III- Thống kê về các chế độ trợ cấp hưu trí ở một số nước trên thế giới.
5. Một số kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện chế độ hưu trí ở một số nước trên thế giớ
nước trên thế giới
5.1. Chế độ hưu trí của Nhật Bản
Luật Hưu trí cho người lao động ra đời năm 1941, và được đổi tên là Luật Bảo hiểm hưu trí cho người lao động vào năm 1944, áp dụng đối với người lao động làm công hưởng lương. Năm 1959 Luật Bảo hiểm hưu trí quốc gia ra đời thực hiện bảo hiểm cho lao động cá thể, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Do đó, đến năm 1961 về cơ bản một chế độ hưu trí toàn dân đã được hình thành ở Nhật Bản. Năm 1985, Luật Hưu trí đã có sự thay đổi đáng kể bằng việc giới thiệu Chế độ lương hưu cơ bản. Từ đó hình thành hệ thống lương hưu với cấu trúc 2 tầng, tầng 1 là lương hưu cơ bản, tầng 2 là lương hưu được tính căn cứ theo tiền lương đóng bảo hiểm của người tham gia.
Chế độ hưu trí Nhà nước được chia ra làm hai loại hình chính là:
• Chế độ bảo hiểm hưu trí quốc gia áp dụng đối với công dân Nhật Bản tuổi từ 20 đến dưới 60 và thực hiện tự nguyện cho người dân Nhật Bản ở trong nước từ 60 đến dưới 65 tuổi, ở nước ngoài từ 20 đến dưới 65 tuổi.
• Chế độ hưu trí cho người lao động thực hiện cho người lao động dưới 65 tuổi làm việc tại các tổ chức, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương, tại các công ty, tập đoàn, trường học tư.
Đối tượng: Dân số được chia làm 3 nhóm:
• Nhóm 1: lao động cá thể, nông dân, người không có việc làm, sinh viên… tham gia chế độ hưu trí quốc gia.
• Nhóm II: lao động trong khu vực tư nhân và Nhà nước, tham gia chế độ bảo hiểm hưu trí cho người lao động.
• Nhóm 3: người ăn theo là vợ/chồng sống dựa vào thu nhập của người lao động thuộc nhóm II, tham gia chế độ hưu trí quốc gia.
Mức đóng và nguồn quỹ:
• Mức đóng của nhóm I là 13.300 yên/tháng, từ 4/2005 tăng mỗi năm 280 yên để đạt mức 16.900 yên/tháng vào năm 2017.
• Mức đóng của nhóm II là 13,934%, từ 10/2004 tăng mỗi năm 0,354% và sẽ đạt 18,30% vào năm 2017, số tiền đóng góp được chia đều, chủ sử dụng lao động đóng 50%, người lao động đóng 50%.
• Nhóm III không phải đóng phí, phí bảo hiểm của nhóm này sẽ được quỹ hưu trí cho người lao động chuyển sang quỹ hưu trí quốc gia. Nguồn quỹ hưu trí được hình thành từ đóng góp của người tham gia, người lao động, chủ sử dụng lao động và ngân sách nhà nước.
Phúc lợi:
Người tham gia theo quy định sẽ được nhận lương hưu cơ bản khi 65 tuổi với thời gian tham gia bảo hiểm từ 25 năm trở lên. Người tham gia bảo hiểm có thể nhận lương hưu sớm từ 60 đến 64 tuổi, nhưng mức lương hưu sẽ bị giảm đi bằng 0,5% nhân với số tháng nhận lương hưu sớm, ngược lại nếu nhận lương hưu muộn từ 66 đến 70 tuổi mức lương hưu sẽ tăng lên là 0,7% nhân với số tháng nhận muộn. Các chế độ trợ cấp khi tham gia bảo hiểm hưu trí gồm: lương hưu, trợ cấp thương tật và trợ cấp tuất. Với các đối tượng thuộc nhóm I và III được nhận trợ cấp lương hưu cơ bản, trợ cấp thương tật cơ bản, trợ cấp tuất cơ bản. Trợ cấp thương tật, trợ cấp tuất được tính trên cơ sở lương cơ bản và được chia làm nhiều mức. Người lao động tham gia chế độ bảo hiểm cho người lao động, sẽ được nhận trợ cấp lương hưu cơ bản và lương hưu tính trên cơ sở tiền lương đóng bảo hiểm. Từ tháng 4/2002 lương hưu cơ bản cho người có thời gian tham gia bảo hiểm 40 năm là 66.208 yên/tháng.
