II- Tình hình thực hiện chi trả chế độ trợ cấp hưu trí tại BHXH Hoàng Mai giai đoạn 2005 –
2. Tình hình chi trả lương hưu tại cơ quan BHXH quận Hoàng Mai.
Theo quy định của Nhà nứơc, chi BHXH là chi trả 2 chế độ ngắn hạn và dài hạn. Chi ngắn hạn là chi cho người lao động hưởng trợ cấp ốm đau , thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Chi dài hạn là chi cho đối tượng nghỉ hưởng hưu , trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp tuất.
Cơ quan BHXH quận Hoàng mai là cơ quan BHXH cấp quận huyện, là cơ quan BHXH cấp thấp nhất chịu trách nhiệm chi trả trợ cấp hưu trí cho các đối tượng hưởng. BHXH chi trả lương hưu chủ yếu thông qua ban chi trả của từng phường, mỗi phường đều thành lập một ban chi trả trong đó đồng chí Chủ tịch UBND phường là trửơng ban chi trả. Bên cạnh đó, cơ quan còn trực tiếp chi trả lương hưu cho một số đối tượng trong khoảng thời gian như: đối tượng chuyển từ nơi khác đến, đối tượng tạm trú, đối tượng mới về nghỉ hưu…
Ngay từ đầu các năm cơ quan BHXH quận đã có lịch ấn định ngay chi lương hưu hàng tháng, căn cứ theo đó BHXH có kế hoạch dự trù nguồn kinh phí tạm ứng cho các phường và cũng từ đó đảm bảo cho người lao động theo dõi được tình hình chi trả lương hưu trên địa bàn, giúp họ nhận được trợ cấp một cách đều đặn, góp phần ổn định cuộc sống cho họ. Bên cạnh đó cơ quan BHXH quận còn phối kết hợp với công an quận, công an các phường để đảm bảo an toàn tiền mặt trong các ngày chi
Ngân sách Nhà nước Quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam
Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Bảo hiểm xã hội quận, huyện Đại lý chi trả
ở phường, xã
Đối tượng hưởng trợ cấp
trả lương hưu. Từ ban chi trả của phường này, tiền lương hưu sẽ được chuyển đến cho người lao động. Bên cạnh đó hiện nay theo quy định của Nhà nước, người lao động có thể được nhận lương hưu qua the ATM thuận tiện cho người lao động, tuy nhiên vì mới đưa vào triển khai nên đối tượng tham gia lọai hình chi trả này còn hạn chế.
BẢNG 17 : BIẾN ĐỘNG SỐ TIỀN CHI LƯƠNG HƯU TẠI BHXH QUẬN HOÀNG MAI GIAI ĐOẠN 2005- 2009
Năm Số tiền chi trả
(triệu đồng )
Biến động
Lượng tăng tuyệt đối (triệu đồng) Tốc độ tăng ( % ) 2005 144.143,565 - - 2006 210.558,210 66.414,645 46,07 2007 293.986,245 83.428,035 39,62 2008 405.501,414 111.515,169 37,93 2009 438.000 32.498,586 8,01
( Nguồn : BHXH Hoàng Mai )
Từ bảng số liệu trên có thể thấy: số tiền chi trả cho chế độ trợ cấp hưu trí tăng dần lên khá nhanh từ năm 2005 đến năm 2009; từ 144.143,565 (triệu đồng) đến 438.000 ( triệu đồng ). Nhưng khi tính đến lượng tăng tuyệt đối và tốc độ tăng thì có thể thấy được sự giảm xuống vào năm 2009; vào năm 2008 thì lượng tăng tuyệt đối là 111.515,169 ( triệu đồng) và tốc độ tăng là 37,93 % nhưng vào năm 2009 thì lượng tăng tuyệt đối chỉ là 32.498,586 (triệu đồng) và tốc độ tăng chỉ có 8,01 %. Có sự biến động giảm này vì số đối tượng hưu trí mới giảm đi nên quận không bị phát sinh thêm một khoản chi trả cho chế độ trợ cấp hưu trí.
