 52 bệnh nhân NMCT có đoạn ST chênh lên được can thiệp ĐMV qua da cấp cứu có TIMI 3 sau can thiệp. Những bệnh nhân này được xét nghiệm hs-CRP, BNP và Troponin I trước và sau can thiệp, ngày 1,2,3 và 6. CRP tăng trong những ngày đầu và đạt đỉnh vào ngày 3 (4,61 mg/dL), sau đó giảm từ ngày 3 đến ngày 7. Các kết cục lâm sàng tương quan với CRP: thời gian từ khi bệnh nhân nhập viện đến lần bơm bóng đầu tiên, tuổi, nồng độ Creatinin lúc nhập viện. Các biến cố lâm sàng được ghi nhận ở 13/49 bệnh nhân (26 %), nhóm bệnh nhân này có nồng độ CRP ngày 2 cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm còn lại (p < 0,0001). So sánh với các dấu ấn sinh học khác, hs-CRP có tương quan với nồng độ BNP ngày 2 và ngày 3 (p = 0,008).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ và giá trị tiên lượng của một số dấu ấn sinh học ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp động mạch vành qua da_luận văn thạc sĩ y học (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w