Hiện nay, bảo hiểm hưu trí đối với người lao động của Cộng hòa Liên bang Đức được thực hiện thông qua 3 hệ thống:
• Hệ thống bảo hiểm hưu trí bắt buộc của Nhà nước liên bang. Đây là hệ thống chủ yếu nhất, thực hiện bảo hiểm hưu trí bắt buộc đối với 80% tổng số lao động làm công ăn lương trong cả nước, gồm các cơ quan bảo hiểm hưu trí đối với công nhân (ArV) và các cơ quan bảo hiểm hưu trí đối với công chức, viên chức Đức (AV). Hệ thống này thực hiện các chế độ BHXH hưu trí sau:
- Bảo hiểm hưu trí (trả lương hưu cho người lao động tham gia hệ thống khi được hưởng)
- Bảo hiểm cho thân nhân người tham gia hệ thống khi người tham gia bảo hiểm hưu trí từ trần.
- Bảo hiểm tàn tật và thực hiện các biện pháp phục hồi sức khoẻ khi người tham gia bảo hiểm hưu trí bị tai nạn, bị tàn phế.
• Hệ thống bảo hiểm hưu trí doanh nghiệp, thực hiện bảo hiểm hưu trí đối với những người lao động làm việc trong các doanh nghiệp đó.
• Hệ thống bảo hiểm hưu trí tư nhân, thực hiện bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho mọi người lao động tự nguyện tham gia (kể cả người lao động đã tham gia hệ thống bảo hiểm hưu trí nhà nước).
Tỷ lệ đóng góp cho hệ thống bảo hiểm hưu trí bắt buộc của Nhà nước liên bang đối với người lao động và người sử dụng lao động được quy định hàng năm, phụ thuộc vào mức chi trả cụ thể (dự toán) hàng năm cho các chế độ thuộc bảo hiểm hưu trí và mức trợ cấp của ngân sách liên bang cho hệ thống (giao động xung quanh con số 30 % tổng chi hàng năm của hệ thống). Thông thường, tỷ lệ đóng góp này dao động xung quanh con số 19,5% khoản lương thực nhận hàng tháng của người lao động tham gia hệ thống, trong đó, tỷ lệ mức đóng góp giữa người lao động với người sử dụng lao động là 50/50.
Chế độ trợ cấp tuổi già ở Mỹ được triển khai cho tất cả mọi người đến tuổi về hưu theo quy định ( trước năm 1983: 65 tuổi đối với nam và nữ, còn từ năm 1983 đến nay là 67 tuổi ).
Điều kiện hưởng là phải có thâm niên công tác ít nhất là 35 năm. Nếu thâm niên chưa đủ và người lao động muốn nghỉ hưu sớm, lương hưu sẽ giảm đi. Ví dụ về hưu tuổi 62, lương hưu giảm 20%.
Mức trợ cấp gồm:
- Lương hưu cho bản thân người lao động ( lương hưu toàn phần );
- Lương hưu bổ sung nếu người lao động nam phải nuôi vợ tuổi 65 trở lên và lương bổ sung bằng 50% lương hưu;
- Nếu người vợ cũng có tiền lương hưu thì người vợ có quyền lựa chọn giữa lương hưu của mình và khỏan lương hưu bổ sung bằng 50% lương của người chồng.
Chế độ hưu trí không hạn chế người về hưu vẫn tiếp tục làm việc để kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên với mỗi đô la làm ra, lương hưu sẽ bị giảm đi ½ đến 1/3 đô la. Điều này nhằm đảm bảo sự công bằng vì theo thống kê ở Mỹ, cứ 5 người Mỹ tuổi trung niên thì có một người sống trong nghèo khổ( chiếm tỷ lệ 20 % )
Như vậy chế độ hưu trí ở Mỹ đảm bảo người về hưu có thể sống bằng lương hưu cả khi có người sống phụ thuộc, nhưng không có sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa những người đã về hưu.
5.4. Chế độ hưu trí ở Thụy Điển.
Chế độ này được xây dựng nhằm vào các mục tiêu sau: + Đảm bảo cuộc sống của người về hưu với mức tốt nhất;
+ Giảm thiểu những căng thẳng trong vấn đề lao động và việc làm; + Tôn trọng quyền tự chủ của người lao động.