BẢNG 18 : TÌNH HÌNH CHI LƯƠNG HƯU TẠI CƠ QUAN BHXH QUẬN HOÀNG MAI ( 2005- 2009 )
Năm Chi chế độ hưu trí Tổng chi các chế độ BHXH ( đồng ) Tỷ lệ giữa chi chế độ hưu trí / tổng chi các chế độ BHXH Người Tiền ( đồng ) Người Tiền ( đồng ) Người ( % ) Tiền ( % ) 2005 14.890 144.143.565.200 42.563 160.989.400.30 0 34,98 89,54 2006 16.965 210.558.210.000 48.142 230.077.002.40 0 35,24 91,52 2007 18.151 293.986.244.800 51.763 321.653.098.20 0 35,07 91,4 2008 19.856 405.501.413.885 48.274 445.745.519.00 0 41,13 90,97 2009 24.301 438.000.000.000 46.047 453.409.000.00 0 52,77 96,6 ( Nguồn : BHXH quận Hoàng Mai )
Qua bảng số liệu trên ta có nhận xét : số đối tượng hưởng chế độ hưu trí tăng lên dẫn đến số lượng người hưởng chế độ BHXH cũng tăng lên qua các năm, từ đó thì tổng chi cho các đối tượng tham gia BHXH cũng tăng lên đáng kể, và đắc biệt là số tiền chi cho chế độ hưu trí tăng rất nhanh, chi cho chế độ trợ cấp hưu trí chiếm hầu hết trong số tiền chi các chế độ BHXH. Năm 2005 thì tỷ lệ giữa chi chế độ hưu trí so với tổng chi các chế độ BHXH chiếm 89,54 %; năm 2006 là 91,52 %; năm 2007 giảm xuống 91,4% ;năm 2008 lại giảm xuống 90,97% nhưng đến năm 2009 lại tăng lên đến 96,6 %.
Vì chế độ hưu trí là chế độ chi trả thường xuyên hàng tháng, với số tiền chi trả đồng đều và tương đối lớn so với các chế độ chi thường xuyên và các chế độ chế độ chi ngắn hạn khác nên mặc dù trên địa bàn quận Hoàng Mai, đối tượng hưởng chế độ hưu trí chỉ chiếm khoảng 1/3 đến 1/2 tổng số các đối tượng được hưởng trợ cấp BHXH nhưng số tiền dùng để chi trả cho đối tượng này rất lớn chiếm
khoảng trên 90% tổng số tiền chi trả cho tất cả các chế độ. Như vậy mới biết được vai trò quan trọng của chế độ hưu trí đối với mọi người dân trên quận Hoàng Mai. Thu, chi là 2 hoạt động không thể tách rời nhau trong việc thực hiện chế độ hưu trí. Tại cơ quan BHXH quận Hoàng Mai, đầu mỗi năm quận đều chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình công tác cho các bộ phận, chú trọng đến công tác thu và chi cho đúng đối tượng, kịp thời an toàn.
BẢNG 18 : TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC THU, CHI CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP HƯU TRÍ TẠI CƠ QUAN BHXH QUẬN HOÀNG MAI ( 2005 – 2009 ) Năm Tổng số thu được Tổng chi cho chế
độ hưu trí Tỷ lệ tổng thu/tổng chi cho chế độ hưu trí(%) 2005 60.510.348.471 144.143.565.200 42 2006 70.694.943.871 210.558.210.000 33,6 2007 96.453.168.987 293.986.244.800 33 2008 124.000.000.000 405.501.413.885 30,58 2009 180.000.000.000 438.000.000.000 41
( Nguồn: BHXH quận Hoàng Mai )
Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy được rằng tổng thu và tổng chi của chế độ hưu trí ngày càng tăng lên khá đáng kể bởi số lượng người tham gia vào chế độ hưu trí ngày càng đông, số lượng người về hưu trong quận ngày một tăng. Tổng số thu được của chế độ hưu trí tăng gần 3 lần, từ 60.510.348.471 đồng (năm 2005) đến 180 tỷ đồng ( năm 2009); tổng chi cũng tăng hơn 3 lần từ 144.143.565.200 đồng (năm 2005) đến 438 tỷ đồng (năm 2009). Ngoài ra, tỷ lệ tổng thu/tổng chi cho chế độ hưu trí có xu hướng giảm dần qua các năm, cho thấy được tổng chi có xu hướng tăng nhiều hơn so với tổng thu của chế độ hưu trí.
