Sự ảnh hưởng của các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy trên thị trường Hà Nội (Trang 25)

3.2.1.1. Môi trường nhân khẩu học.

Tính đến tháng 1/2012, dân số của toàn Thành phố Hà Nội là 6,87 triệu người. Là khu vực đông dân cư, bởi vậy nó tạo thành nhu cầu và kết cấu nhu cầu của dân cư về sản phẩm dịch vụ Ngân Hàng đa dạng, và đó là căn cứ để hình thành hệ thống phân phối của Ngân Hàng. Với cơ cấu dân số trẻ, được tiếp cận nhiều hơn với các thông tin về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, dân số có trình độ nhận thức cao sẽ tiếp nhận các dịch vụ mới của Ngân Hàng nhanh chóng hơn, đây là điểm thuận lợi cho Ngân hàng.

3.2.1.2. Môi trường kinh tế.

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm 2012 tăng 0,27% so với tháng 11 và tăng 6,81% so với tháng 12/2011. CPI bình quân năm 2012 tăng 9,21% so với bình quân năm 2011.

Trong năm 2012, tăng trưởng GDP quý sau luôn cao hơn quý trước. Trong đó, quý I tăng 4,64%, quý II tăng 4,80%, quý III tăng 5,05% và quý IV tăng 5,44%.

Lạm phát của Việt Nam năm 2012 tăng 6,81%,

Qua các chỉ số kinh tế GDP, CPI, lạm phát…có thể thấy sự ảnh hưởng của các nhân tố này đến khả năng thu nhập, chi tiêu, thanh toán của dân cư và ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng. Sự thay đổi của các yếu tố như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tiết kiệm của chính phủ sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng và tiết kiệm của dân cư và từ đó ảnh hưởng đến khả năng sử dụng dịch vụ của Ngân Hàng, khách hàng sẽ cân nhắc so sánh các yếu tố về giá cả chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ trước, trong và sau giao dịch để lựa chọn Ngân hàng.

3.2.1.3. Môi trường công nghệ.

Sự thay đổi, phát triển không ngừng của khoa học công nghệ có tác động mạnh mẽ tới hoạt động của một nền kinh tế và xã hội. Công nghệ có ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển cũng như mang lại cho Ngân Hàng nhiều cơ hội và thách thức lớn. Nắm bắt kịp thời công nghệ và ứng dụng các thành tựu đó vào các hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ giúp Ngân hàng nâng cao năng suất và tăng sức cạnh tranh. Công nghệ

mới cho phép Ngân Hàng đổi mới quy trình nghiệp vụ cách thức phân phối sản phẩm, phát triển các sản phẩm mới...giúp thu hút khách hàng và tăng thu nhập, uy tín của Ngân Hàng.

3.2.1.4. Môi trường chính trị, pháp luật.

Kinh doanh Ngân Hàng là một trong những ngành chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật và các cơ quan chức năng của chính phủ. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng BIDV – CN Cầu Giấy bị ảnh hưởng bởi chính sách pháp luật của nhà nước, chính sách của Ngân hàng Trung Ương như chính sách tiền tệ, lãi suất, tài chính, tín dụng...chẳng hạn như : Thông tư số 03/2012/TT-NHNN ngày 28/1/2013 Quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài…sự thay đổi của những chính sách này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách hàng của Ngân hàng.

3.2.1.5. Môi trường văn hóa – xã hội.

Hành vi của khách hàng và của cả đối thủ cạnh tranh của ngân hàng bị chi phối rất nhiều bởi yếu tố văn hóa, do đó nó ảnh hưởng tới nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Vấn đề tâm lý của người dân, cách nhận thức, trình độ dân trí, lối sống, thói quen... cũng ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy trên thị trường Hà Nội (Trang 25)