Với mục đích đó, chế độ có những đặc thù sau đây:
Tuổi về hưu được hưởng trợ cấp được quy định chung là 65 tuổi đối với cả nam và nữ;
Người lao động được quyền lựa chọn thời điểm về hưu phù hợp giữa 60 và 70 tuổi;
Áp dụng chế độ trợ cấp hưu bán phần, có nghĩa là người tuổi từ 60 được làm việc bán thời gian và nhận trợ cấp bù vào thu nhập bị mất; ràng buộc là không làm việc quá ít, ít nhất cũng 17 giờ / 1 tuần; điều này cho phép tạo việc làm cho người lao động trẻ tuổi;
Có nhiều loại trợ cấp tuổi già:
Loại 1: Áp dụng cho tất cả những người đến tuổi được hưởng trợ cấp tuổi già theo luật định ( 65 tuổi ); loại trợ cấp này được căn cứ trên một mức thu nhập cơ sở do Chính phủ tính toán ấn định hàng năm nhằm khắc phục tình trạng lạm phát; tỷ lệ trợ cấp bằng 96 % mức thu nhập cơ sở. Loại trợ cấp này mang tính phổ cập, điều kiện hưởng duy nhất là đủ tuổi( tuổi sinh học).
Loại 2: áp dụng cho những người lao động có đóng góp vào quỹ BHXH: mức trợ cấp này được tính trên thu nhập bình quân 15 năm có thu nhập cao nhất; điều kiện nhận trợ cấp: có thâm niên 30 năm làm việc trở lên; nếu ít hơn thì giảm 1/30 trợ cấp cho mỗi năm còn thiếu.
Loại 3: Áp dụng cho những nguời vẫn còn gặp khó khăn sau khi nhận lương hưu, bằng 48% mức thu nhập cơ sở;
Loại 4: là một khoản gọi là phụ cấp nhà ở cho những người có khó khăn nhất. Các khoản trợ cấp hưu đều không phải chịu thuế ( khác với trợ cấp ốm đau ). Như vậy, chế độ trợ cấp tuổi già cũng tỏ ra rất ưu việt, với cách thiết kế chế độ tỉ mỉ áp dụng cho nhiều cấp độ khác nhau, đảm bảo cuộc sống dễ chịu cho người về hưu. Mỗi người lao động có thể đồng thời nhận nhiều loại trợ cấp khác nhau trong chế độ này.
=>> Kinh nghiệm đối với Việt Nam:
Qua nghiên cứu quá trình tổ chức và thực hiện hệ thống BHXH hưu trí tại các nước trên thế giới, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho VN như sau:
• Thứ nhất: Nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc quản lý quỹ hưu trí.
Trong tất cả các nước, vai trò của Nhà nước trong hệ thống hưu trí là rất quan trọng. Nhà nước với tư cách là người đề ra định hướng cho sự hoạt động của hưu trí và là một sự bảo trợ rất quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của hệ thống này, đặc biệt là bảo trợ về mặt tài chính ở các mức độ và hình thức khác nhau. Vì thế cần phải có sự chỉnh sửa trong các quy định cũng như cách quản lý quỹ hưu trí, xây dựng luật pháp về hưu trí ổn định lâu dài, tránh sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo sự bình yên của xã hội và cuộc sống của người lao động.
• Thứ hai: Xây dựng quỹ hưu trí đủ khả năng chi trả lâu dài, từ thế hệ này
sang thế khác. Hiện nay Việt Nam vẫn đang áp dụng phương pháp PAYG (pay as
you go: khoản tiền thu được hiện tại được dùng để chi trả cho chi phí hiện tại)
Phương pháp này có thể làm giảm khả năng tài chính quốc gia khi dân số già hóa nhanh và nợ lương hưu tiềm ẩn lớn, hơn nữa nó còn dẫn đến sự bất công bằng giữa các thế hệ tham gia hệ thống - thể hiện sự bất tương ứng giữa mức đóng và mức hưởng. Bởi thế, việc nghiên cứu xây dựng một hệ thống hưu trí mới là hết sức cần thiết.
• Thứ ba: Điều chỉnh độ tuổi nghỉ hưu của nữ giới. Hiện nay tại Việt Nam,
tuổi nghỉ hưu bình quân của lao động nữ mới đạt 51 tuổi, ít hơn 4 năm so với quy định, còn đối với nam giới là 55 tuổi. Từ kinh nghiệm của các nước trên, chúng ta nên xem xét điều chỉnh độ tuổi nghỉ hưu của nữ giới: thứ nhất là lao động nữ được quyền lựa chọn nghỉ hưu sớm 5 năm; hoặc tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và làm việc đến 60 tuổi như nam giới.Phụ nữ vẫn được hưởng quyền lương hưu khi đủ 55 tuổi như quy định hiện tại và công thức tính lương hưu của nữ giới dần dần được thay đổi để bình đẳng với nam giới. Thứ hai là tăng tuổi nghỉ hưu cho lao động nữ lên độ tuổi 60.
• Thứ tư: Phát triển hệ thống hưu trí tự nguyện, các quỹ hưu trí tự nguyện để tạo điều kiện cho những lao động thuộc khu vực “phi chính thức” (lao động tự do) có cuộc sống ổn định khi hết tuổi lao động.