Từ năm 1995 quỹ BHXH nước ta hình thành và hạch toán độc lập với ngân sách nhà nước; quỹ BHXH được hình thành trên cơ sở có sự đóng góp của người lao
động và người sử dụng lao động nên hình thàn nên quỹ tài chính độc lập với NSNN nhằm đảm bảo cân bằng thu chi. Quỹ BHXH lại được chia ra thành 3 quỹ thành phần:
- Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp - Quỹ ốm đau, thai sản
- Quỹ hưu trí, tử tuất
Thực tế tại cơ quan BHXH quận Hoàng Mai cho thấy số tiền thu được hàng năm không đủ cân bằng đối với số tiền chi trả cho các đối tượng hưởng trợ cấp hưu mà vẫn cần có sự hỗ trợ của NSNN vì:
Trước năm 1995 các đối tượng này tham gia đóng góp vào quỹ BHXH nhưng lúc đó quỹ này được nhập vào NSNN. Mặt khác do đặc điểm tình hình lúc đó của đất nước , nền kinh tế hoàn toàn là tập trung bao cấp, quỹ BHXH lúc đó do nhà nước đài thọ. Người lao động và chủ sử dụng lao động chỉ phải đóng góp một phần rất nhỏ cho quỹ này nên quỹ này được nhập vào NSNN. Khi Chính phủ có quyết định thành lập cơ quan BHXH Việt Nam, hạch toán độc lập, quỹ BHXH tách khỏi NSNN thì những người lao động tham gia BHXH có thời gian đóng góp cho quỹ BHXH nằm trong NSNN khi về nghỉ hưu trước ngày 1 tháng 1 năm 1995 có tiền trợ cấp hưu do NSNN đảm bảo. Bên cạnh đó, các đối tượng hưởng BHXH sau ngày 1 tháng 1 năm 1995 nhưng có thời gian đóng BHXH trước ngày 1 tháng 1 năm 1995 nay chuyển sang cho cơ quan BHXH Việt Nam quản lý nhưng phần đóng phí cho NSNN trước kia không được chuyển qua quỹ BHXH. Do đó, trong vấn đề chi trả trợ cấp hưu trí hàng tháng cho người lao động về hưu , vẫn còn cấn có sự trợ giúp của NSNN trong thời gian dài.
BẢNG 19 : CHI TIẾT TÌNH HÌNH CHI TRẢ TRỢ CẤP HƯU TRÍ TẠI CƠ QUAN BHXH QUẬN HOÀNG MAI ( 2005- 2009 )
Năm Tổng chi ( tỷ đồng) Tỷ trọng ( % ) NSNN Quỹ BHXH Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
(tỷ đồng) so với tổng chi ( % ) (tỷ đồng) so với tổng chi ( % ) 2005 144,1 100 90,5 62,8 53,6 37,2 2006 210,6 100 122,2 58 88,4 42 2007 293,9 100 160,2 54,5 133,7 45,5 2008 405,5 100 212,482 52,4 193,018 47,6 2009 438 100 226,6 51,7 211,4 48,3
( Nguồn : BHXH quận Hoàng Mai )
Năm 2005 với tổng chi là 144,1 tỷ đồng thì chi từ NSNN chiếm 62,8%, chi từ quỹ BHXH chiếm 37,2 %. Qua các năm thì chi từ NSNN giảm dần từ 62,8% ( Năm 2005); 58 % (năm 2006); 54,5 % (năm 2007); 52,4 % (năm 2008); 51,7 % (năm 2009) nhưng tỷ trọng khoản chi từ NSNN so với tổng chi luôn trên 50%. Còn tỷ trọng khoản chi từ quỹ BHXH so với tổng chi tăng dần lên, từ 37,2 % (năm 2005) đến 48,3 % (năm 2009).
Từ số liệu trên có thể thấy số tiền trợ cấp cho chế độ hưu trí tại quận Hoàng Mai nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung vẫn còn ở mức cao, tuy nhiên tỷ lệ này ngày càng sẽ giảm và dần dần đến một lúc nào đó quỹ BHXH sẽ thực sự hoạt động thu chi một cách độc lập. Lúc đó một vấn đề mới sẽ đặt ra khi tuổi thọ trung bình của người dân ngày càng tăng, mức sống ngày càng cao hơn, dân số Việt nam đang có xu hướng già đi, nếu tỷ lệ đóng góp vào quỹ không tăng hay có một biện pháp khác khắc phục thì tình hình thu chi của quỹ BHXH Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn.